TRUYỀN THỐNG NGÀNH VĂN HÓA-THÔNG TIN

TRUYỀN THỐNG NGÀNH VĂN HÓA-THÔNG TIN

Lượt xem: 73

 

Trong số trên 10
bộ, ngành được thành lập ngày 28/8/1945 có ngành công tác Văn phòng hành chính;
ngành Tổ chức Nhà nước và các Bộ: Thông tin – Tuyên truyền, Lao động, Tài
chính, Tư pháp. Và, kể từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày truyền thống của ngành Văn
hóa Thông tin, những ngày đầu thành lập chỉ có chức năng làm công tác thông tin
tuyên truyền, cổ động nhân dân kháng chiến và kiến quốc, đúng với tên gọi là Bộ
Thông tin – Tuyên truyền (28/8/1945) và Bộ Tuyên truyền và Cổ động
(01/01/1946). Suốt 76 năm qua, tên gọi cùng với chức năng nhiệm vụ của ngành từ
Trung ương đến địa phương đã có mười hai lần thay đổi để phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử. Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của
Ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm
vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp
nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước
về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.

Đến tháng 8/2007,
Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ
Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về
báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa – Thông tin.  Đối với cấp
quận, huyện do đặc thù của lĩnh vực này, hiện nay ngành văn hóa thông tin chịu
sự quản lý của 3 cơ quan cấp tỉnh, thành phố là Sở Thông tin và Truyền thông và
Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch; có chức năng, nhiệm vụ là tham mưu, giúp
UBND quản lý nhà nước về các lĩnh vực: văn hóa, gia đình; thể dục thể thao; du
lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và
du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và tiếp nhận
thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa –
Thông tin.

Các tên gọi của ngành văn hóa thông tin qua các
thời kỳ

1. Bộ Thông tin,
Tuyên truyền: Từ 28/8/1945 đến 31/12/1945

Ngày 28/8/1945
Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có Tuyên cáo công bố danh sách
Nội các thống nhất quốc gia trong đó có Bộ Thông tin, Tuyên truyền. Bộ Thông
tin, Tuyên truyền là một trong 12 Bộ nội các đầu tiên được thành lập trong
Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

2. Bộ Tuyên truyền
và Cổ động: Từ 01/01/1946 đến 02/3/1946

Ngày 01/01/1946
Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Tuyên truyền
và Cổ động vào (đăng lên Công báo số 1 năm 1946).

3. Nha Tổng giám
đốc Thông tin-Tuyên truyền thuộc Bộ Nội vụ: Từ 13/5/1946 đến 26/11/1946

Ngày 13/5/1946, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ra Nghị định số 145/NV ấn định Hệ thống tổ chức
thông tin, tuyên truyền trong cả nước có Nha Thông tin, Tuyên truyền, dưới quyền
chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ.

4. Nha Thông tin:
Từ 27.11.1946 đến 23.2.1952

a. Nha Thông tin
thuộc Bộ Nội vụ: Từ 27/11/1946 đến 9/7/1951

Ngày 27/11/1946
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có Sắc lệnh số 224/SL đổi tên Nha
Thông tin-Tuyên truyền thành Nha Thông tin;

Nghị định số
26-NV/NĐ ngày 22/2/1947 của Bộ Nội vụ về việc tổ chức Nha Thông tin.

b. Nha Thông tin
thuộc Phủ Thủ tướng: Từ 10/7/1951 đến 23/2/1952

Ngày 10/7/1951,
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có Sắc lệnh số 38-SL sát nhập Nha
Thông tin vào Thủ tướng Chính phủ

5. Nha Tuyên truyền
và Văn nghệ: Từ 24/2/1952 đến 7/1954

Ngày 24/02/1952,
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có Sắc lệnh số 83-SL hợp nhất Nha
Thông tin và Vụ Văn họá Nghệ thuật thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ, thuộc Thủ
tướng Chính phủ;

Ngày 20/4/1952,
Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 163-TTg ấn định hệ thống tổ chức Nha
Tuyên truyền và Văn nghệ.

6. Bộ Tuyên truyền:
Từ 8/1954 đến 19/9/1955

Hội đồng Chính phủ
họp kỳ trung tuần tháng 8.1954 và ra Thông cáo thành lập Bộ Tuyên truyền.

7. Bộ Văn hóa:

* Từ 20/9/1955 đến
12/7/1977

Ngày 20/9/1955,
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa thứ V đã thông qua việc đổi tên Bộ
Tuyên truyền thành Bộ Văn hóa

Ngày 29/9/1961, Hội
đồng Chính phủ đã có Nghị định số 135-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa;

Ngày 03/10/1970,
Hội đồng Chính phủ Nghị định số 185/CP về việc sửa đổi tổ chức của Bộ Văn hóa.

* Từ 24/6/1981 đến
30/3/1990

Ngày 24/6/1981,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII kỳ họp thứ nhất từ
ngày 24/6 đến 4/7/1981 đổi tên Bộ Văn hóa và Thông tin thành Bộ Văn hóa.

8. Bộ Văn hóa và
Thông tin: Từ 13/7/1977 đến 23/6/1981

Ngày 13.7.1977, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội khóa VI ra Quyết nghị số 99/NQ/QHK6 phê chuẩn việc hợp
nhất Tổng cục Thông tin và Bộ Văn hóa thành Bộ Văn hóa và Thông tin.

9. Bộ Văn
hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch: Từ 31/3/1990 đến 26/7/1991

Ngày 31/3/1990, Hội
đồng Nhà nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Quyết định số
244-NQ/HĐNN8 thành lập Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch trên cơ sở Bộ
Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch;

10. Bộ Văn
hóa-Thông tin và Thể thao: Từ 27/7/1991 đến 29/9/1992

Ngày 27/7/1991,
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9 đã có
Quyết nghị đổi tên Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch thành Bộ Văn
hóa-Thông tin và Thể thao.

11. Bộ Văn
hóa-Thông tin: Từ 30/9/1992 đến 31/7/2007)

Ngày 30/9/1992, kỳ
họp thứ nhất Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ nhất quyết định đổi thành Bộ Văn
hóa-Thông tin

Quyết định số
493/TTg ngày 5/10/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao các tổ chức
phát thanh – truyền hình từ Bộ Văn hóa-Thông tin sang Đài Tiếng nói Việt Nam và
Đài Truyền hình Việt Nam;

Nghị định số
81/CP ngày 8/11/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Văn hóa-Thông tin;

Quyết định số
123/TTg ngày 01/3/1995 của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực
thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin;

Nghị định số
26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ về việc điều chuyển một số nhiệm vụ từ Bộ
Lao động-Thương binh và xã hội sang các Bộ có liên quan (nhiệm vụ lưu giữ bảo
quản các tài liệu di tích, chứng tích và tang vật về tội ác chiến tranh chuyển
sang Bộ Văn hóa-Thông tin);

Nghị định số
63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của Bộ Văn hóa-Thông tin;

Quyết định số
340/QĐ-TTg ngày 20/12/2005 của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin.

12. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch: Từ 31/7/2007 đến nay.

                                                        Bùi Văn Vinh

Trưởng phòng Văn hóa,
thông tin huyện Bắc Hà

                              (sưu tầm)