TPHCM: Phố ông Đồ, Không gian văn hóa trong lễ Hội tết Việt – Phật Giáo Đời Sống

PGĐS – Năm nào cũng vậy, cứ đến độ Xuân về, Phố ông Đồ tại NHà văn Hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh lại nhộn nhịp, tấp nập. Phố ông Đồ đã trở thành nét văn hóa thuần Việt, trở thành không gian văn hóa phục vụ người dân TP Hồ Chí Minh dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi chương trình “Lễ hội Tết Việt” đón chào năm mới. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn đồng loạt tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh như: ca múa nhạc, biểu diễn thời trang, biểu diễn lân, sư, rồng.

Điểm nhấn đáng chú nhất là con đường mai vàng khoe sắc rực rỡ riêng một góc trời khiến nhiều người thích thú, cảm nhận được không khí Tết cổ truyền dân tộc đang đến rất gần. Bên cạnh nhánh mai vàng rực, phố ông đồ cũng góp phần làm nên sự khác biệt cho Lễ hội Tết Việt.

Phố ông đồ năm nay được tổ chức công phu và mới mẻ hơn các năm, những gian hàng được bài trí đẹp mắt, đặc biệt là với khoảng 30 ông đồ, bà đồ có tuổi đời rất trẻ… Rất nhiều bạn trẻ tham gia phố ông đồ là tín hiệu vui về việc truyền thống thư pháp của dân tộc được người trẻ yêu thích và gắn bó, phát huy và duy trì.

Ông Nguyễn Hồng Phúc- Giám đốc Nhà văn Hóa Thanh niên chia sẽ, Tết nguyên đán là dịp để chúng ta vui chơi thư giãn sau 1 năm vất vả, nhưng cũng là dịp để chia sẻ với những người bất hạnh hơn. Và như một truyền thống, các lễ hội Tết Việt cũng luôn dành nhiều yêu thương chăm sóc cho các em nhỏ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, sinh viên. Và một hoạt động rất ý nghĩa đó là chương trình “Mang xuân đến – Tết cho em” nhằm chăm lo cho Trẻ mồ côi do dịch Covid-19, trẻ diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố, một chút quà xuân, một tấm lòng quan tâm và chia sẽ để không ai không có Tết, nhà nhà vui tươi ấm no hạnh phúc.

Chương trình do Hội Đồng Đội Thành Phố phối hợp với Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) tổ chức.

Phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1) nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 thu hút hàng vạn người dân Sài Gòn, nhất là các gia đình trẻ và nam nữ thanh niên đến tham quan, chụp ảnh trong dịp Tết.

Lễ hội Tết Việt năm nay diễn ra trong bối cảnh cả thành phố vừa trải qua 1 năm phục hồi sau đại dịch Covid-19. Vẫn còn rất nhiều thách thức đang chờ đợi phía trước và lễ hội như một quãng nghỉ ngơi cần thiết để người dân được nạp thêm năng lượng trước khi bước vào một hành trình mới với vận hội mới, một chút sẽ chia, một chút hàn gắn nhưng trong đó là một tấm lòng bao la của nghĩa tình đồng bào trong dịp Tết đến Xuân vê, đã 16 năm qua, mọt chặng đường dài kể từ năm 2007 đến nay, Nhà Văn Hóa Thanh niên đã luôn tổ chức chương trình cùng với các Mạnh thường quân chăm lo đời sống cho bà con, người yếu thế và trẻ em mồ côi cơ nhỡ trong địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phố ông đồ tái hiện lại khung cảnh những ông đồ xưa ngồi viết chữ cho du khách lại qua. Sẽ có gần 50 ông đồ trẻ với mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ tết xưa được sắp đặt dọc mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai… Khách đến có thể “xin chữ” để gửi gắm những ước nguyện ngày xuân. Phố ông đồ là một không gian văn hóa độc đáo, mang những lời chúc hạnh phúc cho một năm mới bình yên.

Không gian vườn mai ngày tết với hơn 100 gốc mai bao phủ mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và trong sân Nhà Văn hóa Thanh niên được sắp đặt nghệ thuật, đẹp mắt và hòa hợp với các gian hàng dựng bằng đước, lá dừa của các nhóm làng nghề… Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động dân gian ngày tết như nặn tò he, làm tranh nghệ thuật xoắn giấy, giấy handmade tạo hình 3D, khắc thủ công mỹ nghệ, vẽ tranh truyền thần, góc ẩm thực đèn dầu, gian hàng áo dài…

Tất cả sẽ tạo nên một không khí “quê nhà ngày tết” với bếp nhà, mảnh sân, cánh đồng mênh mang hương sắc tết, rộn ràng tiếng xuân (các ruộng lúa được cách điệu nhiều tầng để gợi liên tưởng đến những cánh đồng cò bay thẳng cánh của đồng bằng Nam bộ). Ngoài ra, sân khấu được thiết kế như bức tường thành với rực rỡ sắc mai, đào, cúc…

Với các chương trình nghệ thuật đặc sắc, chương trình khai mạc lễ hội vào lúc 16 giờ 30 ngày 5/1/2023 (14 tháng chạp); biểu diễn Lân Sư Rồng; đờn ca tài tử cải lương; hát bội; biểu diễn thời trang; liveshow các ca sĩ, các ban nhạc trẻ… đan xen với hoạt động về ẩm thực diễn ra liên tục từ chiều 5/1/2023 đến ngày 26/1/2023, mang lại không khí vui tươi, rộn ràng cho những ngày giáp năm sôi động. Đặc biệt, tại lễ hội còn có chương trình chăm lo tết cho các em thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; các em nhỏ cơ nhỡ, mái ấm tình thương…với 400 phần quà, mỗi phần bao gồm bao thơ 700 ngàn đồng và phần quà tết 300 ngàn do Tổng công ty Phân bón và Hoa chất Dầu khí tài trợ…song song đó nhiều hoạt động lớn của các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố sẽ diễn ra, như: Chương trình “Chuyến xe mùa xuân”, “Chuyến xe sum vầy” hỗ trợ sinh viên, công nhân về quê đón Tết; Họp mặt “Sinh viên đón Tết xa nhà”; Chương trình “Nghĩa tình mùa xuân”… khiến ngày tết thêm ấm áp, nghĩa tình, đoàn viên.

Một số hình ảnh ghi nhận:

 

    

   

 

 

 

Quí Nguyễn – PV PGĐS TP.HCM

Xổ số miền Bắc