TIỂU LUẬN VĂN HÓA ẨM THỰC HUẾ
Ngày đăng: 22/09/2018, 11:19
MỞ ĐẦUĂn uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu cung cấp năng lượng để duy trì sự sống mà còn là một văn hóa – văn hóa ẩm thực. Từ xa xưa ông cha ta đã khuyên con cháu “Đói cho sạch, rách cho thơm”,”Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “Lời chào cao hơn mâm cỗ”..và đó đã trở thành ý thức văn hóa ẩm thực rất đặc trưng của Việt Nam. Người Việt Nam trọng lễ nghĩa, chuộng hình thức nên các món ăn Việt Nam không chỉ để ăn mà còn để chiêm ngưỡng, để thưởng thức nét tinh tế, tài hoa của người đầu bếp thể hiện bằng những hương vị rất Việt Nam.Mỗi vùng trên đất nước Việt Nam ngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó. Đó là phong tục, thói quen, khí hậu, và văn hóa từng vùng. Cái chung, cái riêng hòa trộn khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phong phú. Bên cạnh lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có ‘ ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”, nhưng không có nghĩa “ ẩm thực vỉa hè” kém giá trị, kém hấp dẫn và ít ngon, ít bổ hơn “ẩm thực sang trọng”.Người Việt Nam rất có tài trong việc sáng tạo các món ăn. Đó là một khoa học, một nghệ thuật. Mỗi vùng, miền có cách chế biến món ăn khác nhau, cách thưởng thức khác nhau, vùng này không giống với vùng kia…Ẩm thực của Huế cũng vậy Vùng đất cố đô này có những đặc trưng về ẩm thực mà không một vùng nào có được, bất kỳ một ai chỉ thưởng thức một lần đều không thể nào quên. I.Lịch sử hình thành văn hóa ẩm thực HuếKhông đa dạng như lối ẩm thực Hà Bắc, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực Nam Hà, ẩm thực Huế có một chiều sâu riêng, mang đậm bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Theo dòng thời gian, ẩm thực Huế chịu ảnh hưởng của những luồng văn hóa đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau và những đặc thù của xứ sở nên mang những đặc sắc riêng trở thành một phần của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.Trong các quyển sách “ Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng, “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam, rồi những thiên bút của Nguyễn Tuân…mới thấy hết được ẩm thực Việt Nam có thể so sánh với bất kỳ nền ẩm thực nào trên thế giới.Ăn được xem là văn hóa, thể hiện phép ứng xử của con người với con người và con người với tự nhiên.Lịch sử văn hóa ẩm thực Huế là hội tụ và chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau, những cuộc di dân vào Huế của khối cộng đồng Việt Mường để mở cõi phương Nam, nền văn hóa phương nam tuy đến chậm hơn nhưng cũng đã có tác động đến văn hóa Huế, ngoài ra chính nơi này cũng đã từng có cộng đồng dân cư Chămpa sinh sống, và đã lưu lại sau ngày Chế Mân dâng đất. Những đặc thù của lịch sử Huế, đặc biệt kể từ khi Huế là kinh đô, là nơi sống của tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tao nhân mặc khách, công hầu khanh tướng nên miếng ăn , thức uống theo lệ “phú quý sinh lễ nghĩa” đã ảnh hưởng lớn đến ẩm thực Huế.II.Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực HuếMón ăn Huế đã góp phần long trọng trong dòng thẩm mỹ ăn uống Việt Nam, đặc biệt là các món ăn đặc sản dân tộc. Trải qua nhiều thế kỷ tích lũy những yếu tố nhân văn của khắp đất nước, bếp ăn Huế chứa đựng khẩu vị của mọi miền: mặn, ngọt, béo, bùi, chua, chát, đắng, cay…Người Huế thích thú tất cả các vị, nhưng vị nào phải rõ ràng, minh bạch vị ấy.Đồ màu giữ chức năng hòa sắc trong món Huế, tỉ mỉ nhưng chính xác, nhiều khi quan trọng không kém thịt cá, chính vì thế mà tạo ra vị giác hoàn toàn khác lạ của một món ăn giống như một tác phẩm mỹ thuật của cả mùi và vị.Ẩm thực Huế được chia làm ba loại:Ẩm thực cung đình.Ẩm thực dân gian.Ẩm thực chay.III.Yếu tố ảnh hưởng đến nét văn hóa ẩm thực Huế1.Vị trí địa lý.Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 660 km về phía Bắc, cách Thành phố Đà Nẵng 101 km về phía Đông Nam, cách Nha Trang 612 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.050 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai, Động Truồi, Bạch Mã, Động Chúc Mao, Động A Tây.Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu.. Đặc biệt có hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
– Xem thêm –
Xem thêm: TIỂU LUẬN VĂN HÓA ẨM THỰC HUẾ,