TL NHÓM PHÂN TÍCH VỀ ĐAO ĐỨC KINH Doanh VÀ VĂN HÓA Doanh NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN Apple VÀ CÁ NHÂN ÔNG – Studocu

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VỀ ĐAO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN APPLE VÀ CÁ NHÂN ÔNG STEVE JOBS-NHÀ LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN APPLE

Thành viên nhóm:

  • 1. Nguyễn Minh Nhật
  • 2. Trần Đình Bào
  • 3. Nguyễn Thị Hà Trang
  • A/ PHẦN MỞ ĐẦU

    Lời nói đầu

    Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Để trở thành doanh nghiệp mà người dân luôn nhớ đến thì đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng mình. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh hoạt động của doanh của doanh nghiệp từ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái phong cách của người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp phải hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng.

    Apple hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất hiện nay, là một doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới trong một thời gian dài đồng thời cũng là một doanh nghiệp chiếm vị trí đầu trong những doanh nghiệp đắt nhất thế giới. Vậy Apple đã xây dựng đạo đức kinh doanh như thế nào? Có phải chỉ cần làm những gì mà pháp luật xã hội không cấm không? Và đang xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình ra sao? Bên cạnh đó, Steve Jobs -đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple đã có những lãnh đạo như thế nào để biến Apple thành một đế chế lớn mạnh như hiện nay?

    1. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về đao đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Apple. Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho tập đoàn Apple.

    Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu các hoạt động liên quan đến đao đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong những thời gian qua. Đánh giá được thực trạng của tập đoàn Apple và đưa ra các giải pháp để phát triển công ty.

    2. Đối tượng nghiên cứu

    Nghiên cứu đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Apple

    3. Phạm vi nghiên cứu

    Phần nội dung: Nghiên cứu đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của Apple và ông Steve jobs

    Không gian nghiên cứu: Tại tập đoàn Apple

    Thời gian nghiên cứu: : Nghiên cứu được thực hiện trong … tháng (từ ngày 20/09/2020 đến ngày … ). Nhằm nghiên cứu đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Apple từ trước đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

    Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử -Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

    Nguồn dữ liệu: Quan sát, tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ sách, báo, Internet.

    5. Ý nghĩa của đề tài

    Đạo đức kinh doanh như môṭ bô ̣phâṇ cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin câỵ của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiêp.̣ Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đôị ngũ cán bô ̣ công nhân viên trong doanh nghiêp,̣ bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bô ̣ công nhân viên trong doanh nghiêp̣ có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiêụ của doanh nghiêp.̣ Đế chế Apple đã và đang tích cực chú trọng thực hành đạo đức kinh doanh. Vì vậy Apple đã đi đến toàn cầu và đang là một đế chế mạnh nhất. Vì vậy viêc̣ xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiêp hiện nay.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương chính như sau:

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN CỦA ƯU KHUYẾT ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN APPLE

    CHƯƠNG 3: CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN APPLE

    B/ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    1.1 Khái niệm

    1.1.1 Trách nhiệm xã hội

    Trách nhiệm xã hội trong tiếng Anh là Social Responsibility là một khái niệm rất rộng và được nhiều khoa học cùng nghiên cứu.

    Trong thực tế hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về trách nhiệm tùy theo cách tiếp cận cũng như mục đích sử dụng. Một khái niệm đầy đủ, chính thức nhất về trách nhiệm xã hội được định nghĩa trong ISO 26000:2010 (tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn thực hiện trách nhiệm xã hội).

    “Trách nhiệm xã hội của tổ chức là trách nhiệm của tổ chức đó đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức mà:

  • -Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội;
  • -Có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan;
  • -Phù hợp với luật pháp hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hành vi;
  • -Được tích hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó”.
  • 1.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    Một khía cạnh quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp, để đánh giá doanh nghiệp chính là trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp.

    Khái niệm trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động,…), bảo vệ môi trường;… Sau rất nhiều định nghĩa về trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thì định nghĩa của nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra có tầm bao quát nhất. Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”

    1.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    1.2.1 Trách nhiệm kinh tế

    Tối đa hóa lợi nhuận, nâng ca tính cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng là những điều kiện tiên quyết.

    Đối với Nhà nước: doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế.

    Đối với người tiêu dùng: tìm kiếm và đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu cần thiết trong xã hội, đảm bảo thỏa mãn người tiêu dùng về mọi mặt khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

    Đối với người lao động: tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.

    Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uy thác.

    1.2.2 Trách nhiệm pháp lý

    Là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm mã hóa những quy tắc, chuẩn mức đạo đức, xã hội vào văn bản pháp luật.

    Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những qui định về pháp lí chính thức đối với các bên hữu quan. Bao gồm năm khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

    1.2.3 Trách nhiệm lòng bác ái

    Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội.

    Những đóng góp có thể trên bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, phát triển nhân cách đạo đức của người lao động. Đây là loại trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm.

    1.3 Các yếu tố bên trong tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    1.3.1 Nhận thức về xã hội

    Doanh nghiệp chỉ có thể vươn ra thị trường thế giới nếu thực hiện tốt ngay từ đầu các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành, tận dụng được nhiều nhất các lợi thế trong tiến trình hội nhập. Một trong những chuẩn mực ấy là thực thi trách nhiệm xã hội. Để thực hiện tốt, trước hết các doanh nghiệp cần có nhận thức sâu sắc về vấn đề này, làm sao để việc thực hiện trách nhiệm xã hội trở thành động cơ bên trong của các doanh nghiệp, được xem là hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức từ những người đứng đầu doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp cần mang mục tiêu phúc lợi xã hội vào các thương hiệu của mình, từ quá trình sáng tạo sản phẩm đến chiến lược gắn kết với nhân viên, cùng với hoạt động truyền thông tiếp thị để thu hút và tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn. Thực tế cho thấy, những năm qua, khi hàng loạt doanh nghiệp vi phạm các chuẩn mực môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm… thì cả xã hội và doanh nghiệp mới hiểu trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp không còn là chuyện xa vời nữa. trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp chính là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công, sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp và có chiến lược phát triển bền vững thì doanh số cũng như uy tín thương hiệu của họ với cộng đồng cũng tăng cao. Song có thực tế, có không ít doanh nghiệp xem hoạt động trach nhiệm xã hội như một cách quảng bá thương hiệu. Nên câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp này có thực sự chiếm được tình cảm của xã hội đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình? Câu trả lời của các chuyên gia tư vấn thương hiệu là “không”.

    Doanh nghiệp phải coi trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là trách nhiệm của mình. Thay đổi nhận thức các doanh nghiệp phải đi từ nhỏ đến lớn, đầu tiên là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động phải có trách nhiệm xã hội ở mức tối thiểu để tuân thủ tương quan của doanh nghiệp trong ba môi trường đó. Sau đó là dành từng phần nguồn lực tài chính hoặc trí tuệ để hỗ trợ, nâng cao và phải đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

    Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thành công sẽ đạt được những lợi ích đáng kể. Vì vậy, khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thì họ sẽ ủng hộ. trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu các nhà quản lý không tin tưởng vào tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp, nếu họ không chủ động tiên phong hay hỗ trợ các hoạt động trách nhiệm xã hội tại cơ sở, không thể hiện tính chính trực và trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân thì trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp không thể thành công. Doanh nghiệp chỉ áp dụng thành công trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp khi có sự cam kết của ban lãnh đạo, thật sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp trong dài hạn và biến trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp thành một phần văn hóa doanh nghiệp. Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là phải cụ thể hóa tầm nhìn và cam kết của ban lãnh đạo bằng cách đưa ra những xem xét, đánh giá về sự hiện diện của các hoạt động quản trị nhân sự trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Có thể nói trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp đã có chỗ đứng khá vững chắc trong nhận thức của giới doanh nghiệp và có xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh trên toàn thế giới.

    1.3.2 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

    Trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, các nhà đầu tư và người lao động.

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN CỦA ƯU KHUYẾT ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN APPLE

    2.1.Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Apple

    2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Tập đoàn Apple

    Apple hay Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Cupertino, California. Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 01/014/1976 dưới tên Apple Computer, Inc., sau đó mới được đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007. Sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc Apple I có giá trị 666.66 USD. Đó là một bộ mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ. Cho đến ngày nay công ty đã có thêm rất nhiều sản phẩm công nghệ mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

    Trong hơn 40 năm tồn tại của mình, Apple đã có tổng cộng 7 vị CEO. Nhưng nổi bật nhất vẫn là Steve Jobs và Tim Cook vì hai vị này đã giúp Apple đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay.

    2.1.2. Lịch sử hình thành của Tập đoàn Apple

    Vào ngày 1/4/1976, trong một gara để xe ở Los Altos, California (Hoa Kỳ) Steve Wozniak (sinh năm 1950), Steve Jobs (sinh năm 1955) và Ronald Wayne (sinh năm 1934) quyết định sáng lập Apple Computer Inc. Đây là một đặc điểm khá thú vị khi mà 2 nhà sáng lập “ông lớn” Google cũng khởi nghiệp từ một gara để xe. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh cái tên của hãng nhưng giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất về việc Steve Jobs, tác giả của thương hiệu, chọn cái tên này đơn giản chỉ vì ông thích ăn táo (táo trong tiếng Anh được dịch là apple) và đã từng có thời gian làm việc ở một vườn táo.

    Ngày 11/4/1976, thương hiệu Apple Computer Inc chính thức ra mắt sản phẩm đầu tiên -Apple I

    Năm 1977 cũng là thời điểm Apple II ra đời và nhanh chóng trở thành sản phẩm “đánh chiếm cả thế giới”.

    Năm 1980, sau khi Apple III, chiếc máy tính dành riêng cho các doanh nghiệp, ra đời như một động thái để đáp trả cho sự phát triển nhanh chóng của IBM và Microsoft.

    Cuối năm 1979, Steve Jobs được một nhóm nhân viên đưa đi thăm PARC, trung tâm nghiên cứu của công ty công nghệ số 1 thế giới thời bấy giờ. Ở đây, Steve Jobs được “khai sáng” về GUI -Giao diện đồ hoạ tương tác với người dùng và nhanh chóng trở thành tín đồ của nó. Ông quyết định làm nên một cuộc “đại cách mạng” cho các sản phẩm của Apple. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của Lisa vào năm 1983.

    Năm 1984, Apple gần như trở thành thương hiệu của mọi gia đình sau khi cho quảng cáo đoạn phim 1 phút được đầu tư 1,5 triệu USD trong sự kiện Super Bowl XVIII.

    Năm 1994, máy tính Macintosh đầu tiên chạy bộ vi xử lý PowerPC được bán ra thị trường.

    Tháng 4/1997, Steve Jobs chứng tỏ khả năng của mình với hội đồng quản trị Apple và ngày 16/9/1997, ông trở thành CEO của Apple Inc.

    Năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X, hệ điều hành được Steve Jobs nghiên cứu khi còn điều hành công ty máy tính NeXT. Mac OS X, với những thành công rực rỡ, dần lấy lại vị thế và danh tiếng cho Apple Inc đồng thời trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới.

    Chiến thắng rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển của Apple Inc được đánh dấu bằng sự ra đời của iPhone. Ra mắt năm 2007, sản phẩm này trở thành bước ngoặt đáng nhớ trong lịch sử chế tạo Smartphone, giúp Steve Jobs ghi tên mình vào danh sách các huyền thoại công nghệ và đưa Apple trở thành một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới.

    2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của tập đoàn Apple

    Mỗi thương hiệu, công ty dù lớn hay nhỏ đều có tầm nhìn và sứ mệnh của riêng mình và Apple cũng không phải là một thương hiệu nằm trong ngoại lệ. Với 45 năm tồn tại và phát triển, qua nhiều đời CEO khác nhau việc. Tầm nhìn và sư mệnh của tập đoàn Apple đó chính là “Thử thách hiện trạng, thay đổi góc độ suy nghĩ”. Điều này khác với những đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường, Apple chưa bao giờ định nghĩa bản thân bằng những gì mà Apple làm, thay vào đó là định nghĩa bản thân bằng những gì mà người khác làm.

    Giống như những gì cố chủ tịch và CEO đầu tiên của Apple Steve Jobs (1955 – 2011) từng chia sẻ “marketing chính là những câu chuyện giá trị mà bạn sẽ mang đến cho khách hàng”, mong muốn thay đổi từ cái nhìn, góc độ suy nghĩ của khách hàng từ chính văn hóa của thương hiệu. Vì vậy, khi nhắc đến Apple người ta sẽ nghĩ ngay đến sự đơn giản, thanh lịch và sáng tạo. Dĩ nhiên, những suy nghĩ như vậy không phải ngẫu nhiên có được mà là sự tạo dựng của Apple trong suốt nhiều năm. Từ đó cho thấy sự khác biệt chỉ có ở Apple mới có được, sứ mệnh đó cũng chính là nền tảng tạo nên sự thành công số 1 trong lĩnh vực đổi mới hiện đại bây giờ.

    2.1.4. Gía trị cốt lỗi

    Thương hiệu Quả táo cắn dở hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple. Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham muốn khám phá của người sử dụng.

    Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.

    2.2. Thực trạng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Apple và cá nhân ông Steve Jobs-nhà lãnh đạo tập đoàn Apple

    2.2.1. Trách nhiệm với khách hàng

    Thoả mãn tối đa lợi ích của người tiêu dùng.

    Thỏa mãn các “Thượng đế”, đó là bí quyết quan trọng nhất ở Apple. Việc sáng tạo ra các sản phẩm cũng như những trải nghiệm với nó đều phải hướng tới người dùng, mong muốn người dùng yêu thích sản phẩm. Mặc dù giá thành cao nhưng các sản phẩm của Apple vẫn rất phổ biến tại thị trường Mỹ. Theo khảo sát của CNBC, 50% gia đình ở Mỹ sở hữu ít nhất một sản phẩm của Apple. Con số này tương đương với khoảng 55 triệu gia đình. Tính trung bình, mỗi gia đình sở hữu khoảng 1,6 sản phẩm của Apple. Một phần tư số người nói trên đều có kế hoạch mua tiếp ít nhất một thiết bị khác của hãng này trong năm tới. Trong khi đó, một phần mười số người chưa có sản phẩm của Apple có dự định mua chúng vào năm tới. Không phải tự nhiên mà APPLE có thể đạt được những thành công như vậy. Lí do chính là các sản phẩm của APPLE đã hướng tới thoả mãn tối đa lợi ích của người tiêu dùng.

    Hệ thống phân phối toàn cầu: Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến hệ thống bán lẻ Apple Store trên toàn cầu, các sản phẩm của Apple được phân phối toàn cầu -các Apple store. Mỗi Apple Store là một showroom mang đậm phong cách đặc trưng của Apple với đường nét thiết kế đơn giản sử dụng tông màu chủ đạo là đen -trắng. Các sản phẩm luôn được sắp xếp gọn gàng trong một không gian hiện đại và sành điệu luôn tạo được sự chú ý đối với người xem. Ngoài ra tại mỗi Apple Store, người sử dụng có thể mua và trải nghiệm những sản phẩm mới nhất của Apple. Hơn nữa sự phục vụ chuyên nghiệp đến từ các nhân viên Apple cũng khiến nhiều khách hàng khó tính cảm thấy hài lòng.

    Luôn khắc phục các lỗi sản phẩm trong thời gian ngắn: các sản phẩm ra đời không thể lúc nào cũng hoàn hảo. Vì vậy ngoài việc đưa sản phẩm tới tay người sử dụng, Apple còn rất chú ý tới thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Trong quá khứ, trên báo và các kênh truyền thông khác đề cập khá nhiều tới việc Iphone 4S ngốn pin rất nhiều. Điều này gây bất tiện cho người sử dụng. Ngay lập tức các chuyên gia Apple đã vào cuộc và tìm ra lỗi của hiện tượng này không phải ở phần cứng mà nằm ở hệ điều hành mới của công ty. Hiện nay các chuyên gia đang cố gắng tìm ra phiên bản mới để khắc phục lỗi kể trên trong thời gian ngắn nhất.

    2.2.2. Trách nhiệm với tiêu chuẩn chất lượng

    Chất lượng sản phẩm: Apple luôn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm ưu việt nhất với chất lượng tuyệt hảo, thỏa mãn tối đa các nhu cầu mong muốn bằng việc đưa ra các úng dụng thích hợp, giao diện đẹp và dễ dàng sử dụng. Các sản phẩm mới luôn có xu hướng mỏng và nhẹ hơn các sản phẩm đời trước. Với tầm nhìn chiến lược của các CEO, Apple luôn biết dẫn dắt thị trường và luôn là người đi tiên phong trong việc tạo ra một xu thế mới trên thị trường công nghệ. Năm 2010 iPhone 4 ra đời với nhiều cải tiến vượt bậc. Sản phẩm của Apple là một trong những chiếc smartphone đầu tiên sử dụng pin liền. Chính việc này đã tiết kiệm được diện tích sử dụng và giúp tăng thời lượng pin, qua đó cũng khiến cho các phần cứng bên trong hoạt động ổn định hơn.

    Thiết kế của các sản phẩm : Vài năm trước đây, khi các nhà sản xuất thi nhau cho ra mắt các sản phẩm mới, liên tục “chạy đua vũ trang” về cấu hình phần cứng thì Apple lại chọn đầu tư rất kỹ vào yếu tố thời trang của sản phẩm mang nhãn hiệu quả táo, tất cả đều hết sức bắt mắt, dễ nhìn với màn hình cảm ứng láng mịn và có duy nhất một nút bấm trên vòng tròn nhỏ (iPod, iPhone, iPad), thiết kế hiện đại, màn hình Retina siêu nét.

    Các ứng dụng thông minh: Apple còn xây dựng một kho ứng dụng khổng lồ để người sử dụng sản phẩm có thể tìm thấy những ứng dụng phù hợp nhất với mình.

    2.2.3. Trách nhiệm với người lao động

    Apple có chính sách giới hạn số lượng nhân viên bởi điều này sẽ khiến nhóm làm việc tập trung và hiệu quả hơn.Các nhân viên làm trong Apple cũng có ty lệ thay đổi vị trí ít hơn hẳn các công ty trong cùng lĩnh vực. Dù là một công ty yêu cầu tính sang tạo cao nhưng nhân viên ở đây đa số là những người có 5-10 năm kinh nghiêm. Lí do ở đây là văn hoá của họ rất khác biệt nên chỉ các nhân viên đã quen với văn hoá mới có thể ở lại làm việc lâu dài được. Các chế độ đãi ngộ của Apple với nhân viên được nhân viên rất ủng hộ. Bên cạnh các chính sách khuyến khích về lương và các phúc lợi, nhân viên Apple còn được công ty trợ giá khi mua sản phẩm của công ty. Cụ thể với những nhân viên làm việc tại Apple từ 30 ngày trở lên có thể mua một máy tính Mac mới với giá giảm tới 500 USD, hoặc giảm 250 USD khi mua iPad.

    Tuy nhiên tại Apple cũng chứng kiến một số vụ bê bối lớn ảnh hưởng tới người lao động, như Công nhân bị buộc làm quá nhiều giờ, nhận lương quá thấp, điều kiện sống quá tồi tệ. Thậm chí công nhân còn khẳng định họ bị ngược đãi. Có lúc công nhân phải làm suốt bảy ngày trong tuần, do đứng quá nhiều họ không thể đi lại được. Tạp chí Tài Kinh dẫn lời các công nhân làm việc ở nhà máy tại Thâm Quyến ( Trung Quốc) cho biết họ phải làm việc theo những quy định khắc nghiệt của nhà máy, trong điều kiện môi trường ô nhiễm và an toàn lao động kém.

    “Apple không quan tâm đến gì khác ngoài việc tăng chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Phúc lợi của người lao động không phải là lợi ích của họ” -New York Times dẫn lời ông Lý Minh Kỳ, cựu công nhân từng làm việc tại Foxconn. Apple cần giảm bớt áp lực cho các nhà máy gia công của mình, bởi biết rằng một máy điện thoại được bán với giá 500 USD thì giá nhân công còn chưa tới 10 USD. Giữa việc làm hài lòng khách hàng và tôn trọng các quyền của người lao động, Foxconn phải nhanh chóng đưa ra quyết định của mình” -Chantal Peyer, một nhà hoạt động xã hội, nêu rõ. Nhà máy sản xuất các sản phẩm iPhone, iPad cho Apple, Foxconn hứa sẽ tăng 16 -25% lương cho công nhân sau rất nhiều lùm xùm tại đây bị phanh phui trong thời gian qua. Họ sử dụng phụ nữ như nam giới và nam giới làm việc như chiếc máy.

    Mặc dù điều kiện làm việc ở các nhà máy này kinh khủng đến vậy nhưng thực tế lại có lợi cho người dân Trung Quốc. với việc sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại cho nước ngoài, công nhân có thể được hưởng lương 250 USD/tháng, thay vì làm nông chỉ có thể kiếm được 50 USD/tháng.

    Năm 2010, Reuters có đưa tin FoxConn tăng lương cho công nhân lên 298 USD/ tháng, tức 10 USD/ ngày, hay ít hơn 1 USD/giờ. Với số tiền này, công nhân có cuộc sống khá hơn trước, đặc biệt là phụ nữ, những người không có nhiều lựa chọn trong công việc. Vì vậy, đã có sự cải thiện về tiền lương để đảm bảo cuộc sống cho người lao động của các nhà máy gia công của Apple

    2.2.4. Trách nhiệm với pháp lý

    ♦ Điều tiết cạnh tranh

    Quyền lực độc quyền có thể dẫn đễn những thiệt hại cho xã hội và các đối tượng hưũ quan. Vì vậy mà khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh là cách thức cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền.

    Tuy cung cấp những công nghệ hiện đại và mới nhất cho thế giới nhưng Apple đã liên tiếp vấp phải những lời chỉ trích vì có những hành động “chơi không đẹp” trong cạnh tranh. Apple độc quyền nhưng công khai, đây là một vấn đề rất dễ nhận thấy

    Thứ nhất, Sản phẩm của Apple chỉ tích hợp với linh kiện, hệ điều hành của Apple. Ví dụ iPhone của nó có bluetooth nhưng không dùng được với thiết bị nào ngoài thiết bị của Apple. Ngoài ra các thứ độc quyền khác như là trình quản lý iPod (iTunes) không dùng được với Linux, lại không cung cấp protocol để những người làm OSS có thể phát triển. Độ đóng của hệ điều hành rất cao, tính hai mặt là độ bảo mật cao nhưng người sử dụng không thể can thiệp vào hệ điều hành tùy biến theo mục đích của mình như khi bạn muốn coppy một file nhạc vào ipod thì bạn bắt buộc phải sử dụng itunes như 1 cánh cổng tạo ra sự kết nối trong khi ở các thiết bị khác bạn có thể coppy nhạc trực tiếp với tốc độ rất nhanh.

    Thứ hai, Apple độc quyền dùng chữ “i” trong sản phẩm. Hãng công nghệ Mỹ vừa bị giáng một đòn mạnh khi tòa án tuyên bố họ không có quyền ngăn cản những công ty khác đăng ký thương hiệu có chứa chữ “i” . Một công ty nhỏ ở Sydney (Australia) đã đăng ký thương hiệu DOPi để đặt tên cho các túi đựng laptop, điện thoại… của Apple. Tuy nhiên, Apple cáo buộc rằng DOPi (viết ngược của iPod) quá giống tên dòng máy nghe nhạc đã đạt doanh số hơn 100 triệu sản phẩm của họ. Tuy vậy, tham vọng “sở hữu” chữ “i” đã bị dập tắt khi tòa án không đồng tình với lập luận của “Quả táo” rằng việc dùng chữ “i” trong thương hiệu như iSkin, iSoft… khiến khách hàng tưởng họ đang mua một sản phẩm Apple. Apple không thể chứng tỏ được “một người với nhận thức và trí nhớ bình thường” sẽ mặc định tên một sản phẩm với chữ i là thuộc về Apple. Các luật sư chỉ có thể chứng minh người ta sẽ “băn khoăn” liệu DOPi và iPod có cùng do Apple sản xuất hay không. Đây không phải lần đầu Apple ra tòa vì những vụ kiện liên quan đến thương hiệu. Năm 2007, Cisco kiện Apple vì sử dụng tên “iPhone” cho điện thoại mới (thời điểm đó, Cisco sở hữu bản quyền tên gọi iPhone) nhưng một tháng sau đó hai hãng đã thỏa thuận để Apple tiếp tục dùng tên này.

    Thứ ba, Apple đã cho ra mắt mạng lưới riêng của hãng để bán các quảng cáo trên các màn hình, video và các quảng cáo tương tác trong các ứng dụng. Chiến lược này đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng doanh số bán ra các sản phẩm của hãng. Ngày 7/6/2011, Apple tuyên bố hãng sẽ thu được 60 triệu USD từ việc bán quảng cáo từ ngày 1/7 cho đến cuối năm 2011. Hành động trên của Apple đã làm “bùng nổ” một cuộc tranh chấp công khai hiếm có giữa Apple và Google vào ngày 9/6. Gã khổng lồ tìm kiếm tuyên bố mạng lưới quảng cáo di động của mình sắp bị loại trừ một cách “thiếu lành mạnh” khỏi các thiết bị đình đám của Apple. Hãng này tìm cách tạo ra những rào cản không cho các đối thủ như Google và Microsoft đăng quảng cáo trên iPhone, iPad và iPod.

    Những nguyên tắc gần đây trong thỏa thuận giữa Apple và các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng cho các thiết bị của “Quả táo” có xuất hiện một nội dung là cấm các một số bên thứ ba thu thập dữ liệu về cách sử dụng các ứng dụng trên iPhone nơi khách hàng. Nguyên tắc này sẽ loại bỏ một cách hiệu quả các công cụ quảng cáo của Google khỏi chiếc điện thoại iPhone. Google khẳng định Apple đang tìm cách cản chân các đối thủ của mình một cách thiếu lành mạnh bằng chiêu “độc quyền” được chứng minh qua các sự kiện sau:

  •  Mới đây, Ủy ban chống độc quyền Mỹ cũng đã xem xét tiến hành một cuộc điều tra sau một khiếu nại từ Adobe cho rằng Apple đã có hành vi độc quyền đối với phần mềm trên iPhone và iPad. Adobe cho rằng Apple đã giết chết sự cạnh tranh bằng cách ngăn cản các nhà phát triển sử dụng công nghệ của Adobe điển hình là Flash để viết các ứng dụng cho hai thiết bị trên. Cũng cần nói thêm, chiến tranh giữa Google -Apple đang ngày càng leo thang khi hai bên liên tiếp tung ra những đòn mạnh giáng vào nhau. Khi trình làng mẫu điện thoại Nexus One và nhảy vào cuộc chiến smartphone bằng hệ điều hành Android, Google đã chính thức biến mình thành đối thủ của Apple. Apple cũng chẳng hề tỏ ra kém cạnh. “Quả táo” đã trực tiếp đối đầu với Google khi cho ra mắt mẫu điện thoại iPhone thế hệ 4 hồi đầu tuần. Và vụ tranh chấp trong lĩnh vực quảng cáo di động này đang tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” khiến mâu thuẫn hai bên trở nên cực kì căng thẳng
  •  Apple không được độc quyền từ “App Store” . Chính thức ra mắt kho ứng dụng với tên “App Store” năm 2008, tuy nhiên, sắp tới “quả táo” sẽ không được dùng độc quyền từ này theo phán quyết mới nhất từ tòa án.
  • Thẩm phán Phyllis Hamilton – người trực tiếp thụ lý vụ kiện liên quan đến cái tên “App Store” hiện đang được Apple sử dụng, cho biết, sắp tới tòa sẽ bác đơn yêu cầu việc độc quyền của Apple đối với từ “App Store” vì như vậy là bất hợp lý. Trước thông tin này, Apple đang gặp phải một rắc rối với kho ứng dụng khổng lồ do chính hãng này sáng lập ra cách đây 3 năm. Người đứng đầu vụ kiện Apple về cái tên App Store lần này chính là gã khổng lồ phần mềm Microsoft. Trước đó, Mircrosoft cùng các tập đoàn công nghệ lớn như HTC, Nokia và Sony Ericsson đã đệ đơn kiện nhãn hiệu độc quyền của Apple ở châu Âu và xa hơn là Amazon cũng đã có động thái tương tự. Lý do được Amazon và các hãng khác đưa ra đó là nếu như Apple sở hữu một cái tên quá chung chung như vậy thì các hãng khác cũng có thể sở hữu nhiều cái tên chung chung khác giả dụ như “gian hàng quần áo” hay “gian hàng điện tử”. Trên thực tế, về qui luật thương hiệu rõ ràng cái tên App Store của Apple không phải là một chiến lược tốt khi nó quá chung chung. Tuy nhiên, trường hợp của Apple dường như là cá biệt và đã bị các hãng khác kiện vì độc quyền cái tên này.

    ♦ Bảo vệ người tiêu dùng

    Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi thực hiện khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và miễn tạm ứng án phí, lệ phí tòa án…

    Nếu Apple giữ độc quyền và cứ kiện các hãng khác vi phạm bản quyền thì người thiệt thòi nhất là người tiêu dùng . Apple kiện để đề cao Apple là chính. Có thể nhận thấy rất rõ những nạn nhân trực tiếp từ cuộc chiến này sẽ là người tiêu dùng, thế mạnh của các Android phone là giá rẻ sẽ phải tăng lên nếu Apple thắng kiện & smart phone sẽ chỉ dành cho người giàu mà thôi. Và giá iPhone cũng sẽ cao ngất trời cho dù Apple có thắng trong tất cả mọi vụ kiện. Apple nên đổi tên “vua smart phone” thành “vua đi kiện”.

    Apple bị tố cài phần mềm gián điệp, thu thập thông tin về vị trí của người dùng điện thoại dùng hệ điều hành Google Android hay iPhone. Ngày 22-4, Google tuyên bố hãng từng thu thập thông tin từ các điện thoại chạy hệ điều hành Android. Trong khi trước đó Apple thừa nhận có thu thập thông tin về vị trí điện thoại iPhone mỗi 12 giờ nhằm xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu. Tờ Wall Street Journal hôm 22-4 dẫn các nguồn thông tin và tài liệu cho biết những chiếc iPhone của Apple và điện thoại chạy hệ điều hành Android của Hãng Google thường xuyên gửi thông tin của người dùng về hãng. Cụ thể, từ 21-6-2010, tức sau phiên bản hệ điều hành iOS4 cho iPhone được tung ra, những chiếc điện thoại sành điệu này bắt đầu thu thập thông tin về vị trí người dùng và lưu vào một tập tin trong máy. Đối với iPhone, việc thu thập được thực hiện thông qua tập tin consolidated.db nằm ẩn trong hệ thống của những chiếc iPhone, iPad chạy hệ điều hành iOS 4. Khi có kết nối 3G hoặc WiFi, tập tin sẽ ghi lại toàn bộ những địa điểm người dùng đi qua. Nội dung tập tin liệt kê chi tiết tọa độ và thời gian di chuyển tương ứng của người dùng. Các nhà nghiên cứu chưa có bằng chứng rõ ràng về việc thông tin trên có được chuyển về Apple hay không. Tuy nhiên, trong một bức thư của Apple gửi nghị sĩ Mỹ Edward Markey hồi năm ngoái, hãng này thừa nhận có thu thập thông tin về vị trí điện thoại iPhone mỗi 12 giờ nhằm xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu. Đối với Google, chuyên gia an ninh Samy Kamkar đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy một chiếc điện thoại HTC chạy hệ điều hành Android tự gửi thông tin vị trí của nó cũng như dữ liệu về các trạm phát sóng WiFi gần đó về cho Google ít nhất vài lần mỗi giờ. Trước đó hãng này cũng đã cho thu thập thông tin mạng lưới WiFi song ngưng lại hồi năm ngoái. Dù vậy, hôm 22-4 Google tuyên bố hãng có thu thập thông tin từ các điện thoại chạy hệ điều hành Android, nhưng phủ nhận thực hiện lén lút và không có sự chấp thuận của người dùng. Bạn tự hỏi tại sao chiếc iPhone và iPad kích hoạt 3G lại của mình lại lưu giữ vị trí chủ nhân trong một cơ sở truy cập dữ liệu dễ dàng trên máy tính? Rất đơn giản. Apple sử dụng thông tin này để xây dựng tháp di động và cơ sở dữ liệu điểm truy cập Wi-Fi, chính công ty đã thừa nhận điều này.

    Apple đã chính thức xác nhận các lỗi trên hệ điều hành iOS 5 gây ra hiện tượng sụt pin nhanh khủng khiếp mà nhiều người dùng iPhone 4S phản ánh. Những lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến iPhone 4S mà còn tác động đến nhiều sản phẩm khác. Apple từng hứa hẹn iPhone 4S đạt thời lượng đàm thoại liên tục trong 8 tiếng nhưng máy chỉ đạt thời lượng chế độ chờ ít hơn 100 giờ.

    2.2.5. Trách nhiệm môi trường

    Tổ chức Greenpeace International vừa “ưu ái” cho hãng Apple vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng các tập đoàn điện tử có ý thức bảo vệ môi trường hay thân thiện với môi trường. Trong khi, hãng Lenovo được ca ngợi là điển hình khuyến khích tái chế máy tính ở Trung Quốc. Apple đã sẵn sàng chấp hành những quy định về mặt pháp lý và tiêu chuẩn cơ bản nhưng vẫn chưa ngưng sử dụng nhiều loại hóa chất gây độc hại cho môi trường trong sản xuất. Apple đang bị chỉ trích gay gắt và bị cáo buộc làm ô nhiễm môi trường Trung Quốc. Trong báo cáo 46 trang bao gồm những nghiên cứu thực hiện trong 7 tháng qua, 5 tổ chức môi trường nhấn mạnh tới công nghệ sản xuất không bền vững của các nhà cung cấp linh kiện nguồn cho Apple, gây ra hậu quả không thể phủ nhận đối với môi trường và cộng đồng dân cư.

    Báo cáo có tên “Bộ mặt khác của Apple: Ô nhiễm lan rộng từ các nhà cung cấp linh kiện” đã được đăng lên website của Viện Môi trường và Cộng đồng Trung Quốc. Báo cáo nêu tên 27 nhà cung cấp linh kiện cho Apple đã gây ô nhiễm tại Trung Quốc, “đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn và sức khỏe của dân chúng”. Xa hơn, báo cáo buộc tội công ty lợi dụng sơ hở trong pháp luật môi trường tại các nước đang phát triển để thu về lợi nhuận khổng lồ.

    Để buộc tội vô trách nhiệm trước vấn đề môi trường của doanh nghiệp, báo cáo chỉ ra “một lượng lớn các văn bản vi phạm của các nhà cung cấp đã được công khai, tuy nhiên, Apple vẫn không đối diện với những thông tin này và tiếp tục sử dụng các công ty để cung cấp linh kiện. Điều này chỉ có thể chứng tỏ hành vi chối bỏ trách nhiệm của Apple.”

    Những phát hiện của báo cáo tiết lộ công ty phải chịu trách nhiệm về suy thoái môi trường lan rộng, dẫn tới các vấn đề sức khỏe cho công dân Trung Quốc. Hiện nước của dòng sông Dương Tử đã bị ô nhiễm trầm trọng, “đen như mực” và không thể sử dụng với bất kì mục đích nào kể từ khi một nhà máy bắt đầu xả thải xuống sông. Ô nhiễm, và các vấn đề khác như nước thải độc hại, đều do xử lí nước thải không tốt.

    Như một hệ quả tất yếu của ô nhiễm môi trường, theo báo cáo này, tỉ lệ bệnh ung thư đang tăng lên; trong một làng có 50 người dân, 9 trường hợp ung thư đã được phát hiện. Tại thành phố Côn Sơn miền Đông Trung Quốc, bầu không khí cũng trở nên tồi tệ do sự hiện diện của hai công ty điện tử, đến nỗi dân làng buộc phải gửi con em mình tới các trường học ngoài thành phố. Apple không tự sản xuất sản phẩm của mình, nhưng lại do dự khi tiết lộ tên các nhà cung cấp tại Trung Quốc.

    Báo cáo này không chỉ là cáo buộc ô nhiễm môi trường đầu tiên của Apple. Hồi tháng 2/2011, công ty xác nhận 137 lao động tại WinTek đã bị nhiễm độc hóa học năm 2009 do sử dụng N-hexane -chất tẩy rửa màn hình iPhone. Mới đây, hồi tháng 5/2011, 3 công nhân cũng bị chết tại nhà máy Foxconn (Trung Quốc) – nơi lắp ráp iPad 2.

    Trung Quốc – quốc gia thường xuyên chịu chỉ trích từ các nhà môi trường bởi các hồ sơ môi trường tồi tệ -là địa điểm sản xuất của nhiều doanh nghiệp Mỹ. Bởi quy tắc môi trường ít nghiêm khắc hơn tại Trung Quốc và các nước đang phát triển, những doanh nghiệp lớn có thể sản xuất sản phẩm một cách vô trách nhiệm với môi trường sinh thái.

    Sau những tiết lộ mới nhất về hành vi gây ô nhiễm của Apple, không rõ khi nào công ty Mỹ mới bắt đầu chịu trách nhiệm về môi trường đang bị họ tàn phá.

    2.2.6. Trách nhiệm cộng đồng xã hội

    Hoạt động đầu tiên Apple là gửi thư cho toàn bộ nhân viên tham gia hoạt động từ thiện. Trang MacRumors đã đăng tải đoạn e-mail bị lọt ra ngoài của Tim Cook cho thấy chính sách mới của Apple:

    “Bắt đầu từ ngày 15/9/2011, khi bạn trao tiền cho một tổ chức từ thiện thì công ty sẽ tặng bạn một món quà có thể lên đến 10.000 USD hằng năm. Chương trình này sẽ áp dụng cho các nhân viên chính thức tại Mỹ đầu tiên, và sau đó sẽ mở rộng sang các văn phòng khác trên thế giới”.

    Hoạt động tiếp theo được thực hiện vào tháng 2/ 2012: Theo trang tin Verge, Apple đã tặng 100 triệu USD để làm từ thiện trong một cuộc họp nội bộ nhân dịp mừng thành công của Apple trong quý 4. Số tiền này sẽ được trao cụ thể như sau: 50 triệu USD sẽ được tặng cho bệnh viện Stanford, trong đó 25 triệu USD dành để xây mới tòa nhà chính của bệnh viện và 25 triệu USD được dành cho các trẻ em của bệnh viện. 50 triệu USD còn lại sẽ được tặng cho Product RED, một tổ chức từ thiện chống lại các căn bệnh thế ky như AIDS, lao và sốt rét.

    2.3. Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Apple và cá nhân ông Steve Jobs-nhà lãnh đạo tập đoàn Apple

    2.3.1.Ưu điểm

     Đối với trách nhiệm khách hàng

    Trong lịch sử kinh doanh sản phẩm điện tử, không thương hiệu có lượng khách hàng trung thành nhiều bằng Apple. Không chỉ vì chất lượng hay tính thời thượng mà sản phẩm Apple mang lại, còn vì Apple rất biết cách “yêu thương” khách hàng của họ. Apple luôn nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua từng sản phẩm của họ

    Khách hàng của Apple có thể đánh giá và bày tỏ quan điểm thông qua các phiếu điều tra, thu thập phản hồi bằng cách nhận xét vào bài đăng trên web, có những cuộc trò chuyện với người dùng trên mạng xã hội, doanh nghiệp còn thiết kế một chương trình giới thiệu để khách hàng giới thiệu người mới hoặc tiếp cận các khách hàng qua email.

     Đối với trách nhiệm chất lượng sản phẩm

    Sản phẩm của Apple không chỉ hoàn hảo bên ngoài mà còn hoàn hảo về mặt chức năng. Sản phẩm của Apple khiến cho khách hàng muốn sở hữu là việc bắt đầu sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của Apple vô cùng dễ dàng. Khách hàng mở hộp, cắm điện, bật máy và bắt đầu sử dụng sản phẩm. Không cần cài đặt hoặc tải xuống bất cứ thứ gì.

    Ưu điểm lớn nhất của Apple để giữ chân khách hàng chính là giao diện của Apple. Giao diện của Apple có tính nhất quán nên khi nâng cấp các dòng sản phẩm vẫn khiến cho người dùng thấy quen thuộc. Đây là điều mà ở các dòng sản phẩm Android không có được. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng các sản phấm Apple họ không thể tìm ra được sản phẩm khác được vì sẽ khiến cho người dùng cảm thấy phức tạp. Đây được cho là tính năng tốt nhất của các dòng sản phẩm Iphone của Apple.

    Một ưu điểm nữa của Apple chính là hệ điều hành IOS. Hệ điều hành IOS là hệ điều hành có độ tin cậy và tính bảo mật cao nhất hiện nay. Các ứng dụng sử dụng hệ điều hành IOS đều hoạt động mượt mà trong thời gian dài bởi chỉ được tối ưu hóa cho các thiết bị của Apple. Hệ điều hành có kho ứng dụng phong phú, chất lượng, cập nhật nhanh hơn khi có phiên bản mới. Luôn được kiểm định nghiêm ngặt và không có ứng dụng rác hay ứng dụng lừa đảo.

     Đối với trách nhiệm người lao động

    Theo báo cáo mới nhất của Business Insider, mức vốn hóa thị trường của Apple hiện đã lên tới 871 ty USD, giúp nó tiếp tục củng cố vị trí là một trong những công ty công nghệ “khủng” nhất thế giới. Vì vậy tại đây nhân viên không chỉ có mức lương hậu hĩnh mà còn được hưởng nhiều đặc quyền đáng ghen tị

    Nhân viên Apple được làm việc với những tài năng xuất chúng và công việc của họ ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới mỗi ngày. Apple là nơi làm việc vô cùng khắc nghiệt. Nhân viên tại đây thường xuyên phải làm việc điên cuồng dưới áp lực để luôn là những người dẫn đầu tuy nhiên đó cũng là điều kiện để học hỏi và giúp họ nỗ lực hơn trong công việc. Vì vậy môi trường làm việc tại đây mang lại cho họ những lợi ích đáng mơ ước.

    Không gì có thể bằng kinh nghiệm vì vậy với kinh nghiệm làm việc cho Apple, bạn có thể dễ dàng xin được việc ở bất kỳ nơi khác. Một kỹ sư phần mềm chia sẻ, nhân viên Apple “có tương lai sự nghiệp khá rộng mở nếu họ có thể làm được điều gì đó lớn lao”.

     Đối với trách nhiệm cộng đồng xã hội

    Trong 8 năm Apple đã quyên góp 365 triệu USD và là một tập đoàn luôn làm tốt trách nhiệm xã hội. CEO của Apple – Tim Cook làm từ thiện bằng cổ phiếu. Dù là người điều hành công ty lớn với vốn hoá cả nghìn ty USD, nhưng những gì được cho là sở hữu tài sản của ông luôn khiêm tốn khi mang so sánh với Bill Gate, Zuckerberg hay Larry Page và ông thì luôn sôi nổi với các hoạt động từ thiện. Chính điều đó đã giúp Apple, uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong mắt công chúng

    2.3.2. Nhược điểm

    Là một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh tuy nhiên Apple vẫn còn tồn tại các nhược điểm có thể gây những trở ngại cho sự phát triển lâu dài của họ trong tương lai và những nhược điểm đó là:

    Thứ nhất, giá cả sản phẩm quá cao so với các mặt hàng của các công ty khác trên mặt bằng chung của thị trường. Các sản phẩm có giá cao của nó trở thành một lỗ hổng cho công ty vì người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng với chi phí thấp hơn.

    Thứ hai, Các thiết bị của Apple không tương thích với các hệ thống khác gây sư khó khăn cho khách hàng lựa chọn một sản phẩm đa năng. Sự không tương thích của hệ điều hành của họ với các thiết bị khác đã khiến mọi người khó chuyển sang thiết bị chạy iOS vì những thiết bị này không thân thiện với người dùng, điều này cần một thời gian để làm quen với nó.

    Thứ ba, thị phần của Apple đã và đang giảm, một trong những lý do chính là sự phụ thuộc đáng kể của họ vào dòng iPhone và iPad cùng với sự thành lập và phát triển quá nhanh của các công ty cùng lĩnh vực chạy hệ điều hành Android. Nó có nghĩa là sự sụt giảm mức độ phổ biến của các sản phẩm này có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh của Apple.

    Cuối cùng, Apple thường bị buộc tội vi phạm bằng sáng chế và các cáo buộc về trốn thuế của các công ty khác và cũng đã bị thua trong các cuộc thử nghiệm, điều này làm tổn hại đến danh tiếng thương hiệu và điều kiện tài chính của nó.

    2.4. Nguyên nhân

    Việc Apple là một công ty đa quốc gia lớn nên tầm ảnh hưởng của họ sẽ gây tác động không nhỏ đến các vấn đề kinh tế lẫn xã hội của các quốc gia mà trụ sở công ty hiện đang đóng tại. Tuy nhiên, bản thân nội tại tập đoàn Apple cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn cho việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đo nhiều lí do khác nhau.

    Đầu tiên chính là quy mô của apple, là một công ty chuyên các lĩnh vực về công nghệ thế nhưng không phải lúc nào họ cũng có đủ dữ liệu và thông tin quản lí của công ty do mạng lưới quản lý trên toàn cầu. Vậy nên việc tập trung và linh hoạt trong một số hoạt động kiên quan đến đạo đức trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

    Tiếp đó chính là do hạn chế văn hóa và nhận thức của các CBNV trong tập đoàn do họ đến từ khắp nơi trên thế giới vì vậy việc thực hiện truyền đạt đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và trở ngại với lại đội ngũ nhân viên trong công ty.

    Thêm vào đó, mặc dù nổi tiếng là công ty có chất lượng phục vụ khách hàng tốt hàng đầu thế giới, tuy nhiên Apple vẫn dính phải rắc rối phân biệt chủng tộc khi có thông tin cho rằng nhân viên tại cửa hàng Apple Store đã từ chối bán hàng cho khách hàng khi biết quốc tịch của họ.

    Cuối cùng là sự dặm chân tại chỗ của Apple. Mặc cho sự ra mắt khá rầm rộ, những chiếc iPhone mới của Apple được cho là thiếu sự bứt phá và đang dậm chân tại chỗ. Trong khi thị trường Android ngày càng xuất hiện nhiều sự sáng tạo trong cả công nghệ và thiết kế, người mua iPhone gần như chỉ nâng cấp iPhone mới vì chiếc điện thoại của họ đã cũ chứ không phải vì những tính năng và công nghệ mới mà Apple mang lại. Đó sẽ là là một trong những khó khăn mà Apple sẽ phải đối mặt trong tương lai.

    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN APPLE

    Xổ số miền Bắc