TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ – Lecture notes ndgfbdryh – TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ Văn hóa Huế là tổng – Studocu

TIỂU VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ

Văn hóa Huế là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần, truyền thống, thị hiếu và phong cách sống, được tạo nên từ quá trình hoạt động thực tiễn gắn với sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, để khẳng định bản sắc riêng của vùng đất và con người Thuận Hóa -Phú Xuân – Huế.

1. Văn hoa địa- sinh thái Huế

Xét về mặt lịch sử – địa lý, không gian văn hóa Huế khá rộng lớn. Từ năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chiêm là Jaya Simhavarman III (Chế Mân) để đổi lấy châu Ô và châu Lý. Năm 1307, châu Ô, châu Lý được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long, khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Đến năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 150 năm dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945). Đến năm 1822, vua Minh Mạng đổi đặt thành phủ Thừa Thiên, phần đất bao bọc Kinh thành Huế, gồm Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang. Năm 1898, Vua Thành Thái ra chỉ dụ lập thị xã Huế

Bản đồ Thừa thiên Huế

Về điều kiện tự nhiên, Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Chính vị trí đặc biệt cùng với sự đa dạng của địa hình đã làm cho Thừa Thiên Huế có nhiều điểm nổi bật về tự nhiên. Và cũng chính điều kiện tự nhiên đó đã ảnh hưởng đến tâm tính và cảm quan của người Huế, hình thành nên nếp nhà vườn ở xứ Huế, quy định tính cách, phong cách sống và lối ứng xử của người Huế, cũng như góp phần hình thành một vùng văn hóa – không gian văn hóa độc đáo và đậm bản sắc

2. Văn hóa vật thể

Nói đến Huế là nói đến một hệ kinh thành còn được giữ tương đối hoàn chỉnh với hoàng thành, tử cấm thành, điện Thái Hòa, Long An,Ngọ Môn…..và đồng thời cũng nói đến hệ lăng tẩm với những lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức….

Tử cấm thành

điện Thái Hòa

điện Long An

Lăng Minh Mạng

Lăng Gia Long

Thừa Thiên Huế được biết đến như là kinh đô của Phật giáo, là vùng đất của nhiều di sản văn hóa tâm linh độc đáo và đa dạng, đồng thời là nơi còn lưu giữ những thánh tích của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như những công trình kiến trúc của tôn giáo như là tháp Thiên Mụ, đền Hòn Chén, chùa Tử Đàm, Túy Vân, Diệu Đế…

Chùa Thiên Mụ

Điện Hòn Chén

3. Văn hóa phi vật thể

Bên cạnh các di sản vật thể, Thừa Thiên Huế là nơi tập trung các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng với các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí, mỹ thuật, ẩm thực, phong tục tập quán. Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, Huế là nơi hội tụ nhiều dòng nhạc mang đậm bản sắc Huế như: nhạc cung đình bác học, nhạc dân gian, nhạc tín ngưỡng tôn giáo, cùng với nền tảng thơ văn, mĩ thuật, lễ hội dân gian đã định hình những đặc trưng của không gian văn hóa Huế. Âm nhạc Huế 11 gồm ba thành phần chính yếu: nhạc Lễ (bao gồm cả nhạc Cung đình và nhạc Rõi bóng), dân ca (bao gồm các điệu hò, lý, kể vè…) và ca Huế. Và đặc biệt là Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và phi nhân loại” năm 2003 đã và đang được gìn giữ và phát huy giá trị. Nét độc đáo của dân ca xứ Huế là âm sắc, ngữ âm địa phương, không lẫn với vùng nào trên đất nước ta, đồng thời ảnh hưởng của dân ca, âm nhạc Chămpa đối với dân ca xứ Huế là điều không thể phủ nhận.

Một vài hình ảnh của Nhã Nhạc cung đình Huế

Một số hình ảnh của ca Huế trên sông Hương

Nét đặc sắc và riêng có là vùng đất Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế hiện nay) với hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống đã được lưu giữ, hiện được khôi phục và phát huy, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của cộng đồng dân cư cũng như cho phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch và dịch vụ. Tiêu biểu như Lễ hội điện Hòn Chén, Lễ hội cung đình Huế (Lễ tế Nam Giao, Lễ tế Đàn Xã Tắc, Lễ Truyền Lô, Lễ tế Văn Miếu…) và các Lễ hội văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo như Lễ Phật Đản, Lễ hội Điện Huệ Nam, Lễ hội Quán Thế Âm…); lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, đu tiên Phong Hiền, Lễ hội Làng Chuồn, Lễ hội đua ghe, lễ hội thả diều…) và nhiều lễ hội khác như Lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa Thể thao đồng bào các dân tộc miền núi, Lễ hội Lăng Cô huyền thoại biển, Lễ hội Thuận An biển gọi.

Lễ hội điện Hòn Chén

Lễ hội Quán Thế Âm

Lễ tế Đàn Xã Tắc

4. Văn hóa ăn của người dân xứ Huế

Đất Huế thơ mộng không chỉ với sông Hương, núi Ngự, với lăng tẩm đền đài mà còn độc đáo bởi những con người tài hoa, khéo léo đã tạo ra một nét ẩm thực đặc trưng mang đậm màu sắc của vùng đất xinh đẹp này. Mà khi nhắc đến hẳn ai trong mỗi du khách cũng mong được thưởng thức các món ăn xứ Huế không chỉ một lần.Món ăn Huế có hương vị rõ ràng và đậm đà. Bởi người Huế coi món ăn như triết lý nhân sinh của cuộc đời có đủ các vị từ mặn, ngọt, béo, bùi đến chua, chát, đắng, cay nhưng vị nào luôn rõ vị ấy. Có thể nói, người Huế đến với ẩm thực không theo cái nghĩa sinh học giản đơn, mà thưởng thức bằng cả khứu giác, thị giác và cả… thính giác. Người Huế tỏ ra sành điệu trong ăn uống, không chỉ trong khâu chọn nguyên vật liệu mà còn cầu kỳ từ việc nêm nấu chế biến cho đến cách bày biện trang trí, cứ như mỗi món ăn được nâng lên hàng một tác phẩm nghệ thuật. Những món ăn Huế dù là cao lương mỹ vị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon đến mức “ngậm mà nghe”, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quên ấy. Dường như qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ, món ăn đã được thổi vào cái hồn và chút gì đó tâm linh của Huế.

5. Trang phục của người Huế

Người Huế dù trẻ, dù già, dù giàu, dù nghèo cũng đều ăn mặc lịch sự, kín đáo đón khách đến nhà và mỗi khi ra ngoài. Không khí cung đình từ bao đời nay trên mảnh đất này đã tạo nên cốt cách ăn mặc đó.Đến Huế bây giờ ít thấy áo dài hơn nhưng cách đây vài chục năm, ở đâu có phụ nữ Huế là ở đấy có áo dài, từ các em nữ sinh yểu điệu đến các cô bán bún, chè gánh lam lũ. Áo dài và chất liệu tơ, lụa của áo dài Huế là cốt cách cung đình, là nết mặc đài các. Trang phục Huế kín đáo bởi họ quan niệm, đó là cách tôn trọng người đối diện với mình, thế nên họ mặc kín đến tận gót chân (y phục nữ).Người Huế rất biết dùng màu trên trang phục để thể hiện quan điểm, tính cách của mình, đa số màu trên trang phục của người Huế là màu tự nhiên, không chỉ là màu tím nhưng màu tím vẫn được coi là màu Huế nhất. Theo phân tích của các nhà khoa học thì tím Huế trên áo dài Huế là màu trung gian, nằm giữa nóng và lạnh, nó đằm thắm, cho người đối diện cảm giác thăng bằng của niềm vui trong sáng, thầm kín.

Giờ thì nhắc đến áo dài Huế là người ta nghĩ ngay đến màu tím, người yêu Huế cũng mặc định cho mình tình yêu với màu tím này. Tím Huế có nhiều bậc, mỗi bậc gắn với một thời khắc trong ngày, một tâm trạng, cảm xúc. Sáng sớm Huế tím rất nhẹ, đó là màu phơn phớt của hoa sầu đông, nhẹ nhàng, mỏng mảnh như nụ cười chúm chím của cô gái Huế đang tuổi trăng rằm. Vào trưa, Huế lại tím một màu không thể gọi tên, một chút nắng, một chút ấm áp xen vào và rồi cảm xúc của con người đứng trước màu tím này chợt như chờ đợi, khao khát tìm kiếm một thứ gì đó xa xôi từ bao giờ. Hoàng hôn, tím Huế trên tà áo dài sao khắc khoải, sâu kín.

VĂN HÓA GIÁO DỤC

Thừa Thiên Huế – vùng đất hiếu học, đề cao đạo lí gia phong. Lịch sử đã ghi nhận Thừa Thiên Huế là “vùng đất học”, bởi Huế từng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước – nơi hội tụ của các bậc chí nhân hào kiệt; nơi của những trường học và nền giáo dục. Sách Đại Nam nhất thống chí viết đây là vùng đất học, từ lâu có truyền thống “dân thứ siêng cấy”, “sĩ phu chăm học hành”. Lễ giáo trong đời sống của nhân dân Thừa Thiên Huế luôn luôn được tôn cao và mang đậm chất Nho giáo, thể hiện rõ trong những dịp lễ tết, học hành, khoa cử. Gia phong và lễ giáo ở vùng đất này đã hình thành trong mỗi gia đình nếp nhà, gia quy, gia pháp, gia phong, gia đạo. Trong học hành và khoa cử, người thầy giữ vị trí độc tôn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. -Thừa Thiên Huế -vùng đất hội tụ và giao thoa các luồng văn hóa, tư tưởng. Trong quá trình hình thành và phát triển của Đàng Trong, Huế là trung tâm trong việc kế thừa, chuyển tải và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trên vùng đất mới, đồng thời lại tiếp thu các yếu tố mới của văn hóa bên ngoài.