Sự nở vì nhiệt của chất lỏng có ứng dụng gì trong đời sống?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng có ứng dụng gì trong đời sống?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo. 

– Một số ứng dụng sự nở về nhiệt của chất lỏng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta: 

+ Sự nở vì nhiệt của chất lỏng không được sử dụng nhiều.

+ Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thấy qua những hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày.

+ Những chai nước ngọt hoặc chai bia thường không được đóng đầy. Bởi khi nhiệt độ tăng cao, chất lỏng sẽ giãn nở. Nếu đóng đầy chai có thể khiến cho chai bị trào hoặc nổ. Đây chính là một ví dụ thực tế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra. 

+ Ngoài ra khi chúng ta đun nước, khi ở nhiệt độ cao, nước sôi và có thể trào ra. Đây cũng chính là một hiện tượng khá phổ biến nói về sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng. 

– Nhiệt kế cũng là một trong những ứng dụng được dùng nhiều nhất hiện nay. Thủy ngân là một kim loại nhưng tồn tại ở thể lỏng trong nhiệt độ thường. Khi chúng ta sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt độ tăng lên thủy ngân có sự thay đổi. Chúng ta có thể dễ dàng đo được nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ phòng dựa vào ứng dụng này. 

Và tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về bài học Sự nở về nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí nhé!

– Mọi chất rắn đều có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Khi nhiệt độ xung quanh hoặc nhiệt độ của chất đó tăng lên thì vật cứng được cấu thành từ chất đó sẽ có sự nở ra vì nhiệt. Nói một cách đơn giản:

+ Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt cũng khác nhau

– Và các chất rắn khác nhau sẽ có sự nở vì nhiệt khác nhau. 

– Một vật được cấu tạo từ nhiều chất rắn sẽ có tính chất nở vì nhiệt của các chất. Các nhà vật lý học đã thực nghiệm và tìm ra những con số chỉ sự nở vì nhiệt của các chất. Các em có thể tham khảo để làm bài tập tính toán chính xác hơn. 

– Lưu ý: 

+ Đối với vật chất rắn, người ta phân biệt sự nở dài và sự nở khối.

+ Trong thực tế, người ta có thể khảo sát sự nở dài bằng cách khảo sát sự thay đổi chiều dài của một thanh rắn theo nhiệt độ, mà không quan tâm đến sự thay đổi tiết diện ngang của thanh

– Gần giống với sự nở về nhiệt của chất rắn, sự nở vì nhiệt của chất lỏng cũng được diễn ra khi nhiệt độ thay đổi. Cụ thể là: 

+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

– Tuy nhiên, vì chất lỏng luôn được đựng trong vật làm bằng chất rắn. Nên khi nhiệt độ thay đổi, cả hai đều chịu sự giãn nở vì nhiệt.

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng có ứng dụng gì trong đời sống?

– Ví dụ: Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước nóng → mực nước trong ống dâng lên

– Lưu ý: 

+ Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chứa bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra.

+ Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.

+ Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.

+Nguyên nhân của sự nở bất thường của nước là sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử nước thành những nhóm có tính chất ổn định khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí

– Chất khí được cho là chất có sự nở vì nhiệt mạnh mẽ nhất.

– Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

– Khi nhiệt độ giảm đi, chất khí co lại.