Sự tích Đền Voi Phục – một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn – trấn Tây của thành Thăng Long xưa.

Sự tích Đền Voi Phục

Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ Linh Lang Đại vương – thần Linh Lang.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý – Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) và đã hy sinh.

Để ghi nhớ công lao của hoàng tử, Đức vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho Hoàng tử là Linh Lang Đại vương và cho xây dựng đền thờ và cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền, sau này, dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục.

Kiến trúc cảnh quan Đền Voi Phục

Đền Linh Lang tọa lạc trên một gò đất bằng phẳng và rộng rãi. Tam quan ngoại và nội quay hướng Đông Nam. Chính điện nhìn về hướng Đông, phía hồ Thủ Lệ.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Trước sân tiền tế có nhiều bậc đá khá cao dẫn xuống một cái giếng hình bán nguyệt.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Tiền đường ba gian hai dĩ, chính điện bày lỗ bộ, bên tả đặt trống đại, bên hữu treo chuông đồng, hai đầu hiên có xây áp vào hai mái nhỏ che cặp ngựa tế hồng, bạch.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Tòa thiêu hương có cửa gỗ mở cả bốn phía thoáng, trong bày long ngai, bài vị thần. Hậu cung thượng điện gồm ba gian, có các ban thờ với một số pho tượng bằng gỗ và đồng.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Năm 1994, nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, có đúc nổi dòng chữ Hán “Tây trấn thượng đẳng”.

Đền Linh Lang sở hữu nhiều hoành phi và câu đối bằng chữ Hán, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, nội dung chủ yếu ca ngợi công đức và sự thiêng liêng của các thánh thần.

Lễ hội đền Voi Phục

Công trình được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngay từ đợt đầu vào ngày 28/4/1962.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Để tưởng nhớ thần Linh Lang, cứ đến ngày 9, 10 và 11 tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân ở đây tổ chức lễ hội đền Voi Phục.

Hiện nay đền Voi Phục được nhiều khách tham quan đến thăm và lễ bái.

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa

Sự tích Đền Voi Phục - một trong tứ trấn Tây thành Thăng Long xưa