Sự khác biệt (so sánh) địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

Tìm hiểu về vùng núi Đông Bắc? Tìm hiểu về vùng núi Tây Bắc? Sự giống nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? Sự khác biệt về địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? Những điều thú vị về vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

    Do lãnh thổ đất nước ta là một dải đất kéo dài nên nước ta có địa hình và khí hậu vô cùng đa dạng, mỗi một vùng thể hiện một đặc điểm riêng biệt. Nhìn về phía bắc với đặc điểm nổi bật là đồi núi và đồng bằng nhưng điểm làm lên vẻ đẹp hùng vĩ của tự nhiên chúng ta phải nhắc đến hai vùng núi Đông bắc và Tây Bắc. Vậy hai vùng núi này có sự khác nhau như thế nào thì sau đây tại bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu và so sánh hai vùng núi này.

    1. Tìm hiểu về vùng núi Đông Bắc:

    Địa hình

    Vùng núi Đông Bắc gồm chín tỉnh: Hà Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

    Vùng núi Đông Bắc có vị trí nằm ở phía Đông của thung lũng sông Hồng, có bốn cánh cung núi lớn chụm lại ở dãy Tam Đảo là Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều sau đó mở ra về phía Bắc và phía Đông. 

    Vùng núi Đông Bắc có địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Các dãy núi có hướng vòng cung theo các thung lũng sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Chảy… thấp dần từ phía Tây Bắc xuống đến Đông Nam. Khu vực giáp biên giới Việt Trung thuộc tỉnh Hà Giang, Cao Bằng có các đỉnh núi cao trên 2000m. Và khu vực trung tâm Đông Bắc lại là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m. Cụ thể:

    – Phía Tây Nam, tính từ Phọ Thọ, đến nam Tuyên Quang và Yên Bái cuối cùng là Thái Nguyên đến Bắc Giang, địa hình thấp dần theo hướng về phía đồng bằng. Nên vùng này được gọi là “vùng trung du”. Độ cao của vùng trung du này là 100-500m, và có vùng đồng bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi. 

    – Phía Bắc giáp biên giới Việt-Trung là các cao nguyên, lần lượt từ tây sang đông bao gồm các cao nguyên như Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn. Độ cao trung bình của các cao nguyên là từ 1000 – 1200m, riêng cao nguyên Đồng Văn cao 1600m. Các sông suối chảy qua cao nguyên đã tạo ra nhiều hẻm núi dài và sâu.

    – Phía Đông, tính từ trung lưu con sông Gâm đổ ra biển, địa hình thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông. Núi thậm chí nhô lên cả trên biển, tạo ra cảnh quan Vịnh Hạ Long nổi tiếng.

    Khí hậu

    Vùng núi Đông Bắc thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do địa hình cao, nhiều dãy núi hình cánh cung nên mùa Đông có gió Đông Bắc mạnh, gây ra không khí lạnh. Thậm chí, ở một số vùng như Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng nhiệt độ mùa đông có thể xuống dưới 0 độ C, có thể có tuyết và rét đậm rét hại. Mùa hè, khí hậu lại khá mát mẻ. 

    Thiên nhiên

    Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc đặc trưng bởi những ruộng bậc thang và núi đá hùng vĩ và thơ mộng kết hợp với nhiều thung lũng, thác nước cao tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh vùng núi Đông Bắc phát triển du lịch.

    Vùng núi Đông Bắc còn nổi tiếng với hệ thống núi, đồi, sông ngòi, hang động, khu bảo tồn thiên nhiên, suối nước nóng. Một số địa điểm nổi tiếng có thể kể đến như: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Thác Bản Giốc, Hồ Ba Bể… Đặc biệt là danh lam Vịnh Hạ Long nổi tiếng đặc UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

    Văn hóa

    Vùng núi Đông Bắc nổi tiếng với các văn hóa dân gian như các lễ hội, làng nghề, các thủ tục truyền thống… điều này thể hiện ngay từ phong cách sống của người dân Đông Bắc, từ cách sinh hoạt, ăn mặc của họ. Mỗi dân tộc của vùng núi Đông Bắc lại có những văn hóa riêng, thể hiện nét độc đáo của họ, có những di sản gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự phát triển của Đảng và cách mạng chống Pháp. Đặc biệt là mảnh đất Việt Bắc – cái nôi của cách mạng Việt Nam. 

    2. Tìm hiểu về vùng núi Tây Bắc

    Địa hình

    Vùng núi Tây Bắc bao gồm bốn tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

    Vùng núi Tây Bắc có vị trí địa lý nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Đây là nơi có địa hình cao nhất nước ta với ba dải địa hình chạy cùng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, có giới hạn từ vùng biên giới Việt Trung tới khủy sông Đà, có đỉnh Phanxipang hùng vĩ cao hơn 3143m. Vùng núi Tây Bắc nổi tiếng với dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ – được xem là nóc nhà của Đông Dương, bên cạnh các dãy núi cao là những vùng đồi núi thấp thuộc lưu vực sông Đà. 

    Một điều đặc biệt ở mảnh đất Tây Bắc là những cao nguyên đá vôi kéo dài từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, còn tạo ra các cao nguyên nhỏ và các lòng chảo gọi là các thung lũng như Thung lũng Điện Biên, thung lũng Mường Thanh, thung lũng Nghĩa Lộ.

    Khí hậu

    Với những nét đặc biệt về địa hình, vùng núi Tây Bắc có những khác biệt rõ rệt về khí hậu, sự khác nhau khí hậu không được biểu hiện theo chiều ngang mà được thể hiện theo chiều thẳng đứng và dãy Hoàng Liên Sơn đóng vai trò của một bức tường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng Đông Bắc – Tây Nam). Vì vậy, dù địa hình cao nhưng khí hậu của vùng núi Tây Bắc ấm hơn vùng núi Đông Bắc tầm 2-3 độ C. 

    Khí hậu ở các vùng miền núi là khí hậu ẩm với chế độ nhiệt – ẩm,  sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.

    3. Sự giống nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

    Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là đều nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Hai tiểu vùng này đều tập trung nhiều dãy núi cao trên 2000m ở phía Tây Bắc (hoặc phía Bắc) lãnh thổ, khu vực biên giới với Trung Quốc.

    Ví dụ: Tây Bắc có dãy Pu Đen Đinh, dãy Hoàng Liên Sơn, một số đỉnh núi Pu Si Lung (3076m), đèo Mây (3096m); Đông Bắc có núi Kiều Liêu Ti (2402m), Tây Côn Lĩnh (2419m), Pu Tha Ca (2274m)…. Vùng phía Nam hướng ra biển có địa hình thấp hơn (chủ yếu dưới 1000 m).

    4. Sự khác biệt về địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

    Đặc điểm Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc Phạm vi

    Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh.

    Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

    Hướng núi

    Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

    Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã

    Độ cao

    Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy.

    Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam

    Các bộ phận địa hình

    – Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

    – Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy.

    – Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.

    – Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m

    – Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m.

    – Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

    – Có 3 mạch núi chính:

    + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn

    + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào.

    + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,…

    – Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa.

    – Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,…

    – Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

    Hình thái

    Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng

    Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

    5. Những điều thú vị về văn hóa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

    Nếu người Kinh có Lễ Tình Nhân – Valentine – thì những người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc lại thường trao nhau lời hứa hẹn trăm năm vào Chợ Tình. Đây là hoạt động truyền thống nổi tiếng vào mùa xuân, khi người người nhà nhà háo hức mua sắm quần áo mời, buôn bán, mua sắm, dạo phố và nói chuyện yêu đương vào lúc đất trời đương độ đẹp nhất. Ở Sapa, du khách có thể tham gia chợ tình vào thứ Bảy hàng tuần, thường diễn ra tại Nhà Thờ Đá gần Quảng Trường Trung Tâm.

    Trang phục truyền thống là nét đẹp văn hoá được nhiều du khách yêu thích khi vi vu Tây Bắc. Đừng nghĩ rằng phải quần là áo lượt, phục sức sặc sỡ thì mới “ra chất” đồng bào. Trên thực tế, trang phục của người dân Tây Bắc rất đa dạng về mẫu mã và thiết kế, sắc màu lẫn chất liệu. Nếu người H’Mông yêu thích màu đỏ, xanh, vàng, tím cùng hoạ tiết dệt tay tỉ mỉ thì người Tày lại cực kỳ tối giản cùng sắc đen và kiềng bạc. Người Dao Đỏ lại “hớp hồn” du khách bằng thiết kế đầy cảm hứng từ đất, trời, chim muông. 

    Người Si La sử dùng mũ (nón) làm dấu hiệu để phân biệt tình trạng hôn nhân của phụ nữ; đã kết hôn thì đội mũ đen, còn độc thân thì chọn mũ trắng. 

    Đồng bào Dao tin rằng vạn vật trên đời đều sở hữu linh hồn; họ thường dùng mặt nạ thần linh, quỷ dữ trong dịp lễ hội để đánh đuổi năng lượng tà ma. 

    Người Nùng Dín cho rằng “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Vậy nên họ thường vấn khăn thành hình múi trên đầu giống như sừng trâu, một phần tạo nên nét độc đáo cho trang phục dân tộc, một phần cầu nguyện cho mùa màng bội thu.