TỔNG QUAN VỀ MÁY MÓC THIẾT BỊ

1. Khái niệm và  bản chất của máy móc thiết bị

            Khái niệm

          – Máy móc thiết bị là những tài sản hữu hình ngoài bất động sản, phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu. Các định nghĩa khác bao gồm: 

          – Máy móc: Là các máy riêng lẻ hoặc dây chuyền sản xuất. Máy móc là một thiết bị sử dụng các năng lực cơ khí, được cấu tạo từ nhiều bộ phận và có chức năng nhất định, dùng để thực hiện những công việc nào đó. Thông thường máy móc bao gồm các bộ phận sau:

+   Bộ phận động lực.

+   Bộ phận truyền dẫn.

+   Bộ phận chức năng.

          +  Ngoài ra một số máy còn có bộ phận điện và điều khiển.

          Xu hướng phát triển của máy móc là ngày càng nhỏ gọn, ít tiêu hao năng lượng, nhiên vật liệu và ngày càng tự động hóa cáo.

–  Thiết bị:

          Là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động máy móc, xu thế phát triển của thiết bị là ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với nhiều thiết bị khác.

Bản chất và đặc điểm của MMTB

   Nó có thể di dời được

–    Có tính phổ biến, không bị hạn chế về số lượng.

–    Đa dạng, phong phú.

–    Chất lượng, độ tin cậy, tuổi thọ phụ thuộc vào nhiều yếu tố …

–    Tuổi thọ có giới hạn.

            –  Thời gian khai thác hiệu quả còn phụ thuộc vào sự tuân thủ các hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất trong quá trình khai thác của người sử dụng.

             – Có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu dễ dàng (trừ tài sản đặc biệt).

2. Phân loại Máy móc Thiết bị và nhận dạng MMTB

a.     Phân loại:

Có nhiều cách phân loại máy móc thiết bị:

        Ng­ười ta có thể phân loại máy móc, thiết bị theo nhiều cách khác nhau.

        * Phân loại trong hạch toán kế toán:

–         Tài sản cố định;

–         Công cụ, dụng cụ;

* Phân loại theo ngành sử dụng:

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực Vận tải

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực Hàng không

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực  Hàng hải

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực  Xây dựng

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực  chế biến thực phẩm

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực  Y tế

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực  In ấn

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực   Dệt

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực  kinh doanh Nhà hàng

–         Máy móc thiết bị trong lĩnh vực giáo dục

*Phân loại theo công năng và tính chất :

Phân loại theo công năng

–         Máy công cụ;

–         Máy xây dựng;

–         Máy động lực;

–         Máy hoá chất;

–         Máy xếp dỡ;

–         Ph­ương tiện vận tải;

–         Máy móc thiết bị ngành in;

–         Máy móc thiết bị y tế;

–         Máy móc thiết bị điện, điện tử;

–         Máy móc phát thanh, truyền hình…

 Phân loại theo tính chất:

–               Máy móc, thiết bị chuyên dùng;

–               Máy móc, thiết bị thông thư­ờng.

a)    Nhận dạng:

Đặc điểm kinh tế kỹ thụât ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của máy móc thiết bị, do đó để việc ước tính giá trị của máy móc thiết bị được đúng đắn, nhất thiết người thẩm định phải mô tả (nhận dạng) được chính xác đặc điểm kỹ thuật của máy móc thiết bị sao cho người đọc có thể hiểu và hỡnh dung được máy móc thiết bị đó.

          Việc nhận dạng máy móc thiết bị có thể được phân thành hai loại sau đây:

                   Nhận dạng vi mô:

Nhận dạng vi mô là quá trình liệt kê các thiết bị như là một máymóc đơn lẽ. Để thực hiện được điều này người thẩm định cần phải thực hiện theo trình tự sau:

Các yếu tố cần được nhận dạng:

–         Mã số tài sản (do khách hàng thiết lập): giúp nhận dạng máy móc được chính xác

–         Mô tả:        

+ Mô tả chung – Nó là thiết bị gì ?

+ Mô tả chi tiết – Phân loại rõ hơn.

–         Type, Model;

–         Kích thước hoặc công suất, nếu được cung cấp hoặc đo được;

–         Số seri (nếu tìm thấy) ;

–         Tên nhà sản xuất;

–         Tên nhà cung cấp (nếu nếu biết) ;

–         Năm sản xuất (nếu biết);

–         Các chi tiết về thiết bị phụ, phụ tùng và linh kiện kèm theo (nếu có);

–         Hệ thống truyền động và các chi tiết của hệ thống truyền động như: truyền động bằng xích, dây đai, khớp nối. Nguồn động lực là động cơ hay môtơ điện.

–         Tham khảo đến các đặc điểm đặc biệt khác như quá trình bảo trì các mối nối của hệ thống , quá trình lắp đặt, các trường hợp sử dụng.. nếu chúng ta có đề cập đến chi phí lắp đặc của thiết bị.

–         Quá trình sửa đổi hoặc phụ hồi so với nguyên trạng.   

Nhậndạng vĩ mô:

Việc nhận dạng vi mô được thực hiện thông qua việc xem xét đặc điểm các chi tiết chính của máy móc thiết bị, các chi tiết quyết định đến tính năng kỹ thuật của máy móc thiết bị đó.     

Để quá trình thẩm định giá được thuận lợi và liên tục, nhà thẩm định giá cần nhận dạng vi mô để chi ra các đặc điểm sau:

–         Dây chuyền thẩm định là loại nào ?

–         Quá trình sử dụng của máy móc thiết bị ?

–         Công suất lắp đặt và sản xuất thực tế ?

Các thông tin cần thiết phải được thu thập trong quá trình nhận dạng vi mô như sau: 

–         Tên và địa chỉ của công ty

–         Chi tiết của sản phẩm dầu ra

–         Quá trình sử dụng và biểu đồ về quá trình sử dụng của máy móc thiết bị

–         Chi tiết về các sản phẩm phụ

–         Công suất lắp đặt, công suất xuất thực tế của thiết bị trong 5 năm vừa qua.

–         Tình trạng nguyên nhiên vật liệu đầu vào (hạn chế hoặc nhiều vô kể).

–         Chất lượng của thành phẩm – Tỷ lệ phần trăm phế phẩm ? Nó có nằm trong giới hạn cho phép ? Nếu không thì lý do vi sao ?

–         Chế độ vận hành: 1 ca, 2 ca, 3 ca hay liên tục; Thời gian vận hành của mỗi ca: 8 giờ/ca hay 12 giờ/ ca… Tổng số ngày vận hành trong năm. Trường hợp máy móc thiết bị  hoạt động liên tục và được câu tạo từ nhiều chi tiết khác nhau thì tuổi thọ tổng thể của máy móc phụ thuộc vào tuổi thọ của 1 hoặc hai chi tiết chính. Trong trường hợp này cần phải nhận dạng các chi tiết chính đó.

–         Tiêu chuẩn và chương trình bảo trì, bảo dưởng như thế nào ? Bảo trì định kỳ, bảo trì sự cố hay bảo trì theo yêu cầu.

–         Hiệu quả của sơ đồ bố trí.   

–         Sự thích hợp của máy móc (công nghệ mới hay cũ)

–         Chi tiết về chi phí được dùng cho việc sửa chửa, bảo trì trong 5 năm gần đây.

–          Ước lượng chi phí sửa chữa trong 5 năm kế tiếp.

–         Công nghệ của máy móc thiết bị là mới hay đã củ ? Nó có bị lỗi thời hay không?

–         Nếu máy móc thẩm định không được sử dụng công nghệ mới nhất. Khi đó cần phải tiến hành việc so sánh giữa máy móc củ mà máy móc mới theo các đặc tính sau để có thể đánh giá lỗi thời về mặt công nghệ:

+       Công suất sản xuất;

+       Chi phí thay thế của 1 thiết bị hoàn toàn mới

+       Chi phí nhân công trực tiếp

+       Tiêu hao dự trữ

+       Tiêu hao nhiên liệu

+       Chi phí cố định

+       Không gian sử dụng

–         Tỉ suất doanh thu trên giá trị tài sản.

–         Đã ước tính lợi nhuận tiền năng hay chưa ? Nó bằng hay khác với giá trị đã được nêu trong sổ sách kế toán.

–         Tỉ suất doanh thu tiềm năng trên giá trị tài sản

–         Sơ đồ bố trí, phân phối hệ thống điện và các hệ thống phân phối phụ trợ dọc theo chiều dài, loại và kích cở của cáp nối. Hệ thông điện đã được lấp đặc dựa trên điều kiện sử dụng tải hiện tại hay đã có dự phòng cho các trường hợp tải phát sinh.

–         Có bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào trong việc sử dụng và vận hành thiết bị hay không, như luật kiểm soát ô nhiểm, luật môi trường, luật điện lực .. Nếu có thì đã thực hiện việc ước tính các chi phí phát sinh hay chưa ?

–         Tuổi thọ và tác động của tuổi thọ đến việc ước tính vòng đời của thiết bị.  

             3. Thu thập và xác định dữ liệu

       a.            Xem xét thực tế máy móc thiết bị

Việc kiểm tra thực tế máy móc thiết bị là điều kiện tiên quyết, cần thiết để nhận ra sự không thống nhất, vớ dụ năm sản xuất trong sổ ghi kế toán và năm sản xuất của máy móc đã được lắp đặt trong nhà xưởng khác nhau do thay thế máy móc ban đầu, để đưa ra giá trị tài sản sát với thực trạng của máy móc thiết bị đó trên thị trường.

       b. Xem xét đến bản kê khai yêu cầu thẩm định so với thực tế

*   Máy móc thiết bị hiện có thực tế tại nhà xưởng, nhưng bản kê khai không hề nhắc đến, do bỏ sót xảy ra vì:

–         Máy móc thiết bị đã được sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu và nhân công riêng của công ty

–         Thùng chứa lớn đã được chuyển đổi thành số thùng chứa nhỏ hoặc các thùng chứa tương tự.

–         Chi phí của máy móc thiết bị được xem như chi phí lợi nhuận

–         Máy móc thiết bị đang thuê hoặc dưới hình thức khác như đó chuyển cho chi nhỏnh hay cỏc đơn vị trực thuộc sử dụng

* Máy móc thiết bị hiện có trong bản kê khai được đề cập nhưng thực tế không có :

–         Máy móc thiết bị đã bỏ đi hay không còn sử dụng hay nằm bên ngoài nhà máy để sửa chữa hay đó được bán v.v.

–         Máy móc thiết bị đã bán và tiền thu được khụng được thể hiện trong báo cáo  thể hiện sự thay đổi  của tài sản cố định.

–         Máy móc thiết bị đã cho thuê hoặc nằm ở nhà xưởng nhà thầu phụ.

c.      Xem xét đến đặc điểm kỹ thuật

–               Liên quan tới yêu cầu đặt hàng của bộ phận thu mua  hoặc bộ phận kế toán.

–               Tham khảo tài liệu kỹ thuật, tham khảo ý kiến của nhân viên kỹ thuật và/hoặc bảo dưỡng và hỏi ý kiến  các chuyên gia liên quan đến máy móc thiết bị về các quy trình, nguyên lý hoạt động…..

–               Cần phải xem xét kỹ đơn đặt hàng để có chi tiết đầy đủ hợp lý của máy móc chính, Phụ tùng của máy móc và những điểm đặc trưng  quan trọng nhất.

          4. Tuổi thọ, niên hạn và niên hạn còn lại

Trong quỏ trỡnh thẩm định giá khi áp dụng các thông số, dữ liệu, cơ sở .. vào thực tiễn thẩm định giá, dù sử dụng phương pháp so sánh, chi phí hay thu nhập đều phải tiến hành phân tích niên hạn của máy móc thiết bị. Trong quỏ trỡnh sử dụng tài sản cú thể bị thải hồi khụng sử dụng do nhiều nguyờn nhõn như  rủi ro, thảm hoạ .. và những nguyờn nhõn khỏc. Niờn hạn sử dụng hữu ích còn lại của tài sản kết thúc cùng với việc thải hồi nó, do đó tuổi thọ, niên hạn và niên hạn còn lại là những yếu tố quan trọng để đạt tới giá trị thị trường chính xác.

4.1. Tuổi thọ:

–         Giá trị của máy móc thiết bị thường giảm dần theo tuổi thọ, nghĩa là, máy móc thiết bị cũ hơn thì ít giá trị hơn, với điều kiện việc giảm giá trị như vậy là không bù đắp được bằng các yếu tố khác.

–         Để xác định tuổi thọ của máy, thẩm định viên sẽ đưa vào xem xét các thông số sau đây:

+   Năm sản xuất;

+   Tổng số năm sử dụng kể từ năm sản xuất;

+   Chi tiết về thực hiện sửa chữa, nâng cấp.

  Ví dụ 1:Một máy móc mới được mua vào một năm và lắp đặt vào cùng năm đó, cho là năm 2006, ngày thực hiện thẩm định giá là 31/12/2010 vậy tuổi thọ của mỏy múc là 5 năm.

4.2. Niên hạn

4.2.1. Khỏi niệm:

Là khoảng thời gian mà máy móc thiết bị đó được dự tính đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, việc xác định tổng thời gian được phép sử dụng đó dựa vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại máy móc thiết bị, môi trường hoạt động và điều kiện kinh tế xó hội của từng khu vực cụ thể trong điều kiện bỡnh thường .

4.2.2. Cỏc dạng niờn hạn:

Niên hạn có thể được phân loại theo dạng sau:

+ Tổng niên hạn hoạt động kinh tế:

       Là khoảng thời gian từ khi còn mới bắt đầu đưa vào sử dụng đến thời điểm mà theo quy định của pháp luật thì không còn được sử dụng cho hoạt động kinh tế.  Niên hạn kinh tế có thể được xác định bằng cách thẩm tra các nhân viên đứng máy, cỏc chuyờn gia của công ty và xem qua hồ sơ lưu của máy, thêm vào đó, kinh nghiệm bản thân củathẩm định viên trong khi thẩm định các tài sản tương tự sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tổng niên hạn kinh tế.

       Trong khi xác minh niên hạn kinh tế, việc sử dụng máy để hoạt động, điều kiện môi trường, điều kiện bảo dưỡng, kiểm tra sổ lưu kiểm toán bảo dưỡng được xem xét cẩn thận chính xác, tấtcả cỏc lỗi thời sẽ làm cho mỏy múc khụng cũn hiệu quả kinh tế. Cũn niờn hạn thực tế thường xảy ra ngay cả khi niên hạn kinh tế đã hết là do sửa chữa và thay thế các bộ phận làm cho mỏy múc thiết bị tiếp tục được đưa vào sử dụng.

          + Niên hạn hữu dụng: Thời gian trù định còn lại mà một tài sản giảm giá trị được dự kiến là sẽ sử dụng kinh tế, hoặc lợi ích tượng trưng bởi tài sản được trù định đạt được kinh tế trong hoạt động kinh doanh của công ty.

       + Niên hạn kinh tế còn lại hoặc niên hạn hữu dụng còn lại :

                   Là khoảng thời gian còn lại của niên hạn hoạt dodọng kinh tế hoặc niên hạn hữu dụng chưa được sử dụng hết. Thực tế rất khó xác định niên hạn kinh tế còn lại nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ví dụ như điều kiện vận hành, lịch trình bảo dưỡng, cách thức và chất lượng bảo dưỡng…..

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến niên hạn của máy móc thiết bị

a.     Tình trạng:

Đánh giá tỡnh trạng thực tế của mỏy múc thiết bị qua quan sỏt, bằng kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm chuyờn mụn thẩm định viên sẽ nhận được những yếu tố tạo nên sự hao mũn của mỏy múc thiết bị như tỡnh trạng bị rỉ sột, sự chuyển động khác thường tạo những âm thanh khác thường, các vết nứt. Để nhận định được sự hao mũn ngũai kinh nghiệm của bản thõn thẩm định viên cần trao đổi với nhân viên kỹ thuật và nhân viên bảo dưỡng, xem xét hồ sơ của máy….

b.     Tiêu chuẩn bảo dưỡng

Bằng kinh nghiệm của bản thõn  khi tiến hành điều tra thực trạng mỏy múc thiết bị và trao đổi với nhân viên kỹ thuật…, đặc biệt quan trọng từ chính bộ phận bảo dưỡng, thẩm định viên xác định được chu kỳ bảo dưỡng như thế nào, sử dụng thiết bị bảo dưỡng ra sao, trang bị có tốt không, có được lau chùi thường xuyên và được tổ chức tốt không..

Từ đó thẩm định viên sẽ xác định được tỡnh trạng bảo dưỡng của máy móc thiết bị đó như thế nào.

c.      Sử dụng :

Thời gian sử dụng  phụ thuộc vào thời gian mà máy móc thiết bị đó họat động, khối lượng công việc, tần số  máy móc thiết bị đó họat động

Để đạt được ước tính chính xác của niên hạn kinh tế hoặc niên hạn thực tế còn lại, thẩm định viên phải đưa vào tính khối lượng công việc phải làm trong tương lai.

d.     Xu hướng thị trường:

Sở thích và thị hiếu của con người quyết định xu hướng thị trường, chớnh thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng tác động đến sức mua và làm thay đổi cung cầu trên thị trường,

 

 

 

Xổ số miền Bắc