THE PLATFORM – HỐ SÂU ĐÓI KHÁT: PHÂN TÍCH 10 CHI TIẾT KHÓ HIỂU NHẤT PHIM
THE PLATFORM – HỐ SÂU ĐÓI KHÁT: PHÂN TÍCH 10 CHI TIẾT KHÓ HIỂU NHẤT PHIM
1. Chi tiết cái tháp
Chi tiết này thì biểu tượng rõ ràng luôn. Một nhà tù mô phỏng dạng tầng lớp xã hội thực tại, có tầng lớp trên và tầng lớp dưới.
Chi tiết này thì biểu tượng rõ ràng luôn. Một nhà tù mô phỏng dạng tầng lớp xã hội thực tại, có tầng lớp trên và tầng lớp dưới.
Hàng ngày mâm thức ăn đầy phè phỡn được hạ từ tầng 0 xuống các tầng bên dưới tượng trưng cho những lợi lộc, lời lãi, các giá trị hưởng thụ trong cuộc sống. Khi các mâm “lợi ích” hạ xuống ở tầng nào thì người người ra sức vơ lấy vơ để mà không cần quan tâm đến những người dưới mình.
Chi tiết đổi chỗ hàng tháng ngụ ý muốn nói “đời người có lúc lên voi xuống chó”, vì sợ rằng sẽ xuống nên còn ở trên ngày nào hay ngày đấy. Tất thảy mọi người đều ôm cái tầm nhìn ngắn hạn chỉ cần lo cho bữa ăn trước mắt, không một ai bận tâm nghĩ đến việc nếu ai ai cũng ăn vừa đủ thì thức ăn đó vẫn có thể san sẻ cho mỗi người 1 chút.
Tuy rằng đôi lúc cũng sẽ có 1; 2 người vùng lên muốn “lãnh đạo”, sắp xếp lại trật tự và chia lượng thức ăn, nhưng những tư tưởng tốt ấy không đủ mạnh mẽ và đồng lòng để thực hiện, thành ra cứ nổi lên rồi lại manh mún, chóng tàn… Chẳng phải thỉnh thoảng ta cũng có suy nghĩ: nếu tối nay đi ăn buffet thì sáng và trưa sẽ ăn ít lại chút – trước một giá trị lợi ích lớn, có ai là không muốn được hưởng nhiều và tối đa?
2. Chi tiết phòng bếp
Phòng bếp xuất hiện ngay từ đầu film, xa hoa lộng lẫy với các món ăn được chế biến kì công từ những tay đầu bếp tuyển chọn hàng đầu.
Phòng bếp xuất hiện ngay từ đầu film, xa hoa lộng lẫy với các món ăn được chế biến kì công từ những tay đầu bếp tuyển chọn hàng đầu.
Một chế độ được tạo ra tưởng chừng như rất tốt: trước khi vào tù, tù nhân sẽ được hỏi về khẩu vị ăn uống sau đó đầu bếp tạo ra đúng 1 món ăn đó cho họ. (Mà không ai nghĩ đến việc họ có được ăn hay ko?)
Nó giống như kiểu bề mặt che đậy của 1 xã hội giả tạo ý. Hay đơn cử như là 1 trường học, 1 bệnh viện hoặc 1 tòa chung cư chẳng hạn, quảng cáo xa hoa lộng lẫy nhưng phải là người ở trong đó thực sự mới thấy những bất cập, đúng câu nói “phải trong chăn mới biết chăn có rận” . Ví dụ thô thiển hơn mà ai ai cũng biết đó là tiết học dự giờ ngày xưa: “câu này cô gọi bạn A giải nhưng cả lớp cứ giơ tay lên nhé” =)))))))))
3. Chi tiết anh da đen nỗ lực leo lên
Cái này là thể hiện sự vô lý và cay đắng nhất trong xã hội loài người này. Anh ấy đã cố hết mình dùng 1 sợi dây để được leo từ tầng 5 lên tầng 4 (thuộc top thượng lưu), và để làm được điều này thì người tầng 4 phải làm điểm tựa để kéo lên mới được.
Cái này là thể hiện sự vô lý và cay đắng nhất trong xã hội loài người này. Anh ấy đã cố hết mình dùng 1 sợi dây để được leo từ tầng 5 lên tầng 4 (thuộc top thượng lưu), và để làm được điều này thì người tầng 4 phải làm điểm tựa để kéo lên mới được.
Ai cũng có thể nhìn thấy được là dù anh ấy có leo lên tầng 4 thì cũng không ảnh hưởng gì đến người tầng 4 (không ăn mất thức ăn, không gây gổ, sinh sự, đánh nhau), thế nhưng cái mà người tầng 4 – đại diện tầng lớp bên trên – đã giả vờ đưa tay ra giúp tầng lớp bên dưới, nhưng cuối cùng lại giăng bẫy và ỉ* vào mặt anh ta, đồng thời vứt đi sợi dây duy nhất mà anh ấy có, sau đó còn thoải mái mây mưa như thể ko hề ăn năn, hối lỗi.
Ai cũng có thể nhìn thấy được là dù anh ấy có leo lên tầng 4 thì cũng không ảnh hưởng gì đến người tầng 4 (không ăn mất thức ăn, không gây gổ, sinh sự, đánh nhau), thế nhưng cái mà người tầng 4 – đại diện tầng lớp bên trên – đã giả vờ đưa tay ra giúp tầng lớp bên dưới, nhưng cuối cùng lại giăng bẫy và ỉ* vào mặt anh ta, đồng thời vứt đi sợi dây duy nhất mà anh ấy có, sau đó còn thoải mái mây mưa như thể ko hề ăn năn, hối lỗi.
Đó là dạng tâm lý gì nhỉ: “chỉ cần mày đau khổ” à =)))) Dù biết làm điều đó cũng không hại gì cho mình nhưng nhất quyết không làm. Và chỉ làm khi nhìn thấy có lợi ích xứng đáng… Càng bước ra xã hội càng thấy câu chuyện này rõ ràng.
4. Chi tiết chứng chỉ – quyển sách – cái dao
NVC giống như 1 anh chàng thuộc diện trí thức, vào nhà tù này để lấy chứng chỉ (mà ko biết sau đó chứng chỉ để làm gì).
NVC giống như 1 anh chàng thuộc diện trí thức, vào nhà tù này để lấy chứng chỉ (mà ko biết sau đó chứng chỉ để làm gì).
Anh ta mang theo 1 quyển sách – thể hiện cho học thức – nhưng rốt cục là sao: học hành chẳng giúp gì anh trong hoàn cảnh xã hội xô bồ cả, anh phải xé sách để ăn, phải làm điều trái lương tâm là giết người và ăn thịt người,… Điều đó chứng minh là học thức không phải là tất cả…
Tuy vậy, đạo diễn cũng cho thêm chi tiết ông bạn cùng phòng mang theo cái dao càng dùng càng sắc – nó giống như sức mạnh cơ bắp, ô dù phông bạt trong xã hội này vậy,… Tuy nhiên nó có cứu được ông ấy không? Cùng không luôn. Vậy là người có tài mà không có đức thì cũng ko làm nên chuyện gì hết. Thậm chí ông ấy còn bị chính con dao của ông ấy đâm đến chết thì thôi.
Sống trên đời mà chỉ mạnh 1 thứ thì những lợi ích trước mắt cũng dần biến mất mà thôi.
5. Chi tiết tù nhân ăn thịt tù nhân – người ăn thịt người.
Đây là câu chuyện xảy ra ở những tầng lớp dưới đáy xã hội. Khi cái mâm lợi ích đi tới đó không còn gì nữa, con người không bào mòn được từ xã hội thì quay ra bào mòn nhau. Việc ăn thịt nhau nhìn chung cũng chẳng khác gì một anh thất nghiệp, không tiền rồi đi ăn trộm của người khác vậy.
Đây là câu chuyện xảy ra ở những tầng lớp dưới đáy xã hội. Khi cái mâm lợi ích đi tới đó không còn gì nữa, con người không bào mòn được từ xã hội thì quay ra bào mòn nhau. Việc ăn thịt nhau nhìn chung cũng chẳng khác gì một anh thất nghiệp, không tiền rồi đi ăn trộm của người khác vậy.
Lúc đầu có áy náy không? Có chứ. Nhưng rồi vẫn làm. Dù rằng những hình ảnh đó ám ảnh anh ta đến tận giây phút cuối đời. Như nhà văn Nam Cao đã nói: “Những người bị đau chân có bao giờ nghĩ đến gì khác ngoài cái chân đau của họ đâu”. Vậy nên khi người ta rơi vào tột cùng khốn khổ, việc gì họ cũng dám làm, kể cả chuyện táng tận lương tâm.
Mà căn nguyên đẩy họ đến con đường đó 1 phần là do đâu, do sự vơ vét, chèn ép của tầng lớp bên trên chứ đâu (nghe câu này có hơi chính trị 1 tí nhưng ở nhiều khía cạnh nó là sự thực).
Trong 1 số trường hợp bạn có thể lựa chọn lợi ích cá nhân hay lợi ích tập thể, nhưng đôi lúc cũng phải lựa chọn giữa việc bản thân mình “ăn hay bị ăn” – lời thoại của ông già.
6. Chi tiết tầng 333 không có báo hiệu cất giữ đồ ăn
Chi tiết này có lẽ nhiều người thắc mắc nhất và cho là vô lí. Nhưng mình thấy nó hoàn toàn có lí trong hoàn cảnh xã hội.
Chi tiết này có lẽ nhiều người thắc mắc nhất và cho là vô lí. Nhưng mình thấy nó hoàn toàn có lí trong hoàn cảnh xã hội.
Cái đĩa đồ ăn đó giống như tranh chấp lợi ích trong xã hội. Ở những tầng lớp bên trên nếu giữ lại đồ ăn thì sẽ bị phát hiện, trừng phạt. Giống như 1 người nổi tiếng mà ăn gian làm dối sẽ bị báo đài đưa tin, thanh tra vào cuộc, cả xã hội lên án… Càng ở tầng trên thì việc đó càng gắt gao. Nếu không gắt gao thì chắc chắn thứ mà người ta vơ vét được sẽ là cực kỳ nhiều cho đến nhiều không đếm xuể.
Nhưng rồi với tầng lớp đỗ nghèo khỉ bên dưới thì vốn họ đã chẳng có gì. Có bao giờ 1 bà bán thịt ngoài chợ bán đắt thêm 5k/kg thịt mà bị thanh trừng, bóc phốt chưa ạ? Chắc chắn là chưa, chẳng ai bận quan tâm đến tầng lớp dưới cả.
Vốn dĩ tầng 333 mặc định được nghĩ là không còn đồ ăn nào còn đến đó cả, vậy thì họ phải đặt hệ thống cảnh báo, kiểm tra việc có giữ lại thức ăn không để làm gì?…
7. Chi tiết cái tháp không đáy
Tại sao ban đầu NVC nghĩ chỉ có 250 (đến cả người giám sát cũng bảo có 200 tầng) mà cái mâm chạy đến hơn tầng 333 rồi vẫn không dừng lại.
Tại sao ban đầu NVC nghĩ chỉ có 250 (đến cả người giám sát cũng bảo có 200 tầng) mà cái mâm chạy đến hơn tầng 333 rồi vẫn không dừng lại.
Bởi vốn dĩ cái tháp tù này không có đáy, giống hệt cái xã hội này, chẳng có ai là khổ nhất cả. Người khuyết tật sẽ khổ hơn người nghèo. Người tàn tật sẽ khổ hơn người khuyết tật…
Vì vậy tham vọng của NVC là mang đồ ăn xuống tất cả các tầng là không thể. Vì cái đáy xã hội ấy là vô cùng tận và không thể nào tạo ra 1 xã hội bình đẳng cho tất thảy cùng hưởng thụ được (nghe đoạn này hơi Triết học 1 tí nhưng ngày xưa đi học em suýt tạch môn này nên sẽ ko phân tích kỹ hơn…)
8. Chi tiết đứa bé còn sống
Người sống logic chắc hẳn sẽ thấy chi tiết này vô lý vl. Nhưng đứa bé giống như 1 biểu tượng vậy, có thật cũng được, không có thật cũng được. Ai bảo dưới bùn lầy thì không thể có hoa thơm…
Người sống logic chắc hẳn sẽ thấy chi tiết này vô lý vl. Nhưng đứa bé giống như 1 biểu tượng vậy, có thật cũng được, không có thật cũng được. Ai bảo dưới bùn lầy thì không thể có hoa thơm…
Mình cho rằng đứa bé này là mấu chốt cho 2 cái kết mà tác giả còn bỏ ngỏ.
Cái kết thứ 1: Đứa bé có thật, đã ăn hết đĩa thức ăn và được chuyển lên tầng 0. Chứng minh sự thối nát và quản lý kém cỏi của nhà tù. Nhưng rồi sau đó mọi thứ có tốt đẹp hơn ko, cuộc sống có đc cải thiện hơn ko? Nào ai dám chắc. Vì nhân vật chính cũng đã chết rồi. Và chẳng ai khẳng định được về sau cuộc sống trong cái “xã hội” này sẽ chắc chắn 100% tốt lên cả.
Cái kết thứ 2: Đứa bé ko có thật. Nó xuất hiện như 1 đòn tâm lý cuối cùng khi nhân vật chính đang hấp hối. NVC tin nó là tương lai, là vận mệnh để thay đổi thời cuộc, nó cũng chứng minh cho bà mẹ nó trước đó không hề bị điên. Vậy nên cái thực sự có thật chính là đĩa thức ăn còn nguyên đc trả lại tầng 0.
Nếu như trước đó anh ta tin rằng đĩa thức ăn sẽ làm ban quản lý giật mình mà nghĩ lại hệ thống quản lý trong nhà tù đã tồi tàn đến thế nào hoặc chí ít khiến ban quản lý nghĩ đến việc phân chia thức ăn các tầng cho hợp lý. Thế nhưng thứ mà ban quản lý thật sự nghĩ là gì ạ. Mọi người còn nhớ cái chi tiết ông quản lý cầm món thạch và trách mắng những đầu bếp ko ạ?
Trong lúc đánh nhau có thể NVC đã làm rơi 1 sợi tóc vào món thạch. Và khi món thạch được trả lại, thay vì nghĩ đến hệ thống quản lý mục rỗng, tay giám đốc kia lại nghĩ do có tóc nên tù nhân bỏ ko ăn. Vì vậy mới trách mắng đầu bếp?
Nghĩ đến đây mà mình tự thấy nghẹn lại luôn á. Nhớ mấy bà nhà quê ngày xưa hay chửi mấy ông ngồi làm to chỉ giỏi vẽ truyện. Giờ trong tình huống này mới thấy những con người với cuộc sống xa hoa, quen hưởng thụ đó khi giải quyết vấn đề thường hay lãng mạn hóa nó quá đi mà ko nhìn thẳng vào thực tại. Thành ra vấn đề rồi cũng chẳng thể giải quyết hay thay đổi được gì.
9. Chi tiết tâm linh
Cái này cũng là 1 yếu tố tất yếu trong cs nè. Thay vì nghĩ mình học giỏi mình sẽ có tất cả, hay mình có đao to búa lớn thì mình có thể thay đổi số phận. Nhiều người đã và đang tìm đến tâm linh để mong cầu những may mắn và những mục tiêu họ muốn trong cuộc sống.
Cái này cũng là 1 yếu tố tất yếu trong cs nè. Thay vì nghĩ mình học giỏi mình sẽ có tất cả, hay mình có đao to búa lớn thì mình có thể thay đổi số phận. Nhiều người đã và đang tìm đến tâm linh để mong cầu những may mắn và những mục tiêu họ muốn trong cuộc sống.
Không ai chứng minh được thần thánh có thật hay không, nhưng nhiều người có đức tin mà sống tốt hơn, biết hướng thiện hơn. Vì vậy đây cũng là một cách giải quyết vấn đề khi con người ta đang bế tắc trong cuộc sống này – anh da đen tin rằng đứa bé chính là đức tin để thay đổi xã hội (ngày xưa đi học về Đạo mà học chăm hơn có phải phân tích đc nhiều hơn rồi ko) =.=
Không ai chứng minh được thần thánh có thật hay không, nhưng nhiều người có đức tin mà sống tốt hơn, biết hướng thiện hơn. Vì vậy đây cũng là một cách giải quyết vấn đề khi con người ta đang bế tắc trong cuộc sống này – anh da đen tin rằng đứa bé chính là đức tin để thay đổi xã hội (ngày xưa đi học về Đạo mà học chăm hơn có phải phân tích đc nhiều hơn rồi ko) =.=
10. Chi tiết cái bánh Panna Cotta
Vì nó mềm nên nó được chọn làm hình ảnh biểu tượng chứ không phải vì nó ngon nhất hay đẹp nhất. Cái gì càng khó làm thì khi làm được lại càng chứng minh được nhiều điều.
Vì nó mềm nên nó được chọn làm hình ảnh biểu tượng chứ không phải vì nó ngon nhất hay đẹp nhất. Cái gì càng khó làm thì khi làm được lại càng chứng minh được nhiều điều.
Nếu bạn đang muốn chứng tỏ gì đó với xã hội, hãy cứ làm điều mà bạn giỏi nhất, là thuần túy nhất của bạn. Việc thơm là của thịt nướng, việc ngọt là của bánh gato, việc mềm hãy để là của bánh Panna Cotta,…
Nếu bạn đang muốn chứng tỏ gì đó với xã hội, hãy cứ làm điều mà bạn giỏi nhất, là thuần túy nhất của bạn. Việc thơm là của thịt nướng, việc ngọt là của bánh gato, việc mềm hãy để là của bánh Panna Cotta,…
Biểu tượng rồi cũng có thể thay đổi (chi tiết đứa bé ăn cái bánh), vì vậy quan trọng là mình chọn tin vào cái gì mà thôi.
Biểu tượng rồi cũng có thể thay đổi (chi tiết đứa bé ăn cái bánh), vì vậy quan trọng là mình chọn tin vào cái gì mà thôi.
________________
Từ lúc đầu chọn film để xem mình đã rất ấn tượng với cái bục đầy đồ ăn xong đi uống từng tầng thì bị khua khoắng rồi dọn sạch. Có lẽ do bản chất tâm lý mình vốn thích xem mấy video kiểu nặn mụn rồi cậy khóe móng chân toe toét,… nói chung xu hướng kích thích thị giác tí =)))) Hy vọng mấy người gu giống mình cũng có thể thích phim này hahaaa
Với mình, film đáng giá 10/10, hay kinh khủng luônnnnnnn!!!
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy film kiểu cụt lủn hay nhạt nhẽo gì gì đó. Có lẽ đúng là vậy, phải đọc nhiều Lép tôn xờ tôi mới có thể hiểu và liên kết được các chi tiết trong phim. Thực sự phim ăn điểm với mình vì từ ý tưởng sáng tạo đến cách triển khai nội dung film đều rất “mở”, tình tiết không bị gò ép và mình có thể suy luận nhiều thứ và không thể đánh giá nó là đúng hay sai.
Bài viết mang tư tưởng cá nhân là chủ yếu nên mọi người có thể comment bổ sung thêm nhé. Mình cũng xem 1 tuần rồi mới có time review nên cũng rơi rớt nhiều chỗ…