Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Trong Luận Văn
5/5 – (1 bình chọn)
Còn chừng chờ chi nữa ngay bây gời bạn hãy Tải Miễn Phí Cơ Sở Lý Luận Về Xây Dựng Nông Thôn Mới làm nội dung hay tài liệu tham khảo trước khi tiến hành làm bài luận về Xây Dựng Nông Thôn Mới. Nội dung được Luận Văn Tốt chia sẻ lên đây như một món quà khích lệ các bạn trong quá trình làm bài vì hiện tại nội dung này rất khó tìm trên internet cũng như các trang mạng giáo dục. Hy vọng bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Xây Dựng Nông Thôn Mới sẽ là liệu hữu ích và giúp các bạn có bài luận văn về Xây Dựng Nông Thôn Mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài việc cung cấp miễn phí những tài liệu tham khảo hữu ích cho bài làm thì Luận Văn Tốt còn nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, nếu các bạn có khó khăn về bài làm hay cần hỗ trợ để có bài luận văn thành công thì gọi ngay zalo/tele : 0934573149
1. Quan niệm xây dựng nông thôn mới
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”[1] [11].
Nông thôn mới “là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[2].
Là một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng có tính tiên tiến về mọi mặt so với mô hình nông thôn cũ.
Nông thôn mới là kiểu mẫu cộng đồng nông thôn theo tiêu chí mới, tiếp thu nhưng thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, văn hóa tinh thần; ở đó đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Xây dựng nông thôn mới là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong chủ trương, đường lối xây dựng nông thôn mới của Đảng, nhà nước ta, làm cho nông thôn Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới:
Mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng KT – XH nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”[3] [53].
Mục tiêu cụ thể: “Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện NTM nâng cao, huyện NTM kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định”[4] [53].
Chủ thể tiến hành xây dựng nông thôn mới ở nước ta là mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi nguồn lực trong xã hội, bao gồm: Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị – xã hội, toàn thể nhân dân và cộng đồng dân cư nông thôn, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội. Mỗi chủ thể có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là thực hiện thắng lợi các mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước ta.
Phạm vi xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn nông thôn của cả nước.
Nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Xây Dựng Nông Thôn Mới sẽ không dừng lại ở đây, mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết nhé
2. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 với 19 tiêu chí. Ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Theo đó, bao gồm 19 tiêu chí thuộc 5 nhóm chính như sau:
Nhóm quy hoạch: Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của xã giai đoạn 2021 – 2025 và được công bố công khai đúng thời hạn; Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.
Nhóm hạ tầng kinh tế – xã hội: Giao thông, thủy lợi và phòng chống thiên tai, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, nhà ở dân cư.
Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập; Nghèo đa chiều; lao động; Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.
Nhóm văn hóa – xã hội – môi trường: Giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa; Môi trường và an toàn thực phẩm.
Nhóm hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và An ninh.
Đối với cấp huyện, ngày 08/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 320/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Theo đó, huyện NTM cần: “Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025); Có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025); Có 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh; Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên)”[5] và đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, bao gồm: Quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; Điện; Y tế – Văn hóa – Giáo dục; Kinh tế; Môi trường; Chất lượng môi trường sống; Hệ thống chính trị – An ninh trật tự – Hành chính công.
XEM THÊM : Cơ Sở Lý Thuyết Về Xây Dựng Chiến Lược
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới
3.1. Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
* Quan niệm
Theo Điều lệ MTTQ Việt Nam, “MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên”[6].
Về bản chất, MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị, không phải là cơ quan nhà nước, mà là nơi tập hợp tự nguyện của mọi tầng lớp xã hội không có sự phân biệt nào về giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo.
Về tổ chức, Điều 6 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 đã chỉ ra hệ thống tổ chức theo cấp hành chính từ Trung ương đến các đơn vị hành chính. Ở Trung ương có Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam. Ở địa phương có Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam. Dưới cấp xã có Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
* Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Theo Điều lệ MTTQ Việt Nam, MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ “tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[7].
3.2. Nội dung phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới
Theo Thông tri số 10/TTr-MTTW-BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng NTM bao gồm các nội dung:
Việc hoàn thành một bài luận văn thạc sĩ đúng chuẩn, hay, hấp dẫn người đọc không phải dễ dàng phải không các bạn? nhưng điều đó hoàn toàn không phải là vấn đề khi các bạn sử dụng dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt bạn nhé!!!!
Một là, đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng
Mặt trận Tổ quốc “vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp; thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư; hiến đất, góp công xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất. Vận động người thân ở xa quê đóng góp xây dựng quê hương, đóng góp, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình, dự án và hỗ trợ từ cộng đồng để giúp các hộ nghèo nâng cấp nhà ở, cải thiện đời sống. Vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ tổ chức liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát huy nghề truyền thống của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế”[8].
Hai là, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái
Phát huy vai trò của mình, Mặt trận Tổ quốc tiến hành “vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện ứng xử văn minh; mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn. Vận động nhân dân tham gia cùng Nhà nước từng bước củng cố, xây dựng và hình thành các Trung tâm hoạt động cộng đồng. Phối hợp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, Tiểu học và Trung học cơ sở, giúp đỡ, động viên học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vươn lên trong học tập; khuyến khích học nghề, tích cực xây dựng xã hội học tập và khuyến khích phát triển tài năng. Vận động nhân dân tập luyện thể dục, thể thao; chủ động phòng, chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe; thực hiện tốt công tác dân số, đảm bảo tỷ suất sinh thay thế; tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các hoạt động “Vì sức khỏe cộng đồng”. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng. Tích cực tham gia công tác nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ gia đình bị thiên tai, người bị nhiễm chất độc da cam – dioxin, người già yếu không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”[9].
Ba là, đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp
Phát huy vai trò của mình, MTTQ tiến hành “vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng – xanh – sạch – đẹp. Hướng dẫn để người dân biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy hiệu quả các hoạt động tự quản của cộng đồng trong việc giám sát công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở địa phương; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; sử dụng đồ dùng tiết kiệm năng lượng”[10].
Bốn là, đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
Phát huy vai trò của mình, MTTQ “vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông; vận động nhân dân cam kết không sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh quá quy định trong chăn nuôi; không sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực phẩm sai quy định, cam kết không kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn; không tàng trữ vật liệu nổ trong gia đình; thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Phát huy vai trò các tổ hòa giải, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, tạo không khí hòa thuận ở khu dân cư”[11].
Năm là, đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh
Mặt trận Tổ quốc tổ chức “phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đạt hiệu quả cao. Tích cực tham gia góp ý với cán bộ đảng viên, với chi bộ, chi đoàn, chi hội các đoàn thể trong các cuộc họp khu dân cư và sinh hoạt đoàn thể; giám sát chính quyền xã, phường trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tích cực đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên; đấu tranh với các phần tử lợi dụng dân chủ, có hành vi gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”[12].
Để các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo thì Luận Văn Tốt chia sẻ thêm Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp để các bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho bài luận văn tốt nghiệp của các bạn
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT, hướng dẫn bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông thôn mới.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội, tr.2
[3] Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025”.
[4] Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025”.
[5] Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, Hà Nội, tr.3
[6] Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX (2019), Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội, tr.2
[7] Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX (2019), Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội, tr.2
[8] Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2016), Thông tri số 10/TTr-MTTW-BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hà Nội, tr.2
[9] Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2016), Thông tri số 10/TTr-MTTW-BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hà Nội, tr.2, 3.
[10] Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2016), Thông tri số 10/TTr-MTTW-BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hà Nội, tr.3
[11] Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2016), Thông tri số 10/TTr-MTTW-BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hà Nội, tr.4
[12] Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2016), Thông tri số 10/TTr-MTTW-BTT ngày 8 tháng 7 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hà Nội, tr.4
Hy vọng nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Xây Dựng Nông Thôn Mới sẽ rất hữu dụng cho các bạn khi các bạn làm luận văn thạc sĩ về đề tài Xây Dựng Nông Thôn Mới. Nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin về bài làm thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với dịch vụ nhận viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt bạn nhé. Không mất thời gian của các bạn hãy tải FREE bài viết này bạn nhé!!!
DOWNLOAD MIỄN PHÍ