TIỂU LUẬN NHỮNG nét đặc sắc VÙNG văn hóa tây NGUYÊN – Tài liệu text

TIỂU LUẬN NHỮNG nét đặc sắc VÙNG văn hóa tây NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.34 KB, 29 trang )

PHỤ LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

2

I.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- XÃ HỘI.

3

1.

Đặc điểm tự nhiên.

3

2.

Đặc điểm xã hội

5

II.
1.

NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
Một số nét đặc sắc về vùng văn hóa Tây Nguyên

8

8

2.

Một số giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc vùng văn hóa
Tây Nguyên

25

KẾT LUẬN

28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

2

MỞ ĐẦU
Tây Nguyên là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, quân sự không những đối với Việt Nam và cả ba nước Đông Dương;
là vùng cao nguyên được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương” với 5 tỉnh
gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và là một trong sáu
vùng kinh tế của cả nước, tuy diện tích tự nhiên chỉ bằng 16,3% diện tích tự
nhiên của cả nước và dân số cũng chỉ chiếm 5,3% cả nước, nhưng Tây Nguyên
lại là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế – xã hội. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống
đấu tranh cách mạng kiên cường, có nền văn hoá cổ truyền độc đáo, phong phú

và rất đa dạng. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá đa dạng trong thống
nhất, nền văn hoá cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên là một trong những bộ
phận cấu thành rất quan trọng để làm nổi bật nên diện mạo đó. Năm 1975, sau
khi đất nước giải phóng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây
Nguyên, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng
bào dân tộc Tây Nguyên. Sau 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung
của đất nước, bộ mặt kinh tế – xã hội Tây Nguyên có nhiều thay đổi, đời sống
văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, lĩnh vực văn hoá ở Tây
Nguyên lại đang dần bị mai một, cần được chú ý bảo tồn. Vấn đề bảo tồn văn
hóa truyền thống Tây Nguyên đã được đặt ra từ lâu với sự đầu tư đặc biệt,
nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, dẫn đến nhạt phai, mai một. Bảo tồn văn hóa nói
chung, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên nói riêng là hướng tới mục đích phát triển
bền vững xã hội. Ðiều đó có nghĩa, cần bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọng
điểm; bảo tồn gắn liền với khai thác, phát huy các giá trị truyền thống. Hay nói
cách khác, bảo tồn trong sự phát triển…

3

NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- XÃ HỘI.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số
hiện nay khoảng 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế – sinh thái của
nước ta hiện nay. Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có
những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ

thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và
Đông Nam bộ; có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông – Tây và
không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. Vì
vậy, Tây Nguyên vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an
ninh, vừa có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở.
Lãnh thổ nằm ở cả Đông và Tây Trường Sơn nên đất đai, địa hình, khí
hậu đa dạng. Độ cao trung bình khoảng 600-800 mét so với mặt biển, nhưng có
nơi rất thấp (như khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk giáp với Campuchia chỉ cao
200 mét), có nơi rất cao (thành phố Đà Lạt 1.500 mét). Có nhiều dãy núi trùng
điệp với những đỉnh núi cao trên 2.000 mét như: Ngọc Linh, Ngọc Niay, Chư
Hmu, Cư Yang Sin, Lang Biang.
Tây Nguyên có một mạng lưới sông suối khá dày, nhiều ghềnh thác; là
nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm: hệ thống sông Pô Kô – Sê; hệ
thống sông Ba – Ayun; hệ thống sông Sêrêpôk và hệ thống sông Đồng Nai. Trữ
lượng thủy năng của các hệ thống sông này chiếm trên 22% nguồn thủy năng
của cả nước. Hiện trên các hệ thống sông chính đã có 11 nhà máy thủy điện
lớn đang vận hành và một số nhà máy đang xây dựng với tổng công suất hơn
4.500MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất nguồn điện của cả nước.
Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu
nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng

4

11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường có
gió cao nguyên từ cấp 4 đến cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu
ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển.
Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát
triển bền vững của vùng Tây Nguyên. Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ
động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng

và công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là
nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ.
Về hệ động vật, địa hình và thảm thực vật nằm trong một dải liên hoàn
với Đông Bắc Campuchia và Nam Lào đã tạo nên một khu hệ động vật không
chỉ giàu về thành phần loài mà còn có số lượng lớn, được coi là khu vực phong
phú bậc nhất về động vật hoang dã ở Đông Nam Á, với 93 loài thú, 197 loài
chim, gần 50 loài bò sát, 25 loài lưỡng thê, trên 50 loài cá nước ngọt và hàng
ngàn loài côn trùng, động vật đất, có tới 17 loài được Hiệp hội Quốc tế về Bảo
vệ Thiên nhiên (IUCN) xếp vào danh sách các loài quý hiếm cần được bảo vệ
như tê giác, voi, gấu, bò rừng, bò xám, bò tót, hổ, báo, hươu vàng, nai cà
toong, vượn đen, gà lôi, công, trĩ…
Ngoài ra, Tây Nguyên còn có lợi thế lớn về đất. Theo phân loại hiện
hành, đất ở Tây Nguyên được phân thành 11 nhóm chính, trong đó tập trung ở
hai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất xám (acrisols) và nhóm đất đỏ
(ferrasols). Tài nguyên đất là yếu tố quan trọng để Tây Nguyên trở thành một
vùng sinh thái đặc thù có ưu thế lớn về nông nghiệp, rất thuận lợi để phát triển
một nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su,
hồ tiêu, điều, ngô lai, bông vải, chè, rau, hoa, cây ăn trái.
Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã được
điều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Đặc
biệt là bô-xít có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ
lượng bô-xít của cả nước. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị như sắt,

5

wonfram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá quý như saphia, xircon, corindon,
thạch anh hồng và thạch anh tinh thể… khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh.
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, 4 tỉnh có đường biên giới giáp với hai nước
Lào và Campuchia dài 554km (biên giới giáp với CHDCND Lào dài 135km,

biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 419km). Toàn tuyến biên giới
có năm cửa khẩu chính đi sang hai nước Lào, Campuchia; trong đó cửa khẩu
Bờ Y, cửa khẩu Lệ Thanh đã được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Ba
cửa khẩu còn lại đã khai thông thành cửa khẩu quốc gia.
Hệ thống giao thông đã và đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5
tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với các vùng khác trên tuyến hành lang
Đông-Tây. Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài gần 2.000km, 59
tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa. Có 3 sân bay đang hoạt động
(Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Liên Khương) nối với các trung tâm kinh tế lớn của
đất nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đặc điểm xã hội.
Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư
trú của nhiều dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc
người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độ
tăng dân số và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Một trong
những nguyên nhân chính là do tình trạng di cư tự do kéo dài nhiều năm, đến
nay vẫn còn diễn ra phức tạp.
Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta có nhiều
chủ trương, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào
các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phận
dân cư và lao động từ các vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tế
mới và mở mang các nông lâm trường. Là vùng đất màu mỡ, có ưu thế lớn về
đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nên Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thành
nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnh thành đến sinh sống.

6

Cùng với quá trình di cư có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, làn
sóng di cư tự do bắt đầu hình thành vào đầu thập kỷ 80 và diễn ra ồ ạt từ giữa

thập kỷ 80 (thế kỷ XX) cho đến những năm gần đây. Sự sôi động của làn sóng
di cư tự do vào Tây Nguyên là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi quy mô của
nó lớn và kéo dài. Chính làn sóng di cư tự do đã làm cho cơ cấu và thành phần
dân tộc ở Tây Nguyên biến đổi nhanh. Năm 1976 dân số toàn vùng là
1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
tại chỗ chiếm 69,7% (853.820 người). Nhưng hiện nay, dân số toàn vùng đã
lên đến 5.107.437 người, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ còn chiếm
25,5% (1.302.396 người); đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), còn
lại các nơi khác đến chiếm 7,6% (388.166 người). Các dân tộc thiểu số tại chỗ
Tây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là Nam Đảo (MalayôPôlinêdiêng) và Nam Á (Môn-Khơ me).
Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng, người thưa nên các dân tộc cư trú
thành những khu vực tương đối biệt lập. Chỉ có hai đầu (Bắc Kon Tum và Nam
Lâm Đồng) buôn làng của các dân tộc có xen kẽ nhau, còn lại là những khu vực
cư trú tập trung theo dân tộc. Nhưng hiện nay, các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên không còn cư trú theo lãnh thổ, tộc người riêng biệt mà sinh sống xen
kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về văn hóa với người Kinh và các dân tộc thiểu
số từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Trong quá trình chung sống
cận kề, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưng
cơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa người tại chỗ và nơi khác
đến, cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyên
là buôn làng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Các buôn,
làng của đồng bào sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai,
núi rừng, nguồn nước là sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đều
tuân thủ luật lệ, phong tục của buôn làng. Thành tố hợp thành buôn làng của đa

7

số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ cao tuổi có uy tín nhất cai

quản; phần lớn theo chế độ hôn nhân lưỡng hợp, một vợ một chồng, con gái
cưới chồng và con mang họ mẹ. Một số dân tộc theo chế độ phụ hệ.
Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chế
độ luân canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; cây lương thực
chính là lúa tẻ, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn
nuôi, nấu rượu… Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà chủ yếu
dùng vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có các nghề thủ công truyền thống nổi
tiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, làm thuyền độc mộc, đan lát các dụng cụ
gia đình bằng mây, tre,… Hiện những nghề này đang từng bước được phục hồi
để tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống.
Nét nổi bật của các dân tộc thiểu số là đời sống xã hội mang tính cộng
đồng cao. Trong thiết chế cổ truyền, buôn làng của đồng bào là những đơn vị
cơ sở xã hội duy nhất và cao nhất (trên nó không còn một thiết chế nào khác),
có nơi cư trú và nơi canh tác riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, mặc nhiên
được các buôn làng khác thừa nhận.
Đối với các dân tộc thiểu số nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộc
từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, như: Nùng, Tày, Mông, Thái , Dao,
Mường …Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc rất cần cù, chịu khó
làm ăn, đa số sau khi vào lập nghiệp từ 5-7 năm là ổn định cuộc sống. Tuy nhiên,
đây cũng là một bộ phận dân cư tham gia vào làn sóng di dân tự do, làm đảo lộn
chiến lược dân số và lao động của vùng Tây Nguyên; làm phá vỡ quy hoạch tổng
thể về phát triển kinh tế – xã hội ở từng địa phương; tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ
tầng. Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bình
thường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ
(chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành. Những năm qua, số lượng
tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Ngoài ra, có một số tôn giáo
khác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít, như Bahai, Phật giáo Hòa Hảo.

8

II. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
1. Một số nét đặc sắc về vùng văn hóa Tây Nguyên.
Trước khi tìm hiểu về bản sắc văn hoá Tây Nguyên, chúng ta cần hiểu thế
nào là bản sắc văn hoá. Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một
cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này
với dân tộc khác. Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức của
một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ
nước, sáng tạo văn hóa, khoa học – nghệ thuật… Khái niệm bản sắc có hai quan hệ
cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau và
quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã nêu rõ: “Bản sắc dân
tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở
thành những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt
Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao
dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo trong
lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống”
Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản
sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc,
tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc. Nhờ đó mà dân tộc có thể vững
vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.
Vậy, bản sắc văn hóa là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn
hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài
của đất nước, với các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn, trừu
tượng và tiềm ẩn.Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc
thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc

9

văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó
thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.
Từ quan niệm chung đó, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô
cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Tây Nguyên, được biểu hiện
qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hội
của các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng ta sẽ
hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây
Nguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở của
nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng
đồng bằng. Là nơi hội tụ nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân
tộc Êđê, Jarai, M’nông… cùng với những phong tục, tập quán, lễ hội đã tạo
cho Tây Nguyên trở thành vùng văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, giá trị văn hóa Tây nguyên quy tụ ở
các giá trị cơ bản: văn hóa hữu hình,văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.
* Đối với giá trị văn hóa hữu hình:
Ở Tây Nguyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những ngôi
nhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnông hướng về phía bắc nam
để lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Đó là cầu
thang nhà rông nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho mẫu hệ Tây
nguyên, là những thiết chế nhà dài (kopan) được đẽo nguyên từ thân cây lớn, là
ché rựu cần bên bếp lửa hồng, là những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằng
đồng, là những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay, chân trong những gày hỏi
chồng(Trôk kô – ông), lễ thỏa thuận (Bi Kuộd) và lễ cưới ( Kbih Ungmô); Mặt
khác, Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài Thành phố Đà lạt
như thác Đămbơri, thác Premli thơ mộng với hồ than thở, thung lung tình
yêu… giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nguyên còn phải kể đến vườn Quốc gia
Yooc Đôn, Nom Ka, cao nguyên Konplong, khu rừng nguyên sinh Chư Mô
Ray Đakuy núi Ngọc Linh với những chim thú, cây rừng hiếm quý, với thác

10

Trinh Nữ mộng mơ, thác Yali hùng vĩ, thác Drây Sap, hồ Lắk, Dắk Tré, Kon
Lak còn in đậm nét hoang dã. Giá trị vật thể ở Tây nguyên còn là những chứng
tích căn cứ kháng chiến Bản Đôn, của làng Kông Hoa quê hương của những
ngày đầu “Đất nước đứng lên”, là ngục Kông Tum, đường mòn Hồ Chí Minh,
là chiến thắng An Khê, một đỉnh cao của thời kỳ chống Pháp, là chiến thắng
Plây Me, Đắk Tô, Tân Cảnh, chiến thắng lịch sử Ban Mê Thuật hào hùng với
thời kỳ chống Mỹ. Trong đó nổi bật có các giá trị:
– Nhà Rông: Bộ phận văn hoá vật thể với nhà Rông và các nhà sàn theo
nhiều kiểu dáng khác nhau, nhà mồ và tượng nhà mồ, một số vật dụng hàng
ngày, các công cụ sản xuất và các nhạc cụ dành cho lễ hội như Cồng, Chiêng,
các loại hình nghệ thuật dân gian như Đàn đá, Đàn tơrưng,… là những đặc
trưng văn hóa cơ bản cho vùng đất và con người nơi đây
Trong văn hóa vật thể của đồng bảo Tây Nguyên, nhà Rông của vùng
đất này được coi là một trong những nét văn hóa đặc sắc với những kiến trúc
độc đáo mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nhà Rông của dân tộc Tây
Nguyên là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc ở đây, nó là trụ
sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà
khách… ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ
nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền
thống …, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí,
đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã
được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ
họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng…Người dân Tây
Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại
để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng
để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…

Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí
đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các

11

vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng. Nhà Rông còn là nơi để các
thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ở
đây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà Rông,
ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau,
nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụng
trộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng.
Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống
của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy
và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối
với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mối
quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa,
bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như
một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện
tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để
khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.
Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà
Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà
Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy
trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như
tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong
tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục,
ngôn ngữ, ứng xử… bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng
trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu

hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ
hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành
dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn
lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở

12

nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây
quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú,
độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.
– Nhà Mồ: Kiến trúc Tây nguyên trước hết phải nói đến kiến trúc nhà
mồ. Tuy nó là kiến trúc dân gian thuộc loại không lớn nhưng có thể nó không
có một dạng kiến trúc nào của Tây nguyên lại có thể so sánh với nó về giá trị
nghệ thuật kiến trúc và giá trị nghệ thuật tạo hình. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh
của nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, nó là kiến
trúc, là điêu khắc, là hội họa, là trang trí.
Phần lớn tượng nhà mồ là tượng người. Theo chu trình dựng nhà mồ, để
tiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ.
Trong quá trình xây dựng nhà mồ, thì người dân tộc Gia Rai vào rừng lấy gỗ
dựng cột, thường là tám cột, còn vách được dựng bằng dãy gỗ tốt, mái lợp lá,
còn cửa mồ thì nằm quay về hướng Đông hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiến
hành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến là
gỗ cây gạo (pơ-lang), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinh
sống, dễ tìm ở xung quanh làng. Theo kinh nghiệm người dân thì cây cà-chít
có độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phân
cành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứng
được những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dài
hơn 2 sải tay , đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây,
khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừng

về buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơ
thấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ trong
khi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay,
người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra. Người dân
tộcGia-rai đẽo tượng bằng chiếc rìu cứng cáp. Chỉ trên 1 khúc gỗ, không phác
thảo và ngày này sang ngày khác, những cây gỗ to sù sì cứ hiện lên những

13

dáng dấp, hình người… những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của người
đàn ông, đàn bà trẻ nhỏ. Dường như tất cả đã nằm trong đầu của họ. họ lặng lẽ
từng nhát chắc chắn bổ xuống để nên hình, nên tượng, nên hồn.Tượng được
đặt vào quần thể nhà mồ với những cột trang trí, với hàng rào, với hoa văn đan
đủ trên mái và với cả phối cảnh địa hình, cây cối nữa trở nên rất sinh động. Khi
quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức
tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là
hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người
Gia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng
trở nên sống động như có hồn. Có thể nói, để tạo ra một quần thể nhà mồ,
trong đó có các tượng tròn, các phù điêu gỗ, các trang trí tre đan, người Tây
Nguyên là những nghệ thuật tạo hình xuất sắc.
– Trang phục: Trang phục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có đầy đủ
các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu
cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Lễ hội của đồng bào dân tộc Tây
Nguyên thường diễn ra theo chu kỳ vòng đời con người (lễ thổi tai, lễ mừng
sức khỏe, lễ cưới, lễ tang…), theo chu kỳ vòng đời cây trồng (lễ phát rẫy, lễ
xuống hạt giống, lễ thúc lúa, lễ cho lúa lên chòi, lễ cho lúa xuống chòi…).
Trang phục của phụ nữ Tây Nguyên rất đẹp, vì có nhiều hoa văn, và làm nổi
lên một cách kín đáo đường nét của cơ thể. Nhưng nét đặc sắc nhất của Tây

Nguyên là ở trang phục nam giới. Họ đóng khố mặc áo, quấn khăn có cài lông
chim quý nhiều màu. Đấy là cả một công trình dệt và thêu và là cả một nghệ
thuật trang trí phục sức. Ngoài cái phần để che, khố có vạt trước, vạt sau và
nhiều hoa văn, diềm khố có tua bông và dài đến giữa ống chân. Vạt trước dài,
vạt sau ngắn xúng xính theo nhịp chân đi làm tôn thêm rất nhiều cái phần cơ
thể săn chắc, khoẻ mạnh của người đàn ông. Nếu trời lạnh, họ khoác thêm một
tấm vải choàng rộng trên cổ, buông xuống tận đầu gối, mở ra trước ngực. Khi
gió lật tấm choàng, có cảm giác như con người hùng dũng ấy sắp sửa bay lên.

14

– Ẩm thực ngày tết của Tây Nguyên:
Tây Nguyên là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc anh em, đông nhất
là các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê-đê, M’Nông, Xơ-đăng, H’rê…. Mỗi dân tộc
đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ
Tết cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Ngày thường, đồng bào Tây
Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại
củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong
rừng để cải thiện thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có,
họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để
dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.
Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, Tết
Lửa… diễn ra rộn rịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở Tây
Nguyên.Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ
món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì
đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.
Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách
thức của tổ tiên: Cơm Lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại
mấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửa

và than cho thật khéo. Những ống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhem
nhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ
thường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơm
lam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi.
Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên
làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt
như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống
ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.
Ngoài ra, họ còn dùng phèo lấy từ ruột con vật bốn chân để chế biến món ăn là
một đặc điểm trong cách thức ngả món của đồng bào Gia Rai, Ba Na. Kỹ thuật

15

băm sống và trộn bóp đóng vai trò quan trọng tạo ra nhiều món từ thịt trâu bò, dê,
nguồn thịt chính trong lễ hiến tế thần linh. Có món thịt bóp với phèo. Có món thịt
băm nhỏ trộn với muối đựng trong ống tre. Có món thịt trộn với phèo rồi gói lá.
Có món thịt trộn với tiết, phèo và muối ớt để trên lá. Có món thịt, ruột non, gan,
ruột già hỗn hợp đựng trong ống tre. Lại có món thịt băm, tiết, phèo, muối ớt trộn
nhuyễn. Da bóp với phèo cũng thành một món. Món thường gặp là gan và lá sách
thái miếng xiên xen kẽ vào que tre để nướng.
Trong các món ăn kể trên họ đều dùng thịt sống, tuy không được nấu
nướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác dụng làm tái các loại thịt tươi,
giống như thính gạo trong món nem của người Kinh. Hơn nữa, tất cả những món
sống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay. Rượu cần là đồ uống không thể
thiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm chí được đặt gần bên các ghè
rượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để thực khách vừa nhâm nhi thưởng
thức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc một nhúm thức ăn đưa lên miệng…
Cùng với món sống, họ cũng làm các món nấu chín theo tập tục lâu đời.
Trong các món này, thịt bao giờ cũng được nấu chung với bột gạo và rau đã giã

nhỏ tạo thành món sền sệt đặc như cháo có thể bốc ăn được. Món thịt nướng cũng
là món thông dụng và được ưa thích. Có loại đem gói kín trong lá tươi rồi vùi vào
than hay tro nóng. Có loại thì xâu thành từng xâu hơ trên than củi đang cháy.
Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều
ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng
nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa con
người với nhau. Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong ngày lễ Tết
không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ
chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào
ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng.
Phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên Rượu cần ở Tây
nguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống

16

sinh hoạt xã hội, trong tinh cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộng đồng.Không
có rượu cần thì không có lễ lạt, cưới xin, ma chay, bè bạn…Rượu cần giữ vai trò
là lễ vật khi kinh dâng lên các Thần linh, giao tiếp với các đấng siêu linh. Với bạn
bè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hò, nhắn nhủ công việc, giao
kết tình duyên đôi lứa… Trưóc khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu cần làm
nghĩa vụ: thông báo, dâng mời, cầu xin các Thần linh chứng giám hoặc ban
phước. Dù xử dụng trong thời gian nào, không gian nào, tục uống rượu cần cũng
vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên.
Rượu cần được làm thường xuyên, liên tục bất cứ vào tháng năm
nào.Nhưng chủ yếu dùng vào những ngày “ có việc “ của buôn làng hay gia
đình.Như: cúng Yàng, mừng thọ người già, lễ cưới, đám ma, làm nhà, có
khách xa đến chơi.Đặc biệt là trong những lễ nghi phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, những lễ hội của cả buôn làng. Gia đình hay buôn làng nào “có việc”
như vậy, liền được sự đóng góp của cả họ hàng, cả buôn. Mọi gia đình đều

chuẩn bị ghè rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tới góp chung. Vừa xẻ
chia, giúp đỡ, vừa tạo nên tình cảm gắn bó, thân tình đầm ấm trong cộng đồng.
Để có được ché rượu, phải tiến hành nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyên
liệu đến cách thức chế biến, tính toán thời gian phù hợp, sao cho vừa kịp xử
dụng… để ghè rượu đạt chất lượng cao nhất. Gia đình Tây nguyên nào cũng
biết làm rượu cần, nhưng tỷ lệ lại là bí quyết riêng chỉ được phép truyền trong
mỗi nhà.Do đó rượu được tạo ra bởi những hương vị khác nhau theo sở thích
của từng gia đình. Tuy nhiên có một điều ai cũng phải tuân theo là : trong thời
gian làm men rượu, kể cả làm rượu, phải giữ cho thân thể được sạch sẽ, nhất là
vợ chồng không được quan hệ sinh lý với nhau. Đồng bào cho rằng như thế sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị cuả men rượu.
* Đối với giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.
Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hội
là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên,

17

thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa tinh
thần trong lễ hội của người Tây nguyên được thể hiện trong các lễ hội nông
nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt,
lễ cúng máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồng
chiêng…Lễ hội của đồng bào Tây nguyên là bài ca về lòng yêu nước nồng nàn
của các dân tộc Tây nguyên, là truyền thống coi trọng quá khứ, uống nứơc
phải nhớ lấy nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là bài ca về tình yêu thương
cộng đồng qua biểu tượng “Đàu trâu máng nước”, là tinh thần bao dung hòa
đồng trong quan niệm hoang “sơ thiên, địa, nhân”, là tinh thần thượng võ trong
đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù qua các lễ đâm trâu, lễ hội Cồng Chiêng,
múa khiên, múa trống, là sự thủy chung trọn vẹn trong tình yêu qua “bổ củi
hứa hôn” và “chiếc vòng cầu hôn”.

Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể hiện ở những kinh
nghiệm thuần dưỡng voi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật
đúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc khí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêu
khắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai, Bana, Êđe,Mnông, là kỹ
thuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, là tinh
thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết Đam San, Xing Nhã, Đia
Đon, cũng như các anh hùng thời nay như anh hùng Núp, anh hùng Nơ Trang
Long… Được hội tụ lại trong làng Kông Hoa, Bản Đôn, trong chiến thắng An
Khê, Plây Me, Buôn Mê Thuật, Sa Thày, Đắk Tô, Đắk Nông, Đắk Min. Giá trị
tinh thần còn đọng lại 200 tục lệ của người Êđê, 100 tục lệ của người Mnông
và hàng nghàn tục lệ của người Gia Rai, Bana,Giẻ Triêng, Rơ Ngao, Xê Đăng,
qua các ứng xử trong cộng đồng, qua việc ăn, ở, mặc, giải trí, trong việc cưới,
tang, lễ nghi,tín ngưỡng và tôn giáo.
Đối với giá trị văn hóa nghệ thuật Tây nguyên được thể hiện trong nghệ
thuật trang chí hoa văn. hóa văn cổ truyền Tây nguyên không phải ra đời trong
phút chốc dưới ngòi bút của cá nhân họa sĩ nào đó mà dần dần được hiện hình

18

qua cuộ sống lâu dài của từng tộc người. Nhìn hoa văn các dân tộc Tây nguyên
người xem rung động trước hình khối, màu sắc không chỉ hiện hình trên mặt
vải mà còn có hoa văn trên đồ đan lát (gùi, bồ), hoa văn vẽ, khắc, thậm chí đục
thủng trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (ở nhà chung của làng, trên
cột đâm trâu, cột lễ nhà mồ)
Giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật ở Tây nguyên đươc thể
hiện đó là:
– Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Ở Tây Nguyên Việt Nam có rất đông dân tộc ít người đang sinh sống,
họ ở trong các buôn làng và trong những khu rừng trọc đã được phát hoang,

sống sinh hoạt theo từng cộng đồng dân tộc của mình không lẫn lộn với dân
tộc khác. Hiện nay, nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh)
ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ
Nông… với những truyền thống văn hóa đặc sắc riêng của dân tộc mình.
Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ra đời từ niềm tin mãnh liệt
vào thần linh mà họ thường vẫn gọi là Yàng nên mang tính cộng đồng rất cao.
Các nghi lễ, lễ hội vừa là những sinh hoạt văn hoá có tác dụng to lớn trong việc
củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết, sự gắn bó của cộng đồng
nhưng cũng đồng thời tạo môi trường diễn xướng của nhiều nhạc cụ dân tộc như:
K’ni, Brố, đinh Tăk Tà, đinh Tút, đinh Năm… Ở đây có những nghi lễ, lễ hội đặc
sắc, độc đáo như: lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, mừng lúa mới, nhà
mới, lễ rước Kpan… mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc Tây Nguyên .
Mùa lễ hội Tây Nguyên kéo dài suốt mấy tháng 1, 2, 3 dương lịch. Hầu
như không gian không lúc nào vắng tiếng chiêng cồng. Lúc ấy, mùa rẫy đã tuốt
xong và đã đón kho. Dẫu cho chưa dồi dào nhưng không còn lo cái đói rình
rập. Con người có thời giờ nghĩ đến các mối quan hệ với thiên nhiên, tổ tiên.
Con người muốn cảm ơn, chia phần thu hoạch cho những lực lượng vô hình đã
phù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hoà, người yên vật thịnh. đồng thời họ

19

cũng nhắc nhở chúng phải có nhiệm vụ giúp đỡ họ vào năm tới. Sở dĩ có
chuyện giao nhiệm vụ như vậy là vì mối quan hệ giữa người với thần linh khá
bình đẳng. Nó phản ánh tinh thần dân chủ thời bộ lạc còn được bảo lưu và phát
triển trong cộng đồng công xã các dân tộc Tây Nguyên. Như vậy, trong các
nghị lễ và thái độ ứng xử với thiên nhiên, siêu nhiên (đã được nhân hoá), người
Tây Nguyên đi tìm đồng minh, đi tìm bạn, chứ không đi tìm các vị thánh, càng
không đi tìm Đức Chúa. Cảm ơn và chia sẻ với bạn bè là đạo lí của đồng bào.
Con người còn nghĩ đến bản thân, đến cộng đồng trong những tháng

nông nhàn này. Cũng nhu mọi vật, con người có phần xác và phần hồn đều cần
được chăm sóc. Những việc quan trọng như làm nhà rông, làm hay sửa nhà
cửa, lễ cưới, lễ cầu an cho người, cho gia súc, sửa sang lại nhà mồ hay làm lễ
bỏ mả… đều được làm vào thời gian này. Và bất cứ việc lớn hay nhỏ, việc của
cả cộng đồng hay của từng buôn làng, từng người đều trở thành việc chung và
luôn thấm nhuần tinh thần và không khí hội hè. Điều đặc biệt là trong mọi hoạt
động văn hoá, phong tục ấy, đồng bào quan niệm luôn luôn có sự tham gia của
linh hồn những người đã mất.
Trên cơ sở vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan như vậy, văn hoá
dân tộc, mà thực chất là văn hoá dân gian Tây Nguyên có mặt trong mọi hoạt
động của đời sống con người với những mật độ mau, thưa tuỳ theo thời gian
trong năm. Vào đầu mùa mưa (thường diễn ra từ cuối tháng 5 dương lịch), các
gia đình dọn hẳn vào ở bên cạnh rẫy lúa của mình và ở đó đến cuối tháng 11
khi thóc thu hoạch đã đưa vào kho chứa. Thời gian này vì phải tập trung vào
sản xuất, đồng bào không có nhiều hoạt động cộng đồng. Họ có lễ cầu an cho
cây trồng sau khi lúa con gái được làm sạch cỏ. Vào lễ này, mỗi gia đình đem
những vò rượu cần làm từ lúa mùa năm trước và được ủ men trên rẫy về làng
chung vui. Lễ tạ ơn thần sấm đã làm mưa xuống và tạ ơn Mẹ Lúa Yang S ’ri.
Đồng bào Tây Nguyên tin rằng trong mỗi cái chiêng đều có thần chiêng (Yang
chiêng). Vì thế có cái chiêng phải đổi bằng voi hay nhiều con trâu do chiêng ấy

20

có thần mạnh. Trong lễ cầu an, khi chiêng được gióng lên là lúc thần chiêng
xuất hiện, cao giọng cổ vũ, khen ngợi, cảm ơn thần sấm. Sự hoà đồng của các
thần chiêng và thần sấm đem lại sự hứng khởi vô hạn cho đồng bào. Ở đây là
sự hội tụ của các lực lượng siêu nhiên, do con người được đối xử như bạn, nên
đã biểu hiện ra cho họ thấy chúng hài lòng đến mức nào. Bằng những hoạt
động văn hoá- nghệ thuật, con người Tây Nguyên cổ truyền đã kéo Thiên- siêu

nhiên về với mình, trở thành bạn của mình, tham gia như những thành viên
thực thụ trong niềm vui chung của cộng đồng. Bằng cách đó, con người chinh
phục thiên nhiên, hoà nhập với nó để rồi nhận lấy một niềm tin rằng con người
là bạn và do đó được Thiên- siêu nhiên giúp đỡ hết mình. Nhưng con người
không thụ động, mà trong tổng thể hoạt động văn hoá nghệ thuật (như trong Lễ
cầu an) họ đã tái tạo lại thực tại qua những sáng tạo của mình và bằng cách đó
đã in dấu bản sắc người vào thực tại ấy.
Trên thực tế, con người Tây Nguyên tự tin vào mối quan hệ bền vững,
tốt đẹp của họ với môi trường. Ở họ không có những động tác cúi rạp mình khi
hành lễ và cũng không có những câu cầu xin kiểu “lạy thánh mớ bái” hay “con
cắm rơm con cắn cỏ lạy Ngài”. Nhìn từ góc độ “tiến bộ xã hội” như quan niệm
ngày nay thì đấy không phải là một trạng thái “lí tưởng”. Tuy nhiên, từ góc độ
văn hoá cổ truyền, cái vẻ hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho Tây
Nguyên còn giữ được những phẩm chất “bản thiện” của con người và chưa bị
“tha hoá” bởi các xã hội có giai cấp (ý của Mác). Và chính cuộc sống mà trong
đó hội tụ cả mọi miền thời gian, mọi nẻo không gian cả hiện thực và huyền
thoại đã là mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng bay bổng, cho sức sáng tạo
nghệ thuật thả sức tung hoành. Có vậy mới có một chàng Đăm Săn đòi lấy Nữ
Thần Mặt Trời, mới có Đăm Noi cưỡi khiên đánh nhau với quỷ Đrăng HạĐrăng Hưm suốt bảy năm chín tháng. Có vậy, ngày nay chúng ta mới được
thừa kế một nền văn học nghệ thuật rất đặc sắc, rất đa dạng, khó có thể tìm
thấy ở những nơi khác trên thế giới. Có vậy, ta mới hiểu được, mới phát hiện

21

bên trong vẻ hồn nhiên, chân chất, con người Tây Nguyên ẩn chứa một tâm
hồn nghệ sĩ, một tiềm năng sáng tạo nghệ thuật dồi dào.
Những lễ hội được quan tâm giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở
đây, thể hiện qua những kiến trúc đặc sắc như nhà sàn dài, nhà rông, đời sống
văn hóa, ẩm thực,âm nhạc… Những họa tiết hoa văn được điểm xuyết khá tinh

tế xuất hiện trên các ngôi nhà của dân tộc Tây Nguyên, các dụng cụ của họ,
trên từng bộ đồ của dân tộc Tây Nguyên… Nghệ thuật dệt hoa văn, trang trí và
điêu khắc của đồng bào cũng là một mặt rất đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên.
– Văn hóa Cồng Chiêng:
Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên
nhiên. Trong mỗi chiêng lại có thần chiêng (Yang chéng). Có lẽ vì thế, tiếng
chiêng có ý nghĩa thiêng liêng và theo tập quán cổ truyền chỉ được dùng trong các
nghi lễ, lễ hội cần thiết. Tiếng cồng triêng trầm hùng, sâu lắng suốt ngày đêm của
lễ hội bỏ mả có tác dụng như đẩy lùi cả bầu trời ra xa, đem xuống cả bức tranh
nhà mồ càng uy nghi, hoành tráng hơn bởi hàng trăm đống lửa rực sáng bừng lên
giữa cõi âm u tĩnh mịch của núi rừng tạo nên như một thiên cung huyền ảo.
Trong văn hoá phần lớn các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vai
trò quán xuyến cuộc sống con người. Với quan niệm cộng đồng gồm hai nửahôm qua và hôm nay- thế giới hữu hình luôn có liên hệ với thế giới vô hình mà
cồng chiêng, với âm nhạc và sức mạnh thiêng của nó là cầu nối. Người có
nhiều cồng chiêng được tôn trọng không phải trước hết vì có nhiều của cải vật
chất, mà chính là người ấy có trong nhà nhiều Thần chiêng. Vì thế ông ta (hay
bà ta) có bên mình nhiều bạn bè ở thế giới vô hình với quyền năng lớn lao.
Hầu như mọi hoạt động văn hoá đều có cồng chiêng. Khi đứa trẻ sơ sinh
Giarai đầy cữ, người lớn đem cái chiêng quý, tương truyền là di vật của người
anh hùng trong H’Ri đến bên nó. Ông già làng gióng lên ba hồi chiêng theo
nhịp xung trận nếu là bé trai, theo nhịp mùa gặt nếu là bé gái. Hồi chiêng đó
đồng bào gọi là chiêng Thổi Tai. Họ quan niệm rằng trẻ sơ sinh vốn là tặng

22

phẩm trời đất ban cho, tai còn kín đặc, muốn cho bé lớn lên thành người của
dân tộc, của làng, phải “thổi tai cho bé thông suốt”. Việc đó chỉ có cồng chiêng
làm được, với sức mạnh của Thần chiêng.
Theo cách nói ngày nay, ba hồi chiêng được hiểu như những tín hiệu

văn hoá dân tộc, được gióng lên để đón lấy một thành viên mới của cộng đồng.
Đó là một lời truyền dạy, lời trăng trối của tất cả “cộng đồng hôm qua” cho
mỗi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và dạy dỗ để biết sống theo thói
ăn, nếp ở của dân tộc. Ba hồi chiêng đầu chỉ là một lễ thức. Đó chính là sự gieo
mầm cho văn hoá dân tộc được tiếp nối trong tất cả các thế hệ người.
Đứa trẻ lớn lên thành người trong một không gian đầy nhạc cồng
chiêng. Bởi vì bất cứ việc gì quan trọng con người đều muốn thông báo và kêu
gọi sự giúp đỡ của thiên siêu nhiên và nhất là của “nửa cộng đồng hôm qua”tức tổ tiên. Thế là cồng chiêng lại có mặt, chẳng sót nhà nào, nơi nào, việc gì.
Tất cả đều phải có nhạc cồng chiêng diễn tấu trong đội hình hình tròn, ngược
chiều kim đồng hồ.
Đón con người vào đời là nhạc cồng chiêng. Lại cũng cồng chiêng sẽ tiễn
đưa con người ấy ra huyệt mộ để rồi trong lễ bỏ nhà mồ, linh hồn con người đi
theo tiếng cồng chiêng mà về với “nửa cộng đồng hôm qua”. Có thể nói, cuộc đời
con người Tây Nguyên “dài như tiếng chiêng”. Với chức năng xã hội như vậy,
khái niệm “Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” được đưa ra là thoả đáng.
Cũng sẽ không sai nếu đưa ra một khái niệm nữa: Nghệ thuật âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên. Xưa kia, mỗi nhà dù nghèo cũng có một bộ. Nhà giàu
có đến hàng chục bộ khác nhau. Gọi là một bộ vì đó là một biên chế âm nhạc với
một hệ âm thanh chặt chẽ. Tuỳ theo dân tộc, thậm chí, từng nhóm địa phương
từng dân tộc, biên chế ấy không giống nhau. Một bộ chiêng cồng có từ 3 đến 15
cái, trong đó, cồng (có núm) và chiêng (không có núm). Cùng với cồng chiêng,
còn có trống và ở một số dân tộc còn thêm hai cặp chũm chọe nữa. Theo đồng
bào, trống là thần sấm biểu tượng cho Trời, tính nam. Cồng chiêng biểu tượng

23

cho Đất, tính nữ. Người Giẻ cho rằng trống là Mặt trời, tính nam, cồng là Mặt
trăng, tính nữ. Bất kể cồng chiêng và trống được gắn cho biểu tượng gì, ở đâu
cũng ẩm giấu một quan niệm lưỡng hợp nguyên sơ về một quá trình sinh sôi nảy

nở của cư dân nông nghiệp. Nếu bộ chiêng chỉ có ba chiếc thì thường đó là ba cái
cồng (có núm). Âm thanh của chúng cách nhau một quãng năm và quãng bốn. Đó
là những quãng cơ bản trong hệ âm thanh thiên nhiên.
Ở Việt Nam nhiều dân tộc dùng chiêng cồng. Nhưng không ở đâu cồng
chiêng lại quán xuyến cuộc sống con người và đạt đến trình độ âm nhạc như
cồng chiêng Tây Nguyên. Chính phẩm chất này đã khiến “văn hoá cồng
chiêng” và “nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng” trở thành một đặc điểm nổi bật
của vùng văn hoá Tây Nguyên.
Cồng chiêng do vậy đã góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca
đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Ngày 25/11/2005,
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức
ghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách kiệt tác
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
– Nét hoạt động văn hóa phi vật thể.
Bộ phận lớn nhất trong nền văn hoá cổ truyền các tộc người Tây
Nguyên là các hình thức và hoạt động văn hoá phi vật thể. Đây là bộ phận có
vai trò rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là tác nhân làm cân bằng
đời sống xã hội và con người. Nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên nhìn chung
đa số tồn tại dưới dạng văn hoá dân gian. Đó là các bộ sử thi nổi tiếng của
đồng bào như Đam San, Xinh Nhã, ĐămBri, Dăm Dí, Rơ Păm, Khinh Dú với
các nghệ nhân hát kể các bộ sử thi đó như Khan (Êđê), Hơri (Giarai), Hôamn
(Hahnar), Otnroong (M’nông), Akhatgukhar (Rắcglây), hoặc có nhiều thầy
cúng (Pơtau), các luật tục giống như Hương ước của người Kinh dưới xuôi.
Các lễ hội cứ nối tiếp nhau từ mùa xuân năm nay đến năm sau như đâm trâu
(Groongk’po), cầu an cho lúa (Sômah kwai), bỏ mả (Pớatpothi), cúng đất làng,

24

lễ mừng, tết cơm mới, múa trống, múa xoang, múa khiên, đánh cồng, đánh

chiêng… cùng với những lễ hội đó, đời sống tâm linh của các tộc người ở đây
cực kỳ phong phú mà các nhà nghiên cứu dân tộc học gọi là tính ngưỡng “vạn
vật hữu linh” với các hình thức biểu hiện như Tô tem giáo, Bái vật giáo,…
Một số dân tộc Tây Nguyên như Êđê, Giarai, Bana đã sáng tạo và lưu
giữ cho đến nay những tác phẩm nghệ thuật mà xưa nay vẫn gọi là trường ca.
Người Êđê gọi đó là khan, ở người Gialai là H’Ri và ở người Bana là H’ămon.
Khan Đăm San được biết đến và dịch ra tiếng Pháp, tiếng Việt từ những năm
nửa đầu thế kỉ XX. Sau đó là các khan Xinh Nhã, Xinh rú, Đăm noi…
Người Bana An Khê (Gia Lai) gọi việc trình bày là Book H’ămon, tức Ông
H’ămon. Đề tài và cốt truyện H’ămon thường nói về các anh hùng thuở khai sáng,
những nhân vật cứu loài người, cứu dân tộc khỏi những hiểm hoạ to lớn. Để hát
ngâm, đồng bào phân loại các nhân vật thành hai phe Chính- Tà, mỗi phe có một
làn điệu âm nhạc riêng. Mỗi nhân vật nam hay nữ trong mỗi phe lại có làn điệu
riêng của mình. Thành thử nếu nghe quen thì chỉ cần cất lên làn điệu nào là có thể
hiểu ngay, đấy là nhân vật nam hay nữ, thuộc phe chính hay tà.
Trình bày H’ămon bao giờ cũng là một sinh hoạt cộng đồng nghiêm túc,
đầy tính chất thiêng liêng, ít nhất bao gồm toàn bộ già trẻ trai gái dân làng sở
tại, nhưng thường có cả dân các làng gần đấy. Họ ngồi bên ngoài, bao quanh
căn nhà sàn, gom thành những nhóm nhỏ, ngồi im lặng quanh những đống lửa
nhỏ, vừa rít tẩu thuốc, vừa nghe. Chỉ có mấy vị già làng là ngồi trên nhà, bên
bếp lửa ở gian tiếp khách.
Đến với H’ămon là để sống với nó, nên hễ đã bắt đầu trình bày một
H’ămon nào đó thì phải kể cho đến hết, dù có phải chia thành nhiều đêm. Nếu bỏ
dở, các nhân vật (vốn được tin rằng luôn hiện hữu bên cạnh con người) sẽ không
bằng lòng vì số phận của họ không được kể từ gốc đến ngọn. Còn người nghe
cũng cần được sống với câu chuyện cho đến khi ngã ngũ, kết thúc. Nhu cầu được
sống ấy khiến cho một H’ămon được kể đi kể lại nhiều lần mà dân không chán.

25

2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc
vùng văn hóa Tây Nguyên
Xuất phát từ quan điểm của Đảng không chỉ bảo tồn, phát huy mà còn làm
giàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên. Có thể nói, nền văn hoá cổ
truyền các dân tộc Tây Nguyên đang đứng trước thử thách của một thời kỳ phát
triển mới do những cơ sở kinh tế – xã hội trước đó đã bị thu hẹp nhường chỗ cho
những yếu tố văn hóa mới của xã hội hiện đại, cùng với đó là những yếu tố văn
hoá ngoại lai đang dần xâm nhập đã tác động rất lớn đến nền văn hóa cổ truyền
dân tộc, trong đó có nền văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên.
Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy, kế thừa bản sắc vùng văn hóa Tây
Nguyên, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, chuẩn bị hành trang văn hoá Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế,
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm , các chính sách về dân tộc, đại đoàn kết,
tôn giáo, đất đai được Đảng ta nêu rõ trong các Nghị quyết của Đảng nhằm
giải quyết có hiệu quả các vấn đề nói trên, như: Nhà nước ta đã cho đầu tư xây
dựng nhà rông văn hóa tại các tỉnh Tây Nguyên; xây dựng mô hình buôn văn
hóa kiểu mẫu, từng bước phục hồi lễ hội cồng chiêng và các lễ hội truyền
thống của các dân tộc thiểu số như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng bến nước
…; tiến hành sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn các hiện vật đặc thù của văn hóa Tây
Nguyên; các lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng,… đã trở thành lễ hội truyền
thống hàng năm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; mở lớp hướng dẫn sử
dụng nhạc cụ dân tộc và dạy đánh cồng chiêng cho đồng bào các dân tộc Ê Đê,
M’nông, Gia Rai, Ba Na, Sê Đăng và K’ho. Phần lớn các buôn làng Tây
Nguyên hiện nay đều có những đội cồng chiêng biểu diễn phục vụ đồng bào
trong sinh hoạt cộng đồng. Vào những ngày lễ, Tết, hình ảnh những vòng
người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng
cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian văn hóa
lãng mạn và huyền ảo.

2.Một số giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc vùng văn hóaTây Nguyên25KẾT LUẬN28DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO29MỞ ĐẦUTây Nguyên là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,chính trị, quân sự không những đối với Việt Nam và cả ba nước Đông Dương;là vùng cao nguyên được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương” với 5 tỉnhgồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và là một trong sáuvùng kinh tế của cả nước, tuy diện tích tự nhiên chỉ bằng 16,3% diện tích tựnhiên của cả nước và dân số cũng chỉ chiếm 5,3% cả nước, nhưng Tây Nguyênlại là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, có nhiều tiềm năng và lợi thế đểphát triển kinh tế – xã hội. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thốngđấu tranh cách mạng kiên cường, có nền văn hoá cổ truyền độc đáo, phong phúvà rất đa dạng. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá đa dạng trong thốngnhất, nền văn hoá cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên là một trong những bộphận cấu thành rất quan trọng để làm nổi bật nên diện mạo đó. Năm 1975, saukhi đất nước giải phóng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chínhsách phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng TâyNguyên, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc trong đại gia đình các dântộc Việt Nam, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồngbào dân tộc Tây Nguyên. Sau 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chungcủa đất nước, bộ mặt kinh tế – xã hội Tây Nguyên có nhiều thay đổi, đời sốngvăn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, lĩnh vực văn hoá ở TâyNguyên lại đang dần bị mai một, cần được chú ý bảo tồn. Vấn đề bảo tồn vănhóa truyền thống Tây Nguyên đã được đặt ra từ lâu với sự đầu tư đặc biệt,nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, dẫn đến nhạt phai, mai một. Bảo tồn văn hóa nóichung, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên nói riêng là hướng tới mục đích phát triểnbền vững xã hội. Ðiều đó có nghĩa, cần bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọngđiểm; bảo tồn gắn liền với khai thác, phát huy các giá trị truyền thống. Hay nóicách khác, bảo tồn trong sự phát triển…NỘI DUNGI. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- Xà HỘI.1. Đặc điểm tự nhiên.Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và LâmĐồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân sốhiện nay khoảng 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế – sinh thái củanước ta hiện nay. Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, cónhững hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệthống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung vàĐông Nam bộ; có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông – Tây vàkhông quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. Vìvậy, Tây Nguyên vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, anninh, vừa có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở.Lãnh thổ nằm ở cả Đông và Tây Trường Sơn nên đất đai, địa hình, khíhậu đa dạng. Độ cao trung bình khoảng 600-800 mét so với mặt biển, nhưng cónơi rất thấp (như khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk giáp với Campuchia chỉ cao200 mét), có nơi rất cao (thành phố Đà Lạt 1.500 mét). Có nhiều dãy núi trùngđiệp với những đỉnh núi cao trên 2.000 mét như: Ngọc Linh, Ngọc Niay, ChưHmu, Cư Yang Sin, Lang Biang.Tây Nguyên có một mạng lưới sông suối khá dày, nhiều ghềnh thác; lànơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm: hệ thống sông Pô Kô – Sê; hệthống sông Ba – Ayun; hệ thống sông Sêrêpôk và hệ thống sông Đồng Nai. Trữlượng thủy năng của các hệ thống sông này chiếm trên 22% nguồn thủy năngcủa cả nước. Hiện trên các hệ thống sông chính đã có 11 nhà máy thủy điệnlớn đang vận hành và một số nhà máy đang xây dựng với tổng công suất hơn4.500MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất nguồn điện của cả nước.Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậunhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường cógió cao nguyên từ cấp 4 đến cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậuẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển.Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự pháttriển bền vững của vùng Tây Nguyên. Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệđộng thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừngvà công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, lànguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ.Về hệ động vật, địa hình và thảm thực vật nằm trong một dải liên hoànvới Đông Bắc Campuchia và Nam Lào đã tạo nên một khu hệ động vật khôngchỉ giàu về thành phần loài mà còn có số lượng lớn, được coi là khu vực phongphú bậc nhất về động vật hoang dã ở Đông Nam Á, với 93 loài thú, 197 loàichim, gần 50 loài bò sát, 25 loài lưỡng thê, trên 50 loài cá nước ngọt và hàngngàn loài côn trùng, động vật đất, có tới 17 loài được Hiệp hội Quốc tế về Bảovệ Thiên nhiên (IUCN) xếp vào danh sách các loài quý hiếm cần được bảo vệnhư tê giác, voi, gấu, bò rừng, bò xám, bò tót, hổ, báo, hươu vàng, nai càtoong, vượn đen, gà lôi, công, trĩ…Ngoài ra, Tây Nguyên còn có lợi thế lớn về đất. Theo phân loại hiệnhành, đất ở Tây Nguyên được phân thành 11 nhóm chính, trong đó tập trung ởhai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất xám (acrisols) và nhóm đất đỏ(ferrasols). Tài nguyên đất là yếu tố quan trọng để Tây Nguyên trở thành mộtvùng sinh thái đặc thù có ưu thế lớn về nông nghiệp, rất thuận lợi để phát triểnmột nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su,hồ tiêu, điều, ngô lai, bông vải, chè, rau, hoa, cây ăn trái.Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã đượcđiều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Đặcbiệt là bô-xít có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữlượng bô-xít của cả nước. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị như sắt,wonfram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá quý như saphia, xircon, corindon,thạch anh hồng và thạch anh tinh thể… khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh.Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, 4 tỉnh có đường biên giới giáp với hai nướcLào và Campuchia dài 554km (biên giới giáp với CHDCND Lào dài 135km,biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 419km). Toàn tuyến biên giớicó năm cửa khẩu chính đi sang hai nước Lào, Campuchia; trong đó cửa khẩuBờ Y, cửa khẩu Lệ Thanh đã được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Bacửa khẩu còn lại đã khai thông thành cửa khẩu quốc gia.Hệ thống giao thông đã và đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với các vùng khác trên tuyến hành langĐông-Tây. Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài gần 2.000km, 59tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa. Có 3 sân bay đang hoạt động(Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Liên Khương) nối với các trung tâm kinh tế lớn củađất nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.2. Đặc điểm xã hội.Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cưtrú của nhiều dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộcngười, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độtăng dân số và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Một trongnhững nguyên nhân chính là do tình trạng di cư tự do kéo dài nhiều năm, đếnnay vẫn còn diễn ra phức tạp.Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta có nhiềuchủ trương, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bàocác dân tộc Tây Nguyên, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phậndân cư và lao động từ các vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tếmới và mở mang các nông lâm trường. Là vùng đất màu mỡ, có ưu thế lớn vềđất đai và tài nguyên thiên nhiên, nên Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thànhnơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnh thành đến sinh sống.Cùng với quá trình di cư có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, lànsóng di cư tự do bắt đầu hình thành vào đầu thập kỷ 80 và diễn ra ồ ạt từ giữathập kỷ 80 (thế kỷ XX) cho đến những năm gần đây. Sự sôi động của làn sóngdi cư tự do vào Tây Nguyên là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi quy mô củanó lớn và kéo dài. Chính làn sóng di cư tự do đã làm cho cơ cấu và thành phầndân tộc ở Tây Nguyên biến đổi nhanh. Năm 1976 dân số toàn vùng là1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu sốtại chỗ chiếm 69,7% (853.820 người). Nhưng hiện nay, dân số toàn vùng đãlên đến 5.107.437 người, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ còn chiếm25,5% (1.302.396 người); đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), cònlại các nơi khác đến chiếm 7,6% (388.166 người). Các dân tộc thiểu số tại chỗTây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là Nam Đảo (MalayôPôlinêdiêng) và Nam Á (Môn-Khơ me).Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng, người thưa nên các dân tộc cư trúthành những khu vực tương đối biệt lập. Chỉ có hai đầu (Bắc Kon Tum và NamLâm Đồng) buôn làng của các dân tộc có xen kẽ nhau, còn lại là những khu vựccư trú tập trung theo dân tộc. Nhưng hiện nay, các dân tộc thiểu số tại chỗ ở TâyNguyên không còn cư trú theo lãnh thổ, tộc người riêng biệt mà sinh sống xenkẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về văn hóa với người Kinh và các dân tộc thiểusố từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp. Trong quá trình chung sốngcận kề, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau nhưngcơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa người tại chỗ và nơi khácđến, cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyênlà buôn làng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Các buôn,làng của đồng bào sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai,núi rừng, nguồn nước là sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đềutuân thủ luật lệ, phong tục của buôn làng. Thành tố hợp thành buôn làng của đasố các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ cao tuổi có uy tín nhất caiquản; phần lớn theo chế độ hôn nhân lưỡng hợp, một vợ một chồng, con gáicưới chồng và con mang họ mẹ. Một số dân tộc theo chế độ phụ hệ.Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chếđộ luân canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; cây lương thựcchính là lúa tẻ, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chănnuôi, nấu rượu… Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà chủ yếudùng vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có các nghề thủ công truyền thống nổitiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, làm thuyền độc mộc, đan lát các dụng cụgia đình bằng mây, tre,… Hiện những nghề này đang từng bước được phục hồiđể tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền thống.Nét nổi bật của các dân tộc thiểu số là đời sống xã hội mang tính cộngđồng cao. Trong thiết chế cổ truyền, buôn làng của đồng bào là những đơn vịcơ sở xã hội duy nhất và cao nhất (trên nó không còn một thiết chế nào khác),có nơi cư trú và nơi canh tác riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, mặc nhiênđược các buôn làng khác thừa nhận.Đối với các dân tộc thiểu số nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộctừ các tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, như: Nùng, Tày, Mông, Thái , Dao,Mường …Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc rất cần cù, chịu khólàm ăn, đa số sau khi vào lập nghiệp từ 5-7 năm là ổn định cuộc sống. Tuy nhiên,đây cũng là một bộ phận dân cư tham gia vào làn sóng di dân tự do, làm đảo lộnchiến lược dân số và lao động của vùng Tây Nguyên; làm phá vỡ quy hoạch tổngthể về phát triển kinh tế – xã hội ở từng địa phương; tạo nên sự quá tải về cơ sở hạtầng. Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bìnhthường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ(chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành. Những năm qua, số lượngtín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Ngoài ra, có một số tôn giáokhác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít, như Bahai, Phật giáo Hòa Hảo.II. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN1. Một số nét đặc sắc về vùng văn hóa Tây Nguyên.Trước khi tìm hiểu về bản sắc văn hoá Tây Nguyên, chúng ta cần hiểu thếnào là bản sắc văn hoá. Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của mộtcộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc nàyvới dân tộc khác. Nó thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức củamột cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữnước, sáng tạo văn hóa, khoa học – nghệ thuật… Khái niệm bản sắc có hai quan hệcơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau vàquan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có.Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã nêu rõ: “Bản sắc dântộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoavun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trởthành những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người ViệtNam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoànkết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái baodung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo tronglao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống”Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bảnsắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc,tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc. Nhờ đó mà dân tộc có thể vữngvàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.Vậy, bản sắc văn hóa là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng của vănhóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dàicủa đất nước, với các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn, trừutượng và tiềm ẩn.Do vậy, muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắcthái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắcvăn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nóthường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.Từ quan niệm chung đó, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vôcùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Tây Nguyên, được biểu hiệnqua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hộicủa các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng ta sẽhiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá TâyNguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở củanền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùngđồng bằng. Là nơi hội tụ nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dântộc Êđê, Jarai, M’nông… cùng với những phong tục, tập quán, lễ hội đã tạocho Tây Nguyên trở thành vùng văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc.Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, giá trị văn hóa Tây nguyên quy tụ ởcác giá trị cơ bản: văn hóa hữu hình,văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.* Đối với giá trị văn hóa hữu hình:Ở Tây Nguyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những ngôinhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnông hướng về phía bắc namđể lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Đó là cầuthang nhà rông nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho mẫu hệ Tâynguyên, là những thiết chế nhà dài (kopan) được đẽo nguyên từ thân cây lớn, làché rựu cần bên bếp lửa hồng, là những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằngđồng, là những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay, chân trong những gày hỏichồng(Trôk kô – ông), lễ thỏa thuận (Bi Kuộd) và lễ cưới ( Kbih Ungmô); Mặtkhác, Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài Thành phố Đà lạtnhư thác Đămbơri, thác Premli thơ mộng với hồ than thở, thung lung tìnhyêu… giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nguyên còn phải kể đến vườn Quốc giaYooc Đôn, Nom Ka, cao nguyên Konplong, khu rừng nguyên sinh Chư MôRay Đakuy núi Ngọc Linh với những chim thú, cây rừng hiếm quý, với thác10Trinh Nữ mộng mơ, thác Yali hùng vĩ, thác Drây Sap, hồ Lắk, Dắk Tré, KonLak còn in đậm nét hoang dã. Giá trị vật thể ở Tây nguyên còn là những chứngtích căn cứ kháng chiến Bản Đôn, của làng Kông Hoa quê hương của nhữngngày đầu “Đất nước đứng lên”, là ngục Kông Tum, đường mòn Hồ Chí Minh,là chiến thắng An Khê, một đỉnh cao của thời kỳ chống Pháp, là chiến thắngPlây Me, Đắk Tô, Tân Cảnh, chiến thắng lịch sử Ban Mê Thuật hào hùng vớithời kỳ chống Mỹ. Trong đó nổi bật có các giá trị:- Nhà Rông: Bộ phận văn hoá vật thể với nhà Rông và các nhà sàn theonhiều kiểu dáng khác nhau, nhà mồ và tượng nhà mồ, một số vật dụng hàngngày, các công cụ sản xuất và các nhạc cụ dành cho lễ hội như Cồng, Chiêng,các loại hình nghệ thuật dân gian như Đàn đá, Đàn tơrưng,… là những đặctrưng văn hóa cơ bản cho vùng đất và con người nơi đâyTrong văn hóa vật thể của đồng bảo Tây Nguyên, nhà Rông của vùngđất này được coi là một trong những nét văn hóa đặc sắc với những kiến trúcđộc đáo mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nhà Rông của dân tộc TâyNguyên là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc ở đây, nó là trụsở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhàkhách… ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệnghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyềnthống …, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí,đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đãđược quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụhọp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng…Người dân TâyNguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lạiđể bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêngđể thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quíđến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các11vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng. Nhà Rông còn là nơi để cácthanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ởđây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà Rông,ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau,nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụngtrộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng.Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thốngcủa một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duyvà hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đốivới cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mốiquan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa,bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng nhưmột lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiệntinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian đểkhẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quanhệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhàRông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhàRông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duytrì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần nhưtất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phongtục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục,ngôn ngữ, ứng xử… bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọngtrong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữuhình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễhội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thànhdãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốnlượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở12nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quâyquần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú,độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.- Nhà Mồ: Kiến trúc Tây nguyên trước hết phải nói đến kiến trúc nhàmồ. Tuy nó là kiến trúc dân gian thuộc loại không lớn nhưng có thể nó khôngcó một dạng kiến trúc nào của Tây nguyên lại có thể so sánh với nó về giá trịnghệ thuật kiến trúc và giá trị nghệ thuật tạo hình. Nhà mồ là sản phẩm kết tinhcủa nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, nó là kiếntrúc, là điêu khắc, là hội họa, là trang trí.Phần lớn tượng nhà mồ là tượng người. Theo chu trình dựng nhà mồ, đểtiến hành nghi lễ bỏ mả, việc đầu tiên của người chủ hộ là đẽo tượng mồ.Trong quá trình xây dựng nhà mồ, thì người dân tộc Gia Rai vào rừng lấy gỗdựng cột, thường là tám cột, còn vách được dựng bằng dãy gỗ tốt, mái lợp lá,còn cửa mồ thì nằm quay về hướng Đông hầu hết những ngôi nhà mồ khi tiếnhành bỏ mả, người Gia-rai sử dụng các loại gỗ tạp, để đẽo tượng, phổ biến làgỗ cây gạo (pơ-lang), vì loại gỗ này mọc nhiều ở vùng người Gia-rai sinhsống, dễ tìm ở xung quanh làng. Theo kinh nghiệm người dân thì cây cà-chítcó độ tuổi trên 10 năm mới đủ tiêu chuẩn để đẽo tượng vì hai loại cây này phâncành sớm, độ dài của cây nếu chưa đủ tuổi trưởng thành thì không đáp ứngđược những yêu cầu của việc đẽo tượng. Những cây gỗ được chọn có độ dàihơn 2 sải tay , đường kính lõi khoảng 30 cm. Người Gia-rai dùng rìu, đốn cây,khi đốn xong người ta vận chuyển bằng cách dùng trâu kéo cây từ trong rừngvề buôn làng. Việc khai thác gỗ để đẽo tượng có kiêng kỵ, nếu đêm ngủ họ mơthấy nhà cháy, bến nước cạn kiệt thì sáng hôm sau sẽ hoãn lại việc lấy gỗ trongkhi đi vào rừng lấy gỗ nếu gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay,người ta cho đó là điềm không lành, dễ có chuyện xấu xảy ra. Người dântộcGia-rai đẽo tượng bằng chiếc rìu cứng cáp. Chỉ trên 1 khúc gỗ, không phácthảo và ngày này sang ngày khác, những cây gỗ to sù sì cứ hiện lên những13dáng dấp, hình người… những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của ngườiđàn ông, đàn bà trẻ nhỏ. Dường như tất cả đã nằm trong đầu của họ. họ lặng lẽtừng nhát chắc chắn bổ xuống để nên hình, nên tượng, nên hồn.Tượng đượcđặt vào quần thể nhà mồ với những cột trang trí, với hàng rào, với hoa văn đanđủ trên mái và với cả phối cảnh địa hình, cây cối nữa trở nên rất sinh động. Khiquan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bứctượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn làhình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, ngườiGia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗngtrở nên sống động như có hồn. Có thể nói, để tạo ra một quần thể nhà mồ,trong đó có các tượng tròn, các phù điêu gỗ, các trang trí tre đan, người TâyNguyên là những nghệ thuật tạo hình xuất sắc.- Trang phục: Trang phục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có đầy đủcác thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểucho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Lễ hội của đồng bào dân tộc TâyNguyên thường diễn ra theo chu kỳ vòng đời con người (lễ thổi tai, lễ mừngsức khỏe, lễ cưới, lễ tang…), theo chu kỳ vòng đời cây trồng (lễ phát rẫy, lễxuống hạt giống, lễ thúc lúa, lễ cho lúa lên chòi, lễ cho lúa xuống chòi…).Trang phục của phụ nữ Tây Nguyên rất đẹp, vì có nhiều hoa văn, và làm nổilên một cách kín đáo đường nét của cơ thể. Nhưng nét đặc sắc nhất của TâyNguyên là ở trang phục nam giới. Họ đóng khố mặc áo, quấn khăn có cài lôngchim quý nhiều màu. Đấy là cả một công trình dệt và thêu và là cả một nghệthuật trang trí phục sức. Ngoài cái phần để che, khố có vạt trước, vạt sau vànhiều hoa văn, diềm khố có tua bông và dài đến giữa ống chân. Vạt trước dài,vạt sau ngắn xúng xính theo nhịp chân đi làm tôn thêm rất nhiều cái phần cơthể săn chắc, khoẻ mạnh của người đàn ông. Nếu trời lạnh, họ khoác thêm mộttấm vải choàng rộng trên cổ, buông xuống tận đầu gối, mở ra trước ngực. Khigió lật tấm choàng, có cảm giác như con người hùng dũng ấy sắp sửa bay lên.14- Ẩm thực ngày tết của Tây Nguyên:Tây Nguyên là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc anh em, đông nhấtlà các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê-đê, M’Nông, Xơ-đăng, H’rê…. Mỗi dân tộcđều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễTết cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Ngày thường, đồng bào TâyNguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loạicủ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trongrừng để cải thiện thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có,họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt đểdùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, TếtLửa… diễn ra rộn rịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở TâyNguyên.Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từmón thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thìđó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cáchthức của tổ tiên: Cơm Lam. Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lạimấu ở một đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửavà than cho thật khéo. Những ống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhemnhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạthường. Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơmlam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi.Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyênlàm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệtnhư ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sốngở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.Ngoài ra, họ còn dùng phèo lấy từ ruột con vật bốn chân để chế biến món ăn làmột đặc điểm trong cách thức ngả món của đồng bào Gia Rai, Ba Na. Kỹ thuật15băm sống và trộn bóp đóng vai trò quan trọng tạo ra nhiều món từ thịt trâu bò, dê,nguồn thịt chính trong lễ hiến tế thần linh. Có món thịt bóp với phèo. Có món thịtbăm nhỏ trộn với muối đựng trong ống tre. Có món thịt trộn với phèo rồi gói lá.Có món thịt trộn với tiết, phèo và muối ớt để trên lá. Có món thịt, ruột non, gan,ruột già hỗn hợp đựng trong ống tre. Lại có món thịt băm, tiết, phèo, muối ớt trộnnhuyễn. Da bóp với phèo cũng thành một món. Món thường gặp là gan và lá sáchthái miếng xiên xen kẽ vào que tre để nướng.Trong các món ăn kể trên họ đều dùng thịt sống, tuy không được nấunướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác dụng làm tái các loại thịt tươi,giống như thính gạo trong món nem của người Kinh. Hơn nữa, tất cả những mónsống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay. Rượu cần là đồ uống không thểthiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm chí được đặt gần bên các ghèrượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để thực khách vừa nhâm nhi thưởngthức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc một nhúm thức ăn đưa lên miệng…Cùng với món sống, họ cũng làm các món nấu chín theo tập tục lâu đời.Trong các món này, thịt bao giờ cũng được nấu chung với bột gạo và rau đã giãnhỏ tạo thành món sền sệt đặc như cháo có thể bốc ăn được. Món thịt nướng cũnglà món thông dụng và được ưa thích. Có loại đem gói kín trong lá tươi rồi vùi vàothan hay tro nóng. Có loại thì xâu thành từng xâu hơ trên than củi đang cháy.Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiềuý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứngnhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa conngười với nhau. Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong ngày lễ Tếtkhông tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻchết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vàongày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng.Phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên Rượu cần ở Tâynguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống16sinh hoạt xã hội, trong tinh cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộng đồng.Khôngcó rượu cần thì không có lễ lạt, cưới xin, ma chay, bè bạn…Rượu cần giữ vai tròlà lễ vật khi kinh dâng lên các Thần linh, giao tiếp với các đấng siêu linh. Với bạnbè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hò, nhắn nhủ công việc, giaokết tình duyên đôi lứa… Trưóc khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu cần làmnghĩa vụ: thông báo, dâng mời, cầu xin các Thần linh chứng giám hoặc banphước. Dù xử dụng trong thời gian nào, không gian nào, tục uống rượu cần cũngvẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên.Rượu cần được làm thường xuyên, liên tục bất cứ vào tháng nămnào.Nhưng chủ yếu dùng vào những ngày “ có việc “ của buôn làng hay giađình.Như: cúng Yàng, mừng thọ người già, lễ cưới, đám ma, làm nhà, cókhách xa đến chơi.Đặc biệt là trong những lễ nghi phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp, những lễ hội của cả buôn làng. Gia đình hay buôn làng nào “có việc”như vậy, liền được sự đóng góp của cả họ hàng, cả buôn. Mọi gia đình đềuchuẩn bị ghè rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tới góp chung. Vừa xẻchia, giúp đỡ, vừa tạo nên tình cảm gắn bó, thân tình đầm ấm trong cộng đồng.Để có được ché rượu, phải tiến hành nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyênliệu đến cách thức chế biến, tính toán thời gian phù hợp, sao cho vừa kịp xửdụng… để ghè rượu đạt chất lượng cao nhất. Gia đình Tây nguyên nào cũngbiết làm rượu cần, nhưng tỷ lệ lại là bí quyết riêng chỉ được phép truyền trongmỗi nhà.Do đó rượu được tạo ra bởi những hương vị khác nhau theo sở thíchcủa từng gia đình. Tuy nhiên có một điều ai cũng phải tuân theo là : trong thờigian làm men rượu, kể cả làm rượu, phải giữ cho thân thể được sạch sẽ, nhất làvợ chồng không được quan hệ sinh lý với nhau. Đồng bào cho rằng như thế sẽảnh hưởng đến chất lượng, hương vị cuả men rượu.* Đối với giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội. Lễ hộilà một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên,17thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa tinhthần trong lễ hội của người Tây nguyên được thể hiện trong các lễ hội nôngnghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt,lễ cúng máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồngchiêng…Lễ hội của đồng bào Tây nguyên là bài ca về lòng yêu nước nồng nàncủa các dân tộc Tây nguyên, là truyền thống coi trọng quá khứ, uống nứơcphải nhớ lấy nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là bài ca về tình yêu thươngcộng đồng qua biểu tượng “Đàu trâu máng nước”, là tinh thần bao dung hòađồng trong quan niệm hoang “sơ thiên, địa, nhân”, là tinh thần thượng võ trongđấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù qua các lễ đâm trâu, lễ hội Cồng Chiêng,múa khiên, múa trống, là sự thủy chung trọn vẹn trong tình yêu qua “bổ củihứa hôn” và “chiếc vòng cầu hôn”.Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể hiện ở những kinhnghiệm thuần dưỡng voi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuậtđúc đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc khí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêukhắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai, Bana, Êđe,Mnông, là kỹthuật trang trí dệt nên những hoa văn của các trang phục các dân tộc, là tinhthần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết Đam San, Xing Nhã, ĐiaĐon, cũng như các anh hùng thời nay như anh hùng Núp, anh hùng Nơ TrangLong… Được hội tụ lại trong làng Kông Hoa, Bản Đôn, trong chiến thắng AnKhê, Plây Me, Buôn Mê Thuật, Sa Thày, Đắk Tô, Đắk Nông, Đắk Min. Giá trịtinh thần còn đọng lại 200 tục lệ của người Êđê, 100 tục lệ của người Mnôngvà hàng nghàn tục lệ của người Gia Rai, Bana,Giẻ Triêng, Rơ Ngao, Xê Đăng,qua các ứng xử trong cộng đồng, qua việc ăn, ở, mặc, giải trí, trong việc cưới,tang, lễ nghi,tín ngưỡng và tôn giáo.Đối với giá trị văn hóa nghệ thuật Tây nguyên được thể hiện trong nghệthuật trang chí hoa văn. hóa văn cổ truyền Tây nguyên không phải ra đời trongphút chốc dưới ngòi bút của cá nhân họa sĩ nào đó mà dần dần được hiện hình18qua cuộ sống lâu dài của từng tộc người. Nhìn hoa văn các dân tộc Tây nguyênngười xem rung động trước hình khối, màu sắc không chỉ hiện hình trên mặtvải mà còn có hoa văn trên đồ đan lát (gùi, bồ), hoa văn vẽ, khắc, thậm chí đụcthủng trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (ở nhà chung của làng, trêncột đâm trâu, cột lễ nhà mồ)Giá trị văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật ở Tây nguyên đươc thểhiện đó là:- Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.Ở Tây Nguyên Việt Nam có rất đông dân tộc ít người đang sinh sống,họ ở trong các buôn làng và trong những khu rừng trọc đã được phát hoang,sống sinh hoạt theo từng cộng đồng dân tộc của mình không lẫn lộn với dântộc khác. Hiện nay, nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh)ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, MơNông… với những truyền thống văn hóa đặc sắc riêng của dân tộc mình.Các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Nguyên ra đời từ niềm tin mãnh liệtvào thần linh mà họ thường vẫn gọi là Yàng nên mang tính cộng đồng rất cao.Các nghi lễ, lễ hội vừa là những sinh hoạt văn hoá có tác dụng to lớn trong việccủng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết, sự gắn bó của cộng đồngnhưng cũng đồng thời tạo môi trường diễn xướng của nhiều nhạc cụ dân tộc như:K’ni, Brố, đinh Tăk Tà, đinh Tút, đinh Năm… Ở đây có những nghi lễ, lễ hội đặcsắc, độc đáo như: lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, mừng lúa mới, nhàmới, lễ rước Kpan… mang đậm nét văn hóa riêng của dân tộc Tây Nguyên .Mùa lễ hội Tây Nguyên kéo dài suốt mấy tháng 1, 2, 3 dương lịch. Hầunhư không gian không lúc nào vắng tiếng chiêng cồng. Lúc ấy, mùa rẫy đã tuốtxong và đã đón kho. Dẫu cho chưa dồi dào nhưng không còn lo cái đói rìnhrập. Con người có thời giờ nghĩ đến các mối quan hệ với thiên nhiên, tổ tiên.Con người muốn cảm ơn, chia phần thu hoạch cho những lực lượng vô hình đãphù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hoà, người yên vật thịnh. đồng thời họ19cũng nhắc nhở chúng phải có nhiệm vụ giúp đỡ họ vào năm tới. Sở dĩ cóchuyện giao nhiệm vụ như vậy là vì mối quan hệ giữa người với thần linh khábình đẳng. Nó phản ánh tinh thần dân chủ thời bộ lạc còn được bảo lưu và pháttriển trong cộng đồng công xã các dân tộc Tây Nguyên. Như vậy, trong cácnghị lễ và thái độ ứng xử với thiên nhiên, siêu nhiên (đã được nhân hoá), ngườiTây Nguyên đi tìm đồng minh, đi tìm bạn, chứ không đi tìm các vị thánh, càngkhông đi tìm Đức Chúa. Cảm ơn và chia sẻ với bạn bè là đạo lí của đồng bào.Con người còn nghĩ đến bản thân, đến cộng đồng trong những thángnông nhàn này. Cũng nhu mọi vật, con người có phần xác và phần hồn đều cầnđược chăm sóc. Những việc quan trọng như làm nhà rông, làm hay sửa nhàcửa, lễ cưới, lễ cầu an cho người, cho gia súc, sửa sang lại nhà mồ hay làm lễbỏ mả… đều được làm vào thời gian này. Và bất cứ việc lớn hay nhỏ, việc củacả cộng đồng hay của từng buôn làng, từng người đều trở thành việc chung vàluôn thấm nhuần tinh thần và không khí hội hè. Điều đặc biệt là trong mọi hoạtđộng văn hoá, phong tục ấy, đồng bào quan niệm luôn luôn có sự tham gia củalinh hồn những người đã mất.Trên cơ sở vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan như vậy, văn hoádân tộc, mà thực chất là văn hoá dân gian Tây Nguyên có mặt trong mọi hoạtđộng của đời sống con người với những mật độ mau, thưa tuỳ theo thời giantrong năm. Vào đầu mùa mưa (thường diễn ra từ cuối tháng 5 dương lịch), cácgia đình dọn hẳn vào ở bên cạnh rẫy lúa của mình và ở đó đến cuối tháng 11khi thóc thu hoạch đã đưa vào kho chứa. Thời gian này vì phải tập trung vàosản xuất, đồng bào không có nhiều hoạt động cộng đồng. Họ có lễ cầu an chocây trồng sau khi lúa con gái được làm sạch cỏ. Vào lễ này, mỗi gia đình đemnhững vò rượu cần làm từ lúa mùa năm trước và được ủ men trên rẫy về làngchung vui. Lễ tạ ơn thần sấm đã làm mưa xuống và tạ ơn Mẹ Lúa Yang S ’ri.Đồng bào Tây Nguyên tin rằng trong mỗi cái chiêng đều có thần chiêng (Yangchiêng). Vì thế có cái chiêng phải đổi bằng voi hay nhiều con trâu do chiêng ấy20có thần mạnh. Trong lễ cầu an, khi chiêng được gióng lên là lúc thần chiêngxuất hiện, cao giọng cổ vũ, khen ngợi, cảm ơn thần sấm. Sự hoà đồng của cácthần chiêng và thần sấm đem lại sự hứng khởi vô hạn cho đồng bào. Ở đây làsự hội tụ của các lực lượng siêu nhiên, do con người được đối xử như bạn, nênđã biểu hiện ra cho họ thấy chúng hài lòng đến mức nào. Bằng những hoạtđộng văn hoá- nghệ thuật, con người Tây Nguyên cổ truyền đã kéo Thiên- siêunhiên về với mình, trở thành bạn của mình, tham gia như những thành viênthực thụ trong niềm vui chung của cộng đồng. Bằng cách đó, con người chinhphục thiên nhiên, hoà nhập với nó để rồi nhận lấy một niềm tin rằng con ngườilà bạn và do đó được Thiên- siêu nhiên giúp đỡ hết mình. Nhưng con ngườikhông thụ động, mà trong tổng thể hoạt động văn hoá nghệ thuật (như trong Lễcầu an) họ đã tái tạo lại thực tại qua những sáng tạo của mình và bằng cách đóđã in dấu bản sắc người vào thực tại ấy.Trên thực tế, con người Tây Nguyên tự tin vào mối quan hệ bền vững,tốt đẹp của họ với môi trường. Ở họ không có những động tác cúi rạp mình khihành lễ và cũng không có những câu cầu xin kiểu “lạy thánh mớ bái” hay “concắm rơm con cắn cỏ lạy Ngài”. Nhìn từ góc độ “tiến bộ xã hội” như quan niệmngày nay thì đấy không phải là một trạng thái “lí tưởng”. Tuy nhiên, từ góc độvăn hoá cổ truyền, cái vẻ hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho TâyNguyên còn giữ được những phẩm chất “bản thiện” của con người và chưa bị“tha hoá” bởi các xã hội có giai cấp (ý của Mác). Và chính cuộc sống mà trongđó hội tụ cả mọi miền thời gian, mọi nẻo không gian cả hiện thực và huyềnthoại đã là mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng bay bổng, cho sức sáng tạonghệ thuật thả sức tung hoành. Có vậy mới có một chàng Đăm Săn đòi lấy NữThần Mặt Trời, mới có Đăm Noi cưỡi khiên đánh nhau với quỷ Đrăng HạĐrăng Hưm suốt bảy năm chín tháng. Có vậy, ngày nay chúng ta mới đượcthừa kế một nền văn học nghệ thuật rất đặc sắc, rất đa dạng, khó có thể tìmthấy ở những nơi khác trên thế giới. Có vậy, ta mới hiểu được, mới phát hiện21bên trong vẻ hồn nhiên, chân chất, con người Tây Nguyên ẩn chứa một tâmhồn nghệ sĩ, một tiềm năng sáng tạo nghệ thuật dồi dào.Những lễ hội được quan tâm giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ ởđây, thể hiện qua những kiến trúc đặc sắc như nhà sàn dài, nhà rông, đời sốngvăn hóa, ẩm thực,âm nhạc… Những họa tiết hoa văn được điểm xuyết khá tinhtế xuất hiện trên các ngôi nhà của dân tộc Tây Nguyên, các dụng cụ của họ,trên từng bộ đồ của dân tộc Tây Nguyên… Nghệ thuật dệt hoa văn, trang trí vàđiêu khắc của đồng bào cũng là một mặt rất đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên.- Văn hóa Cồng Chiêng:Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiênnhiên. Trong mỗi chiêng lại có thần chiêng (Yang chéng). Có lẽ vì thế, tiếngchiêng có ý nghĩa thiêng liêng và theo tập quán cổ truyền chỉ được dùng trong cácnghi lễ, lễ hội cần thiết. Tiếng cồng triêng trầm hùng, sâu lắng suốt ngày đêm củalễ hội bỏ mả có tác dụng như đẩy lùi cả bầu trời ra xa, đem xuống cả bức tranhnhà mồ càng uy nghi, hoành tráng hơn bởi hàng trăm đống lửa rực sáng bừng lêngiữa cõi âm u tĩnh mịch của núi rừng tạo nên như một thiên cung huyền ảo.Trong văn hoá phần lớn các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vaitrò quán xuyến cuộc sống con người. Với quan niệm cộng đồng gồm hai nửahôm qua và hôm nay- thế giới hữu hình luôn có liên hệ với thế giới vô hình màcồng chiêng, với âm nhạc và sức mạnh thiêng của nó là cầu nối. Người cónhiều cồng chiêng được tôn trọng không phải trước hết vì có nhiều của cải vậtchất, mà chính là người ấy có trong nhà nhiều Thần chiêng. Vì thế ông ta (haybà ta) có bên mình nhiều bạn bè ở thế giới vô hình với quyền năng lớn lao.Hầu như mọi hoạt động văn hoá đều có cồng chiêng. Khi đứa trẻ sơ sinhGiarai đầy cữ, người lớn đem cái chiêng quý, tương truyền là di vật của ngườianh hùng trong H’Ri đến bên nó. Ông già làng gióng lên ba hồi chiêng theonhịp xung trận nếu là bé trai, theo nhịp mùa gặt nếu là bé gái. Hồi chiêng đóđồng bào gọi là chiêng Thổi Tai. Họ quan niệm rằng trẻ sơ sinh vốn là tặng22phẩm trời đất ban cho, tai còn kín đặc, muốn cho bé lớn lên thành người củadân tộc, của làng, phải “thổi tai cho bé thông suốt”. Việc đó chỉ có cồng chiênglàm được, với sức mạnh của Thần chiêng.Theo cách nói ngày nay, ba hồi chiêng được hiểu như những tín hiệuvăn hoá dân tộc, được gióng lên để đón lấy một thành viên mới của cộng đồng.Đó là một lời truyền dạy, lời trăng trối của tất cả “cộng đồng hôm qua” chomỗi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và dạy dỗ để biết sống theo thóiăn, nếp ở của dân tộc. Ba hồi chiêng đầu chỉ là một lễ thức. Đó chính là sự gieomầm cho văn hoá dân tộc được tiếp nối trong tất cả các thế hệ người.Đứa trẻ lớn lên thành người trong một không gian đầy nhạc cồngchiêng. Bởi vì bất cứ việc gì quan trọng con người đều muốn thông báo và kêugọi sự giúp đỡ của thiên siêu nhiên và nhất là của “nửa cộng đồng hôm qua”tức tổ tiên. Thế là cồng chiêng lại có mặt, chẳng sót nhà nào, nơi nào, việc gì.Tất cả đều phải có nhạc cồng chiêng diễn tấu trong đội hình hình tròn, ngượcchiều kim đồng hồ.Đón con người vào đời là nhạc cồng chiêng. Lại cũng cồng chiêng sẽ tiễnđưa con người ấy ra huyệt mộ để rồi trong lễ bỏ nhà mồ, linh hồn con người đitheo tiếng cồng chiêng mà về với “nửa cộng đồng hôm qua”. Có thể nói, cuộc đờicon người Tây Nguyên “dài như tiếng chiêng”. Với chức năng xã hội như vậy,khái niệm “Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” được đưa ra là thoả đáng.Cũng sẽ không sai nếu đưa ra một khái niệm nữa: Nghệ thuật âm nhạccồng chiêng Tây Nguyên. Xưa kia, mỗi nhà dù nghèo cũng có một bộ. Nhà giàucó đến hàng chục bộ khác nhau. Gọi là một bộ vì đó là một biên chế âm nhạc vớimột hệ âm thanh chặt chẽ. Tuỳ theo dân tộc, thậm chí, từng nhóm địa phươngtừng dân tộc, biên chế ấy không giống nhau. Một bộ chiêng cồng có từ 3 đến 15cái, trong đó, cồng (có núm) và chiêng (không có núm). Cùng với cồng chiêng,còn có trống và ở một số dân tộc còn thêm hai cặp chũm chọe nữa. Theo đồngbào, trống là thần sấm biểu tượng cho Trời, tính nam. Cồng chiêng biểu tượng23cho Đất, tính nữ. Người Giẻ cho rằng trống là Mặt trời, tính nam, cồng là Mặttrăng, tính nữ. Bất kể cồng chiêng và trống được gắn cho biểu tượng gì, ở đâucũng ẩm giấu một quan niệm lưỡng hợp nguyên sơ về một quá trình sinh sôi nảynở của cư dân nông nghiệp. Nếu bộ chiêng chỉ có ba chiếc thì thường đó là ba cáicồng (có núm). Âm thanh của chúng cách nhau một quãng năm và quãng bốn. Đólà những quãng cơ bản trong hệ âm thanh thiên nhiên.Ở Việt Nam nhiều dân tộc dùng chiêng cồng. Nhưng không ở đâu cồngchiêng lại quán xuyến cuộc sống con người và đạt đến trình độ âm nhạc nhưcồng chiêng Tây Nguyên. Chính phẩm chất này đã khiến “văn hoá cồngchiêng” và “nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng” trở thành một đặc điểm nổi bậtcủa vùng văn hoá Tây Nguyên.Cồng chiêng do vậy đã góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ cađậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Ngày 25/11/2005,Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thứcghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách kiệt tácvăn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.- Nét hoạt động văn hóa phi vật thể.Bộ phận lớn nhất trong nền văn hoá cổ truyền các tộc người TâyNguyên là các hình thức và hoạt động văn hoá phi vật thể. Đây là bộ phận cóvai trò rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là tác nhân làm cân bằngđời sống xã hội và con người. Nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên nhìn chungđa số tồn tại dưới dạng văn hoá dân gian. Đó là các bộ sử thi nổi tiếng củađồng bào như Đam San, Xinh Nhã, ĐămBri, Dăm Dí, Rơ Păm, Khinh Dú vớicác nghệ nhân hát kể các bộ sử thi đó như Khan (Êđê), Hơri (Giarai), Hôamn(Hahnar), Otnroong (M’nông), Akhatgukhar (Rắcglây), hoặc có nhiều thầycúng (Pơtau), các luật tục giống như Hương ước của người Kinh dưới xuôi.Các lễ hội cứ nối tiếp nhau từ mùa xuân năm nay đến năm sau như đâm trâu(Groongk’po), cầu an cho lúa (Sômah kwai), bỏ mả (Pớatpothi), cúng đất làng,24lễ mừng, tết cơm mới, múa trống, múa xoang, múa khiên, đánh cồng, đánhchiêng… cùng với những lễ hội đó, đời sống tâm linh của các tộc người ở đâycực kỳ phong phú mà các nhà nghiên cứu dân tộc học gọi là tính ngưỡng “vạnvật hữu linh” với các hình thức biểu hiện như Tô tem giáo, Bái vật giáo,…Một số dân tộc Tây Nguyên như Êđê, Giarai, Bana đã sáng tạo và lưugiữ cho đến nay những tác phẩm nghệ thuật mà xưa nay vẫn gọi là trường ca.Người Êđê gọi đó là khan, ở người Gialai là H’Ri và ở người Bana là H’ămon.Khan Đăm San được biết đến và dịch ra tiếng Pháp, tiếng Việt từ những nămnửa đầu thế kỉ XX. Sau đó là các khan Xinh Nhã, Xinh rú, Đăm noi…Người Bana An Khê (Gia Lai) gọi việc trình bày là Book H’ămon, tức ÔngH’ămon. Đề tài và cốt truyện H’ămon thường nói về các anh hùng thuở khai sáng,những nhân vật cứu loài người, cứu dân tộc khỏi những hiểm hoạ to lớn. Để hátngâm, đồng bào phân loại các nhân vật thành hai phe Chính- Tà, mỗi phe có mộtlàn điệu âm nhạc riêng. Mỗi nhân vật nam hay nữ trong mỗi phe lại có làn điệuriêng của mình. Thành thử nếu nghe quen thì chỉ cần cất lên làn điệu nào là có thểhiểu ngay, đấy là nhân vật nam hay nữ, thuộc phe chính hay tà.Trình bày H’ămon bao giờ cũng là một sinh hoạt cộng đồng nghiêm túc,đầy tính chất thiêng liêng, ít nhất bao gồm toàn bộ già trẻ trai gái dân làng sởtại, nhưng thường có cả dân các làng gần đấy. Họ ngồi bên ngoài, bao quanhcăn nhà sàn, gom thành những nhóm nhỏ, ngồi im lặng quanh những đống lửanhỏ, vừa rít tẩu thuốc, vừa nghe. Chỉ có mấy vị già làng là ngồi trên nhà, bênbếp lửa ở gian tiếp khách.Đến với H’ămon là để sống với nó, nên hễ đã bắt đầu trình bày mộtH’ămon nào đó thì phải kể cho đến hết, dù có phải chia thành nhiều đêm. Nếu bỏdở, các nhân vật (vốn được tin rằng luôn hiện hữu bên cạnh con người) sẽ khôngbằng lòng vì số phận của họ không được kể từ gốc đến ngọn. Còn người nghecũng cần được sống với câu chuyện cho đến khi ngã ngũ, kết thúc. Nhu cầu đượcsống ấy khiến cho một H’ămon được kể đi kể lại nhiều lần mà dân không chán.252. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắcvùng văn hóa Tây NguyênXuất phát từ quan điểm của Đảng không chỉ bảo tồn, phát huy mà còn làmgiàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên. Có thể nói, nền văn hoá cổtruyền các dân tộc Tây Nguyên đang đứng trước thử thách của một thời kỳ pháttriển mới do những cơ sở kinh tế – xã hội trước đó đã bị thu hẹp nhường chỗ chonhững yếu tố văn hóa mới của xã hội hiện đại, cùng với đó là những yếu tố vănhoá ngoại lai đang dần xâm nhập đã tác động rất lớn đến nền văn hóa cổ truyềndân tộc, trong đó có nền văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên.Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy, kế thừa bản sắc vùng văn hóa TâyNguyên, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, chuẩn bị hành trang văn hoá Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế,Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm , các chính sách về dân tộc, đại đoàn kết,tôn giáo, đất đai được Đảng ta nêu rõ trong các Nghị quyết của Đảng nhằmgiải quyết có hiệu quả các vấn đề nói trên, như: Nhà nước ta đã cho đầu tư xâydựng nhà rông văn hóa tại các tỉnh Tây Nguyên; xây dựng mô hình buôn vănhóa kiểu mẫu, từng bước phục hồi lễ hội cồng chiêng và các lễ hội truyềnthống của các dân tộc thiểu số như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng bến nước…; tiến hành sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn các hiện vật đặc thù của văn hóa TâyNguyên; các lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng,… đã trở thành lễ hội truyềnthống hàng năm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; mở lớp hướng dẫn sửdụng nhạc cụ dân tộc và dạy đánh cồng chiêng cho đồng bào các dân tộc Ê Đê,M’nông, Gia Rai, Ba Na, Sê Đăng và K’ho. Phần lớn các buôn làng TâyNguyên hiện nay đều có những đội cồng chiêng biểu diễn phục vụ đồng bàotrong sinh hoạt cộng đồng. Vào những ngày lễ, Tết, hình ảnh những vòngngười nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếngcồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian văn hóalãng mạn và huyền ảo.