THAM KHẢO 10 MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN MỚI NHẤT DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ
Thực hiện quy trình đánh giá nhân viên hiệu quá, chính xác là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản lý dễ dàng thực hiện phân loại năng lực, giao việc đúng người, đúng vị trí và đúng khả năng chuyên môn.
Và để giúp cho các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch và triển khai quy trình đánh giá nhân viên thành công, đảm bảo tính chính xác cao, Acabiz đã lựa chọn và cung cấp cho bạn 10 mẫu đánh giá nhân viên mới nhất để tham khảo áp dụng sao cho phù hợp với cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
1. Mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên
Đây là một trong những mẫu đánh giá nhân viên phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Nội dung trong các mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như: các kỹ năng, phẩm chất cá nhân, hệ thống mục tiêu, mục đánh giá kết quả hoàn thành công việc, xếp hạng nhân viên dành cho nhà quản lý.
Thông qua mẫu đánh giá này, nhà quản lý sẽ có sự đánh giá tổng quát nhất định về hiệu suất kế hoạch làm việc của mỗi nhân viên và từ đó đưa ra những định hướng , kế hoạch mới để nhân viên có thể phát huy năng lực làm việc tốt hơn.
2. Biểu mẫu điểm danh nhân viên
Mẫu điểm danh nhân viên là hình thức để nhà quản lý hay bộ phận nhân sự có thể giám sát tốt việc chấm công của nhân viên hằng ngày. Nhìn vào biểu mẫu này, nhà quản lý có thể nắm được thông tin nhân viên như: ngày nghỉ phép, không phép, nghỉ ốm, đi muộn,…là cơ sở tính lương và giúp nhà quản lý đánh giá hiệu suất làm việc của từng cá nhân.
3. Biểu mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên
Triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới cần có một biểu mẫu hoàn chỉnh nhằm đảm bảo quy trình đào tạo được diễn ra hiệu quả nhất. Xây dựng biểu mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên cần có: thời gian cụ thể, mục tiêu đào tạo, tài liệu học tập, …
Sau khi kết thúc các chương trình đào tạo, nhà quản lý có thể nhìn vào biểu mẫu này để làm cơ sở đánh giá tiến độ, kết quả tham gia đào tạo của nhân viên.
4. Mẫu đánh giá nhà quản lý
Bên cạnh đánh giá nhân viên thì doanh nghiệp cần phải triển khai những quy trình đánh giá quản lý. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu đánh giá nhà quản lý dưới đây để xây dựng riêng cho công ty mình một mẫu đánh giá phù hợp nhưng cần đầy đủ các yếu tố đánh giá như: hệ thống xếp hạng theo mục tiêu, hành vi cụ thể, phần tự nhận xét của nhà quản lý và phần nhận xét của cấp lãnh đạo cao hơn. Thông qua đánh giá nhà quản lý, doanh nghiệp có thể có cái nhìn toàn diện về năng lực, kết quả công việc và hiệu suất làm việc của các nhân đó.
5. Mẫu đánh giá nhân viên theo đội nhóm
Làm việc theo đội nhóm cũng cần phải thực hiện các quy trình đánh giá nhất định. Nhà quản lý có thể thực hiện đánh giá từng thành viên trong nhóm, sau đó xếp hạng theo năng lực và tổng hợp để tính tổng xếp hạng cho đội nhóm đó. Hình thức đánh giá nhóm như trên sẽ làm rõ ràng ưu, nhược điểm trong chuyên môn, năng lực của mỗi cá nhân sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến kết quả công việc chung của toàn đội nhóm.
6. Mẫu kế hoạch phát triển nghề nghiệp
Nhằm hỗ trợ nhân viên trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai theo một lộ trình bài bản, doanh nghiệp sẽ tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng cần thiết cho công việc. Và để thực hiện hóa các chương trình này thành công thì nhà quản lý phải có những mẫu kế hoạch phát triển nghề nghiệp chi tiết, bao gồm các thông tin liên quan tới: hoạt động cần làm, công cụ thực hiện, timeline triển khai, …
Dựa vào các mục tiêu cụ thể mà bạn có thể phân loại thành các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để từng bước hoàn thành, đảm bảo nhân viên có thể đạt được mục tiêu lớn nhất là phát triển nghề nghiệp của bản thân.
7. Mẫu đánh giá nhân viên trong năm
Thông qua các mẫu đánh giá nhân viên trong năm, nhà quản lý có thể theo dõi sát tiến độ triển khai công việc hằng ngày của nhân viên và dựa vào những thông tin đánh giá này để làm cơ sở hoàn thành mẫu đánh giá nhân viên cuối năm.
8. Mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên mới
Mẫu đánh giá nhân viên mới cần được triển khai trong 2 -3 tháng thử việc của nhân viên. Trong bảng đánh giá vẫn thể hiện các nội dung cơ bản như: hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, hành vi để nhà quản lý đánh giá chi tiết cụ thể, kèm với đó là xác định nhu cầu đào tạo của cá nhân. Đánh giá hiệu suất nhân viên mới sẽ đảm bảo độ chính xác cao và từ bảng đánh giá chi tiết nhà quản lý sẽ đưa ra được các phương án, kế hoạch rõ ràng.
9. Biểu mẫu nhân viên tự đánh giá
Thực hiện tự đánh giá là cơ hội giúp cả nhà quản lý và nhân viên thể hiện bản thân mình thông qua các thành tích, kết quả công việc mà họ đạt được trong cả quá trình làm việc. Thông qua tự đánh giá, nhân viên cũng sẽ có cái nhìn trung thực nhất về hiệu suất làm việc của bản thân và tự thay đổi cách thức làm việc của mình giúp mang lại một kết quả công việc tốt hơn.
10. Mẫu gửi phản hồi lên cấp trên
Cho phép nhân viên gửi phản hồi lên cấp trên là cách để nhà quản lý nắm được nhu cầu, mong muốn của nhân viên, đo lường được mức độ hài lòng của nhân viên với công việc hiện tại và có thể đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp.