Sự khác nhau giữa hai phương thức hòa giải và thương lượng – Tư vấn pháp luật trực tuyến

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục và tìm phương án giải quyết tranh chấp

vậy giữa thương lượng và hòa giải có sự khác nhau như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau:

Thứ nhất: Chủ thể:

Thương lượng là thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp.

Hòa giải là thỏa thuận giữa các bên và hòa giải viên trong tranh chấp.

Thứ hai: Tính bí mật:

Thương lượng: Đảm bảo tính bí mật tuyệt đối.

Hòa giải: Đảm bảo tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án.

Thứ ba: Đặc điểm:

Thương lượng: Các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp trên tinh thần tự nguyện, thiện chí.

Hòa giải: Có sự xuất hiện của người trung gian đóng vai hỗ trợ để tìm phương án giải quyết tranh chấp

Thứ tư: Kinh phí

Thương lượng: ít tốn kém kinh phí.

Hòa giải: tốn kém kinh phí hơn.

Thứ năm: Khả năng thành công

– Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

Thứ sáu: Khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp

Thương lượng: do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau.

Hòa giải: có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp

Thứ bảy: Ưu điểm:

Thương lượng: Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.

Hòa giải: Có khả năng thành công cao hơn

Cuối cùng: Nhược điểm:

Thương lượng: Không có sự ràng buộc, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên

Hòa giải: Tốn kém chi phí, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên

Trên đây là nội dung tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai phương thức hòa giải và thương lượng trong hoạt động kinh doanh thương mại . Văn phòng Luật sư Thủ Đô chuyên tư vấn các vấn đề pháp lý về Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Dân sự, Hình sự… Hãy gọi cho Văn phòng Luật sư Thủ Đô theo hotline: 1900 6197 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn!