Sự khác nhau giữa nghiên cứu marketing và quản trị marketing
Mục lục bài viết
Khái niệm marketing
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về marketing, mỗi cách định nghĩa đều tồn tại một số nhược điểm, do đó chưa có một định nghĩa thống nhất về marketing. Philip Kotler đinh nghĩa marketing: “marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác”. Định nghĩa Marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi sau: nhu cầu tự nhiên, mong muốn, nhu cầu có khả năng thanh toán (cầu/ sức cầu), sản phẩm, lợi ích, chi phí, sự thỏa mãn, trao đổi, giao dịch và thị trường.
Xem thêm: Ngành marketing
Quản trị marketing vs Nghiên cứu marketing
Quản trị Marketing là gì?
Quản trị marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, thực hiện và kiểm tra ( analyzing, planning, implementation and control) các quyết định marketing để tạo ra sự trao đổi với thị trường mục tiêu nhằm thỏa mãn cả mục tiêu của khách hàng lẫn tổ chức.
Một số công việc có sự liên quan trực tiếp của quản trị Marketing
- Tìm hiểu và đánh giá những nhu cầu đòi hỏi cần được đáp ứng của khách hàng.
- Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp, công ty từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục và đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Đưa ra các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo hiệu quả giúp cho nhiều người biết đến các sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông.
- Đánh giá các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình trên thị trường từ đó đưa ra một chiến lược kinh doanh hợp lí và đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu marketing là gì?
Nghiên cứu marketing là quá trình thu thập và phân tích một cách có hệ thống, có mục đích những thông tin liên quan đến việc xác định hoặc đưa ra giải pháp cho bất luận các vấn đề liên quan đến lĩnh vực marketing
“Nghiên cứu marketing gắn liền người tiêu dùng, khách hàng và công chúng với người tiếp thị thông qua các thông tin – các thông tin này được sử dụng để nhận diện, xác định các cơ hội và các vấn đề Marketing; để làm phát sinh, hoàn thiện và đánh giá các hoạt động marketing; để theo dõi thành quả tiếp thị và để cải tiến việc nhận thức về Marketing xét như một quá trình đang diễn biến. Nghiên cứu Marketing xác định cụ thể các thông tin cần phải có để giải quyết các vấn đề Marketing nói trên; thiết kế phương pháp để thu thập thông tin; quản trị và thực hiện quá trình thu thập số liệu, phân tích các kết quả và thông báo các khám phá cùng các ý nghĩa bao hàm trong đó”.
Hay như Philip Kotler quan niệm “Nghiên cứu Marketing là 1 nỗ lực có hệ thống nhằm thiết kế, thu thập, phân tích, báo cáo các số liệu và các khám phá liên quan đến 1 tình huống đặc biệt mà công ty đang phải đối phó”.
Như vậy, nghiên cứu Marketing làm nhiệm vụ liên kết người sản xuất với khách hàng qua hệ thống thông tin để:
- Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn đề Marketing
- Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing
- Theo dõi việc thực hiện Marketing…
- Nghiên cứu Marketing xác định thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề hay cơ hội về Marketing, thiết kế cách thức thu thập thông tin, quản trị quá trình thu thập thông tin, phân tích, báo cáo kết quả và làm rõ ý nghĩa của nó.
Nghiên cứu Marketing có 1 ý nghĩa đặc biệt với các hoạch định như hoạt động Marketing của tổ chức từ việc: xác định các mục tiêu tương lai của tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động để đạt mục tiêu, thị phần mà các sản phẩm hay dịch vụ này cần phải có, đến các chiến lược giá cả, chiến lược phân phối,các chiến lược khuyến mãi, cổ động…
Những vấn đề cơ bản của Nghiên cứu Marketing
Đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:
– Định nghĩa về nghiên cứu marketing
– Phân loại nghiên cứu marketing
– Vai trò của nghiên cứu marketing
– Hệ thống thông tin marketing, hệ thống hỗ trợ ra quyết định và nghiên cứu marketing
– Tiến trình nghiên cứu marketing
– Ứng dụng của nghiên cứu marketing
– Ai thực hiện nghiên cứu marketing
– Quan hệ giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp dịch vụ nghiên cứu
– Đề xuất và phê chuẩn dự án nghiên cứu
Xem chi tiết nội dung: Những vấn đề cơ bản của Nghiên cứu Marketing