Sự khác biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt là gì? | Huggies
Ra máu trước kỳ kinh là hiện tượng không quá xa lạ ở mỗi người phụ nữ. Hiện tượng này là báo hiệu sự thay đổi hoặc rối loạn bên trong cơ thể mà người phụ nữ nên lưu ý. Ở mỗi người ra máu trước kỳ kinh có thể là báo hiệu của rối loạn nội tiết tố, dấu hiệu mang thai hoặc sẩy thai,… Vậy làm sao để phân biệt được ra máu trước kỳ kinh 10 ngày, 1 tuần là do nguyên nhân gì, có đáng lo ngại không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Huggies.
>> Tham khảo:
Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết
Máu báo thai là gì: Cách phân biệt và câu hỏi thường gặp
Ra máu cục khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý
Hiện tượng ra máu trước kỳ kinh là gì?
Máu báo là hiện tượng chảy máu âm đạo thành vệt xảy ra trước kỳ kinh. Ra máu báo xuất hiện phổ biến giữa chu kỳ kinh nguyệt. Có nhiều lý do gây ra máu báo nhưng lý do hay gặp nhất là do sự thay đổi nội tiết tố. Máu báo thai xuất hiện khi phôi thai hình thành trên niêm mạc tử cung.
Nguyên nhân ra máu báo trước kỳ kinh
Ra máu trước kỳ kinh có nguy hiểm không? (Nguồn: Sưu tầm)
Mục lục bài viết
1. Rối loạn nội tiết tố gây máu báo trước kỳ kinh
Điều này là bình thường đối với một số phụ nữ đã có kinh nghiệm có máu báo mỗi tháng cùng một lúc rụng trứng
Rối loạn nội tiết tố, cơ thể liên tục căng thẳng: Điều này có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ thể và máu báo là một trong những triệu chứng mơ hồ nhưng rất thực tế của sự mất cân bằng cơ thể.
Có thể làm xảy ra hiện tượng chảy máu khi ngừng sử dụng một số hình thức tránh thai như thuốc tránh thai, vòng tránh thai, miếng đặt tránh thai và cách điều trị nội tiết tố.
Sự mất cân bằng nội tiết tố chung do tuyến giáp hoặc buồng trứng có vấn đề, cũng như bệnh tiểu đường.
2. Dấu hiệu có thai và máu báo sự biến động trong quá trình mang thai
Dấu hiệu có thai hay còn gọi là máu báo thai: Trong thời kỳ mang thai sớm tự nhiên hoặc do cấy phôi thành công, các mạch máu ở cổ tử cung bị căng, giao hợp làm cho nó bị kích thích và chảy máu.
Máu báo có thể xảy ra rất sớm trong thai kỳ, trước khi một người phụ nữ nhận ra mình mang thai.
>> Tham khảo:
3. Ra máu trước kỳ kinh 10 ngày do bệnh lý hoặc thuốc
Do tác dụng phụ thuốc: Máu báo thường xuất hiện ở những phụ nữ đang dùng thuốc chống trầm cảm và thuốc chống viêm. Dùng một số loại thuốc làm loãng máu cũng gây ra hiện tượng ra máu âm đạo trước kỳ kinh.
Nhiễm trùng âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung.
Máu báo là do hiện tượng nghiêm trọng hơn như ung thư tử cung, buồng trứng hoặc cổ tử cung; lạc nội mạc tử , polyp, u xơ tử cung hoặc bị tổn thương Trường hợp này hiếm gặp hơn.
Sau khi làm kiểm tra âm đạo ví dụ như xét nghiệm Pap smear.
Ra máu khi mang thai mẹ bầu cần hết sức lưu ý (Nguồn: Sưu tầm)
Kinh nghiệm ra máu báo thai
Máu báo có thể xảy ra một tuần hoặc thậm chí một vài ngày trước kỳ kinh. Khi điều này xảy ra đối với người phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai, có nhiều khả năng rằng đó là do sự chảy máu báo chứ không phải là máu kinh. Nhiều phụ nữ giải thích máu báo như một sự xuất hiện sớm kỳ kinh nguyệt và không nghĩ là mình có thai.
Máu báo khác với máu kinh nguyệt vì nó chảy máu ít hơn. Thông thường, chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng hoặc nâu là dấu hiệu đó là máu báo thai. Nó không tăng lên nhiều về lượng và không xuất hiện các cục máu đông. Khi có máu báo người phụ nữ không cảm thấy đau lưng hoặc co thắt tử cung.
Máu báo thai có khi nào? Thường máu báo thai sẽ xuất hiện khoảng 11-12 ngày sau khi thụ thai. Theo WebMD, việc ra máu trong thai kỳ là vấn đề thường gặp, không đáng lo, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Khoảng 20% phụ nữ gặp tình trạng này trong 12 tuần đầu của thai kỳ.
Tuy nhiên, trong 4-5 ngày tiếp theo, máu báo có thể có cục máu đông, có hiện tượng co thắt tử cung và tăng về lượng trước khi nó giảm đi và dừng lại hoàn toàn. Nó xuất hiện thỉnh thoảng, rải rác và thường hết sau một hoặc hai ngày.
Tham khảo:
Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết nhất
Nhìn bụng biết có thai như thế nào?
Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Mặc dù có thể rất dễ nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt, nhưng về cơ bản, máu báo thai và máu kinh nguyệt chủ yếu khác nhau về lượng và bạn có thể phân biệt như sau:
Máu báo thai
Dấu hiệu nhận biết: Khi có thai, người phụ nữ cũng nhận được những tín hiệu đặc trưng của cơ thể như: thèm ăn, thèm ngủ, đau tức ngực, chậm kinh… Một số người có cơ địa đặc biệt lại có máu xuất hiện. Máu báo có thể được thấy rõ hơn khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi giao hợp hoặc tập thể dục.
Số lượng: khá ít, chỉ chảy ra vài giọt dính ở đáy quần lót của chị em.
Màu sắc: Xuất hiện theo giọt, không nhiều về lượng như máu kinh nguyệt. Máu báo thai không có dịch nhầy , xuất hiện khi thai nhi được 3-4 tuần tuổi. Máu báo thai có màu phớt hồng hoặc nâu đỏ.
Triệu chứng đi kèm: Nếu thấy máu có màu đỏ tươi kèm hiện tượng đau bụng, sốt cao thì hãy đến phòng khám kiểm tra ngay. Đây có thể là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung , sảy thai hay chết lưu…
>> Tham khảo: [Chi tiết] Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Máu báo thai thường có màu hồng hoặc nâu (Nguồn: sưu tầm)
Máu kinh nguyệt
Dấu hiệu nhận biết: Đau bụng, đau đầu mệt mỏi là những hiện tượng khá phổ biến. Ngoài ra, một số phụ nữ lại bị rong kinh, rong huyết trước kỳ kinh 1-2 ngày.
Số lượng: thường ra nhiều và ồ ạt trong 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, ra ít ở những ngày cuối của chu kỳ.
Màu sắc: Máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ sậm, nhầy và có thể xuất hiện những mẩu vụn nhỏ của niêm mạc tử cung. Máu kinh nguyệt xuất hiện ồ ạt 3-5 ngày, sau đó ít dần và hết.
Phân biệt máu báo và máu sảy thai / dọa sảy thai
Phân biệt máu sảy thai và dọa sảy thai (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu chảy máu âm đạo trở nên nặng hơn, có cục máu đông hoặc có sự thay đổi trong màu sắc của máu thì đây là không còn là máu báo. Đau lưng, co thắt tử cung và đau bụng dưới là dấu hiệu của sảy thai. Đối với một số phụ nữ điều này có thể là dấu hiệu đầu tiên mang thai.
Kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng ngay cả khi bạn không quá quan tâm đến bản thân mình. Siêu âm để thấy có một phôi thai và tim thai. Có thể thấy được qua siêu âm từ tuần 5 – 6 của thai kỳ.
Nếu xảy ra sảy thai, vẫn có một số sản phẩm thụ thai trong tử cung có thể gây nên nhiễm trùng và chảy máu liên tục. Nhiều phụ nữ cần phải đi nạo thai nếu họ bị “sẩy thai không hoàn toàn”.
Phụ nữ có nhóm máu Rh âm có thể cần phải tiêm kháng thể AntiD để ngăn chặn sảy thai trong lần mang thai tiếp theo.
Câu hỏi thường gặp về ra máu trước kỳ kinh và lời khuyên
Nhưng trước đó tôi chưa bao giờ có máu báo!
Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, máu báo có thể tạo ra sự nhầm lẫn và lo lắng. Sự xuất hiện của máu báo làm bạn quan tâm, lo lắng. Quan trọng là máu báo không nên bị bỏ qua mà phải được kiểm tra bởi bác sĩ hoặc chuyên gia về chăm sóc sức khỏe. Việc xét nghiệm là rất quan trọng để có thể xác định chắc chắn.
Bạn có thể nhầm lẫn về nguyên nhân gây ra máu báo. Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây tiểu ra máu và điều này có thể là nguyên nhân máu xuất hiện trên giấy vệ sinh. Ở những phụ nữ có bệnh trĩ hay chảy máu có nguồn gốc từ ruột hoặc trực tràng cũng có thể gây chảy máu bên trong và bên ngoài. Sử dụng băng vệ sinh để giúp bạn chắc chắn máu chảy từ âm đạo. Một kiểm tra y tế cũng sẽ giúp bạn xác định nguồn gốc của máu.
Làm thế nào biết là máu báo xuất hiện trước kỳ kinh?
Người ta ước tính có khoảng 25-30% phụ nữ mang thai sẽ có máu báo thai hoặc chảy máu âm đạo ở đầu thai kỳ của họ. Đôi khi điều này là do sẩy thai. Trong giai đoạn đầu của máu báo, chờ đợi và tiếp cận là khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Một số phụ nữ sẽ bị sẩy thai tự phát còn những người khác thì không.
Tỷ lệ sẩy thai là một trong bốn người mang thai, thực tế là ba trong số bốn lần mang thai sẽ dẫn đến sự ra đời của một em bé sống và khỏe mạnh.
Tùy thuộc vào chu kỳ của từng phụ nữ, các thay đổi nội tiết trong cơ thể, máu báo sẽ xuất hiện.
Khi nào tôi nên có một xét nghiệm thai?
Tùy thuộc vào chu kỳ của từng phụ nữ, các thay đổi nội tiết trong cơ thể, máu báo sẽ xuất hiện.
Các khuyến nghị chung là chờ đợi cho đến khi bạn qua thời kỳ kinh nguyệt để đảm bảo chính xác. Hàm lượng nội tiết tố được phát hiện trong các xét nghiệm thai bằng nước tiểu và máu, hCG, là cao nhất trong nước tiểu đầu tiên được lấy vào buổi sáng.
Tính chính xác của thử thai tại nhà hiện tại là rất cao, vì vậy bạn có thể không cần phải đợi cho đến buổi sáng nếu bạn không thể chờ được nữa. Nhưng lưu ý rằng sự kết hợp của việc vừa thụ thai và nước tiểu rất loãng có thể cho kết quả âm tính giả và bạn cần phải lặp lại các thử nghiệm khi kết quả là âm tính.
Kết quả âm tính cũng có thể do không sử dụng các bộ kiểm tra một cách chính xác: quá lâu hoặc không đủ thời gian khi xem kết quả xét nghiệm. Nó cũng có thể có nghĩa là bạn không mang thai. Nếu bạn vẫn cảm thấy mình có thể mang thai thì sau một tuần bạn có thể làm xét nghiệm thử thai khác.
Có thể có một kết quả mang thai âm tính giả nhưng không phải là dương tính giả. Các xét nghiệm thử thai có thể phát hiện được hCG hiện diện, ngay cả với nồng độ nhỏ.
Tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai
Ra máu trước kỳ kinh nên làm gì?
Ra máu trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu rối loạn thông thường hoặc nghiêm trọng. Vì thế, để đảm bảo được sức khỏe và có hành động kịp lời, lời khuyên cho bạn là đừng chủ quan mà hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên môn từ các bác sĩ. Một vài gợi ý bạn có thể đến tham vấn ý kiến:
Bác sĩ nội chuyên khoa.
Trung tâm y tế cộng đồng.
Các bệnh viện địa phương.
Nếu máu báo của bạn có liên quan đến nội tiết tố tránh thai, bạn phải đến tư vấn tại chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã tư vấn phương pháp đó cho bạn.
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Mang thai hoặc tìm hiểu Sự phát triển thai nhi theo tuần
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/baby/guide/bleeding-during-pregnancy
https://www.healthline.com/health/womens-health/spotting-before-periods