TOP 600+ Mẫu thiết kế nội thất đẹp | Hiện đại | Đẳng cấp

Tìm hiểu thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất là việc phân chia không gian hợp lý theo công năng sử dụng, bố trí nội thất thỏa mãn nhu cầu sử dụng và cảm xúc của gia chủ. Thêm vào đó cũng cần chú ý cách phối hợp hài hòa các yếu tố như: màu sắc, chất liệu, ánh sáng, phong cách, để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ và công năng của ngôi nhà.

Tại sao chúng ta cần thiết kế nội thất?

  • Giúp dự toán chính xác số lượng và chi phí cho vật tư đầu vào (không thừa hay thiếu).
  • Tránh rủi ro xảy ra trong quá trình thi công (không phải đập ra xây lại)
  • Bản vẽ thiết kế giúp quá trình thi công diễn ra liên tục. (Không lãng phí nhân công và thời gian)
  • Sắp đặt hướng gió, ánh sáng, thông khí an toàn, giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả.
  • Hạn chế trường hợp vượt quá ngân sách đầu tư vì đã dự toán được chi phí.

Tính thẩm mỹ không phải là yếu tố quan trọng duy nhất trong nội thất. Bên cạnh đó, yếu tố then chốt là sự tiện nghi giúp mang lại cuộc sống thoải mái và những trải nghiệm tuyệt vời cho gia chủ. Chúng được quyết định chính bởi tính công năng và sự đa dụng của nội thất.

Top 5 phong cách thiết kế nội thất đẹp được ưa chuộng nhất

Phong cách nội thất tối giản (Minimalism)

Phong cách nội thất tối giản còn được gọi Minimalism, sở hữu nét đặc trưng là lối thiết kế đơn giản, giảm thiểu các vật dụng nội thất để mang đến sự tinh tế. Phong cách tối giản thường chỉ sử dụng 3 màu: màu nền, màu chủ đạo và màu điểm nhấn. Gam màu trung tính thường được lựa chọn sử dụng, giúp mang đến sự tương phản và tạo nét độc đáo cho không gian sống.

Phong cách nội thất đơn giản

Phòng ngủ tận dụng ánh sáng tự nhiên

Phòng bếp tối giản với gam màu trung tính

Phong cách nội thất hiện đại (Modern)

Đặc điểm của phong cách nội thất hiện đại trong thiết kế là những đường nét, sắc sảo và cá tính. Và thường dùng các vật liệu như kim loại, thủy tinh, thép,… tạo nên không gian sang trọng, tinh tế. So với các phong cách thiết kế khác, màu sắc của nội thất hiện đại mang đến sự đơn giản. Những gam màu trung tính được ưu tiên lựa chọn như: màu trắng, màu đen, màu xám, màu kem.

Phong cách nội thất hiện đại

Tủ bếp đẹp cho chung cư hiện đại

Thiết kế nội thất phòng khách chung cư đẹp

Phong cách nội thất Japandi

Cái tên Japandi đã thể hiện được phần nào nét đặc trưng của phong cách nội thất này. Tên gọi Japandi đã thể hiện được phần nào nét đặc trưng của phong cách nội thất này. Tên được ghép từ tên của 2 phong cách Japan (phong cách Nhật Bản) và Scandinavian (phong cách Bắc Âu). Phong cách nội thất Japandi vừa mang được nét nhẹ nhàng, sang trọng của Bắc Âu vừa gắn liền với chủ nghĩa đơn giản đặc trưng của Nhật Bản.

Phòng khách phong cách Nhật Bản

Thiết kế nội thất phòng ngủ độc đáo

Tủ bếp chữ I phong cách japandi đẹp

Phong cách nội thất Tân cổ điển (Neo – classical)

Phong cách nội thất Tân cổ điển còn gọi là “Neo-Classical” bắt nguồn từ Châu Âu. Là sự giao thoa của phong cách cổ điển và hiện đại, mang đến không gian phá cách, độc đáo. Tại Việt Nam, nhiều công trình thiết kế từ nhà ở, biệt thự, khách sạn,… đã sử dụng Neo-Classical làm phong cách chủ đạo.

Thiết kế nội thất tân cổ điển

Phòng thờ mang theo hơi hướng cổ điển

Thiết kế nội thất phòng ngủ hiện đại

Phong cách nội thất Đông Dương (Indochine)

Phong cách nội thất Đông Dương được hình thành vào những năm cuối thế kỷ 18 – giữa thế kỷ 20. Là sự giao thoa, sáng tạo giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Điểm đặc trưng trong phong cách nội thất Đông Dương là đường nét chắc chắn, cứng rắn đến từ những chất liệu như đá, gỗ. Các gam màu nâu trầm, vàng hoặc kem trắng được ứng dụng phổ biến nhằm thể hiện sự quý phái và vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian.

Phòng khách phong cách indochine

Thiết kế nội thất phong cách phương Đông

Phòng bếp mang đậm phong cách Indochine.

[Bạn có biết?] TOP 48 phong cách thiết kế nội thất nổi tiếng Việt Nam và Thế Giới

Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất trọn gói uy tín

Xác định đơn vị thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Cần phải lựa chọn kỹ lưỡng đơn vị thiết kế

Tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân:

  • Tìm đến những người thân, bạn bè đã từng sử dụng dịch vụ để nhận được đánh giá trực tiếp.
  • Tham khảo đánh giá từ các hội nhóm, diễn đàn kiến trúc – nội thất
  • Tham khảo đánh giá của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của những công ty bạn đang lựa chọn.

Tham khảo các dự án, công trình mà công ty đã từng thực hiện

  • Tham khảo Portfolio của đơn vị thiết kế mà bạn có ý định làm việc để đánh giá được trình độ chuyên môn.
  • Tham khảo các công trình đã thực hiện được đăng tải trên website, fanpage công ty.
  • Tham khảo showroom, căn hộ mẫu nếu có của đơn vị thiết kế để đánh giá được quy mô và chất lượng sản phẩm.

Tìm hiểu bảng giá thiết kế nội thất trọn gói của công ty

Mức giá là con số chính xác để so sánh giữa các công ty tiềm năng mà bạn đang lựa chọn. Bạn hãy so sánh sự chênh lệch giữa báo giá với hạng mục dịch vụ mà công ty cung cấp. Từ đó lựa chọn được đơn vị có mức giá hợp lý và chất lượng đầy đủ nhất.

Trao đổi trực tiếp để kiểm tra năng lực của công ty thiết kế

Bạn nên gọi điện hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty để nhận được tư vấn. Tác phong làm việc của nhân viên tư vấn sẽ phần nào thể hiện được đẳng cấp của công ty. Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp thiết kế hiệu quả và nhanh chóng. Bạn cũng có thể kiểm tra tính pháp lý công ty qua địa chỉ văn phòng, giấy phép kinh doanh.

Kiểm tra tính minh bạch về hợp đồng và thời gian hoàn thiện

Hợp đồng giữa đơn vị thiết kế nội thất và gia chủ phải đảm bảo đầy đủ điều khoản. Các thông tin nhất định phải có bao gồm:

  • Thông tin dự án
  • Quyền lợi
  • Trách nhiệm
  • Mức phạt nếu vi phạm hợp đồng
  • Lộ trình thiết kế
  • Thời gian hoàn thiện,…

Chính sách bảo hành sau khi bàn giao

Đây là một điểm quan trọng cần lưu ý cho hợp đồng thiết kế – thi công. Chính sách bảo hành cho công trình giúp bạn có thể yên tâm hơn nếu có rủi ro xảy ra. Các đơn vị thiết kế – thi công uy tín đảm bảo quy trình bảo hành rõ ràng và chính xác cho gia chủ.

Đơn vị thiết kế thi công có xưởng trực tiếp sản xuất

Đơn vị thiết kế có xưởng sản xuất trực tiếp không qua trung gian. Có thể gia công được các mẫu nội thất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao. Quan trọng hơn là quá trình sản xuất đúng tiến độ, nhanh chóng, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian hiệu quả. Nếu có lỗi phát sinh cũng kịp thời xử lý và khắc phục dễ dàng hơn.

Quy trình thiết kế nội thất đạt chuẩn

Thiết kế nội thất với quy trình thiết kế đạt chuẩn

Dù là thiết kế nội thất cho bất kỳ công trình nào. Thì quy trình thiết kế đều phải tuân thủ đủ các bước bên dưới để đảm bảo chất lượng.

Bước 1: Khảo sát mặt bằng thực tế

Việc khảo sát mặt bằng thực tế công trình giúp KTS hình dung được vị trí, bố cục ngôi nhà. Từ đó đưa ra được giải pháp thiết kế cho các vấn đề trong không gian. Những thông tin và KTS cần thu thập khi khảo sát thực tế gồm:

Thiết kế và khảo sát mặt bằng trước khi đưa ra giải pháp

  • Diện tích mặt bằng xây dựng và kết cấu phân chia các phòng chức năng trong dự án
  • Hiện trạng công trình, các khu vực xuống cấp mà gia chủ muốn nâng cấp, bảo trì.
  • Các đặc điểm về khí hậu, hướng nắng và gió, khả năng thoát nước,..
  • Đặc điểm kiến trúc trong không gian, cao độ, kích thước, vị trí tường/dầm/sàn của công trình.
  • Hệ thống thiết bị kỹ thuật (đường điện, nước, gas,..) và nơi bố trí.

Bước 2: Tư vấn và đưa ra giải pháp thiết kế nội thất

Mọi ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà đều phải xoay quanh gia chủ. Vì thế một đội ngũ KTS chuyên nghiệp cần phải tìm hiểu các thông tin sau:

Tư vấn đưa giải pháp thiết kế nội thất

  • Độ tuổi, sở thích, các mong muốn, nhu cầu và thói quen sinh hoạt của gia chủ.
  • Số lượng người cùng chung sống trong nhà.
  • Mục đích của không gian là gì? Nhà ở hay cho thuê?
  • Gu thẩm mỹ, phong cách nội thất mà gia chủ đang hướng đến.
  • Ngân sách đầu tư mà gia chủ đang có.

Với mỗi phong cách nội thất khác nhau thì thiết kế sẽ có các yêu cầu riêng biệt. Song song với đó là mức chi phí cũng có sự chênh lệch khá lớn. Phong cách Hiện đại, Tối giản, Japandi hay Bắc Âu có nội thất giản lược nên chi phí thấp hơn. Với những công trình mang phong cách Cổ điển hay Tân cổ điển. Có nhiều chi tiết cầu kỳ thì chi phí khá cao.

Bước 3: Thực hiện vẽ thiết kế nội thất 3D

Bản vẽ 3D là công cụ giúp gia chủ hình dung rõ nét nhất về không gian nội thất. Vì vậy bản vẽ 3D phải đảm bảo các tiêu chí gồm:

Bản vẽ thiết kế 3d cho căn hộ

  • Bám sát với phong cách thiết kế mà KTS và khách hàng đã thống nhất
  • Thể hiện đầy đủ các thi tiết thiết kế trong dự án
  • Thể hiện rõ ràng màu sắc, chất liệu và kích thước của nội thất
  • Số lần chỉnh sửa bản vẽ là từ 3 – 4 lần.

Bước 4: Triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công

Bản vẽ kỹ thuật đóng vai trò giúp đơn vị thi công chính xác những thiết kế trên bản vẽ. Các KTS sẽ thể hiện chi tiết từng bộ phận của các vật dụng nội thất dưới dạng file CAD. Để có được bản vẽ kỹ thuật hoàn chỉnh, KTS phải có kiến thức về AutoCad.

Bản vẽ triển khai thiết kế nội thất

Bước 5: Bàn giao bản vẽ kỹ thuật

Các hạng mục mà bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo khi bàn giao cho gia chủ:

  • Mặt bằng bố trí nội thất cho công trình
  • Mẫu thiết kế mặt bằng sơ đồ công năng
  • Vị trí, kích thước và ký hiệu của các vật dụng nội thất
  • Chủng loại/ mã hiệu của các vật liệu, thiết bị
  • Mã màu của vật liệu
  • Sơ đồ bố trí hệ thống nước và điện
  • Bản vẽ chi tiết nội thất sàn và trần

Bước 6: Thanh toán và hoàn tất hợp đồng

Ký hợp đồng thiết kế và thi công

Đây là bước cuối và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình. Bạn sẽ tiến hành thanh toán với đơn vị thiết kế nội thất khi đã bàn giao đầy đủ. Đối với đơn vị thiết kế thì khách hàng phải hoàn toàn hài lòng với sản phẩm. Thì dự án mới được xem là thành công.

Phong thủy trong thiết kế nội thất nhà ở

Chọn nội thất hợp mệnh với gia chủ

Yếu tố đầu tiên khi thiết kế nội thất hợp phong thủy, chính là lựa chọn màu sắc, chất liệu. Điều này sẽ giúp cho cả gia đình luôn bình an, hạnh phúc và thành công. Để có được không gian sống thư giãn nhưng vẫn đảm bảo phong thủy. Gia chủ nên chọn những đồ nội thất nhẹ nhàng, không góc cạnh, nặng nề.

Ánh sáng tự nhiên

Trang trí nội thất theo phong thủy phải tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên giúp nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ, loại bỏ sự u tối trong ngôi nhà. Để thu được nguồn ánh sáng tự nhiên. Hãy thiết kế cửa sổ kèm theo rèm che, để có thể điều chỉnh được ánh sáng trong phòng. Hạn chế chọn nội thất quá dày. Cản trở ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài làm không gian trở nên tù túng.

Bố trí nội thất

Phương vị tượng trưng: gia đình, hôn nhân, con cái, tiền tài, danh lợi, quý nhân, trí thức, công việc. Vì thế khi thiết kế nhà hợp phong thủy với gia chủ, tùy thuộc vào tuổi và mệnh. Mà sẽ có cách sắp xếp nội thất theo hướng phù hợp nhất.

Đảm bảo không gian nhà thông thoáng

Khi thiết kế nội thất cho ngôi nhà cũng cần chú ý đến yếu tố thông thoáng. Bởi không gian thông thoáng là biểu tượng của sự thịnh vượng và tài lộc,… cho gia chủ.

Lưu ý: Thiết kế nhà thông thoáng nhưng không nên thiết kế hướng gió thổi từ trước ra sau. Điều này ảnh hưởng đến tài lộc sẽ không được giữ lâu, gia chủ hao tốn tiền của.