TÁC ĐỘNG TỪ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP
Cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” vô cùng quen thuộc và đồng thời đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Thông qua văn hóa doanh nghiệp có thể xác định giá trị cốt lõi của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hóa 4.0.
Thông qua bài viết, hãy cùng Acabiz tìm hiểu xem văn hóa doanh nghiệp đã vào đang tác động trực tiếp vào sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào nhé!
Tác động đến đội ngũ nhân viên
Đầu tiên, khi nói tới tác động của văn hóa doanh nghiệp đế tổ chức phải đánh giá tới khía cạnh là đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Một hệ thống văn hóa doanh nghiệp bài bản, chuyên nghiệp, đồng bộ hóa các hoạt động của nhân viên sẽ đem tới những lợi ích nổi bật như:
– Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Thu hút nhiều ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức và giữ chân họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn bởi họ thấy được tôn trọng, hào hứng khi làm việc trong một môi trường cởi mở.
– Giảm thiểu tối đa những yêu cầu về quản lý, thực hiện các nguyên tắc, quy định trong công ty. Văn hóa doanh nghiệp đề cao tính chủ động, tự giác của nhân viên, từng có nahan nắm rõ vai trò của mình với tổ chức, hiểu được gái trị công ty và tự giác tuân theo quy định công ty đề ra.
– Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân viên. Môi trường công ty có văn hóa tốt sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo, phát huy ý tưởng độc đáo cho công việc hơn.
Đánh giá thực tế lại đưa ra nhận định rằng nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện đang vấp phải những sai lầm khi triển khai văn hóa doanh nghiệp nhưng không quan tâm đến nhận thức, mong muốn từ phía nhân viên. Nếu như nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc, không được tôn trọng tại môi trường công ty, các nhu cầu về giao tiếp không được tập trung phát triển thì sẽ kéo theo hiệu quả công việc bị ảnh hưởng và thiếu sự gắn bó với tổ chức.
Tác động đến tổ chức
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện bản sắc riêng biệt của mỗi công ty, do đó nếu như tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, thì công ty cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực như:
– Tạo ra sự khác biệt, giúp phân biệt doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác với những nét đặc trưng riêng.
– Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp: tổ chức có nền văn hóa mạnh là điều kiện để thu hút và giữ chân nhân tài làm việc, xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
Ngược lại, đối với những tổ chức không chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp hoặc không có văn hóa doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ tiêu cực như:
– Đội ngũ làm việc theo một cơ chế quản lý chuyên quyền, độc đoán, thiếu tính thúc đẩy để giúp nhân viên có động lực làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ từ nguồn sức mạnh nội bộ.
– Hạn chế về lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Thiếu văn hóa doanh nghiệp là thiếu đi sự nhất quán trong truyền tải thông điệp tổ chức từ phía mỗi cá nhân, điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và không đồng bộ trong hoạt động của toàn tổ chức.
>> 5 thách thức đào tạo doanh nghiệp nhà quản lý phải đối mặt
>> Đào tạo mở rộng là gì và lợi ích của đào tạo mở rộng với doanh nghiệp
Tác động đến khách hàng
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” sẽ thu về cho doanh nghiệp những lợi ích thiết thực như:
– Doanh nghiệp có hệ thống tổ chức và làm việc rõ ràng: có triết lý kinh doanh cụ thể, có văn hóa đào tạo nhân sự riêng để hợp thành một phong cách doanh nghiệp riêng giúp khách hàng ấn tượng và phân biệt dễ dàng với những tổ chức doanh nghiệp khác.
– Tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khai thác sự sáng tạo và liên tục đổi mới trong cách thức làm việc của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên nêu lên ý tưởng sáng tạo phục vụ công việc cũng là nguồn động lực để chính cá nhân mỗi thành viên luôn tự giác, năng động và có trách nhiệm với công việc mà mình được tổ chức giao cho.
Mặt khác, có thể xảy ra một vài những tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng khi văn hóa doanh nghiệp không được đề cao như:
– Nhân viên không chú trọng đến công việc và khách hàng không phải mục tiêu hàng đầu của nhân viên. Môi trường doanh nghiệp có thể xuất hiện những cạnh tranh, đấu đá trong nội bộ, sự không liên kết giữa các đồng nghiệp với nhau và mục tiêu trong công việc lúc này bị thay đổi từ làm hài lòng khách hàng sang chiến thắng đồng nghiệp.
– Hơn thế nữa, nhân viên khi đi làm nếu cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty, lo lắng trong môi trường làm việc không được đảm bảo quyền lợi và sự tôn trọng tối thiểu sẽ có xu hướng quan tâm đến quyền lợi của bản thân trước khi quan tâm đến quyền lợi của khách hàng.
Nói chung, văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì thế, xây dựng VHDN phải có quy trình cụ thể và đòi hỏi sự tham gia đồng lòng của các thành viên trong tổ chức từ đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty thì mới có thể thành công và bền vững.