Tải Rufus mới nhất: Tạo USB boot cài Win 10, 8, 7 chuẩn UFFI

Chi tiết về phần mềm Rufus:

  • Phát hành: Pete Batard
  • Phiên bản mới nhất: Rufus 3.16 (cập nhật 13/10/2021)
  • Hỗ trợ trên: Windows 10/8.1/8/7/Vista/XP (32bit & 64bit)

Rufus là 1 phần mềm có thể giúp bạn tạo 1 chiếc USB boot để cài Win trên máy tính cực dễ dàng. Với những tính năng vượt trội và có thể hỗ trợ cài nhiều loại Win khác như từ XP đến Windows 10 thì đây sẽ là người trợ thủ đắc lực của bạn trong việc cài lại Win trên máy. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy cùng mình tìm hiểu về cách cài đặt, sử dụng cũng như cách tạo 1 chiếc USB boot để cài Win ở bài viết sau đây nhé!

I. Rufus là gì? Ứng dụng của Rufus

Rusfus là một phần mềm được tác giả Pete Batard tạo ra với mục đích thiết lập một bộ cài Windows hoặc Ubuntu khởi động trong ổ USB có tốc độ nhanh hơn so với việc cài từ đĩa CD thông thường.

Cũng như những phần mềm hỗ trợ tạo USB Boot khác, Rufus cũng giúp tạo USB Boot chuẩn UEFI và Legacy. Giúp việc cài Windows hay Linux từ USB khởi động ở chế độ UEFI dễ dàng hơn.

Rufus là gì? Ứng dụng của Rufus

Rufus là gì? Ứng dụng của Rufus

TỔNG HỢP SALE PHỤ KIỆN

Sắm ngay phụ kiện sale sâu – Giá chỉ từ 20k

II. Các tính năng chính của phần mềm Rufus

1. Có thể dùng để cài nhiều phiên bản Windows khác nhau

Với Rufus, bạn có thể tạo USB để cài mọi phiên bản Windows khác nhau, phổ biến như Windows 7, Windows 8 hay kể cả Windows 10 và Windows 11.

Có thể dùng để cài nhiều phiên bản Windows khác nhau

Có thể dùng để cài nhiều phiên bản Windows khác nhau

2. Dễ dàng tạo trình cài đặt hệ điều hành mới trên USB

Ngoài ra, Rufus còn có 1 giao diện thân thiện, dễ sử dụng có thể giúp bạn tạo 1 USB boot mới để cài Win cực dễ dàng và không tốn nhiều thời gian.

Dễ dàng tạo trình cài đặt hệ điều hành mới trên USB

Dễ dàng tạo trình cài đặt hệ điều hành mới trên USB

3. Cài đặt Windows nhanh chóng, dễ dàng

Sau khi đã boot USB thành công bàng phần mềm Rufus thì việc cài Win sẽ rất nhanh chóng và dễ dàng, bạn chỉ việc cắm USB đó vào máy và cài thôi.

Cài đặt Windows nhanh chóng, dễ dàng

Cài đặt Windows nhanh chóng, dễ dàng

III. Cách tạo USB boot cài Win bằng Rufus

Bước 1: Mở Rufus, thiết lập thông số tạo USB boot

Tại giao diện của Rufus, mục Device > Chọn USB của mình. Trong Boot selection > Chọn Disk or ISO image > Nhấn SELECT để duyệt và chọn file ISO.

Thiết lập Boot Selection

Thiết lập Boot Selection

Trong Image option, chọn Standard Windows installation > Trong Partition scheme thì chọn MBR hoặc GPT tùy thuộc máy của bạn hỗ trợ BIOS hay UEFI. Mục File System, hãy để là NTFS > Nhấn Start để bắt đầu.

Thiết lập thông số tạo USB boot

Thiết lập thông số tạo USB boot

Bước 2: Xác nhận xóa dữ liệu cũ trên USB

Lưu ý:

  • Toàn bộ dữ liệu không liên quan đến file Boot có trong USB sẽ bị xóa hoàn toàn.
  • Nếu bạn có dữ liệu quan trọng thì hãy copy vào máy tính trước. Nếu không, hãy bấm OK để tiếp tục.

Xác nhận xóa dữ liệu cũ trên USB

Xác nhận xóa dữ liệu cũ trên USB

Bước 3: Quá trình tạo USB cài Windows sẽ diễn ra

Quá trình tạo USB cài Windows sẽ diễn ra

Quá trình tạo USB cài Windows sẽ diễn ra

Bước 4: Hoàn tất quá trình tạo USB boot

Khi chương trình hiện nút Ready tức là đã xong, hãy nhấn Close để kết thúc quá trình cài đặt. Bây giờ, các bạn có thể tiến hành sử dụng USB của mình được rồi.

Hoàn tất quá trình tạo USB boot

Hoàn tất quá trình tạo USB boot

IV. Cách cài Win bằng USB đã boot bằng Rufus

Bước 1: Sau khi USB đã chứa được bộ cài Windows 10, bạn gắn USB vào cổng USB của máy tính > Mở máy tính lên > Khi máy tính đang được khởi động, bạn cần nhấn liên tục phím chức năng để có thể mở giao diện BIOS của máy tính.

Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất khác nhau mà phím chức năng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Laptop SONY VAIO: Phím F2.
  • Laptop HP: Phím F10.
  • Laptop ACER: Phím F12.
  • Laptop ASUS: Phím ESC.
  • Laptop LENOVO: Phím F1.
  • Laptop DELL: Phím F2.

Ngoài ra, nếu như bạn đã nhấn phím chức năng theo hướng dẫn bên trên nhưng không được thì có lẽ máy tính của bạn có cách nhấn khác. Khi gặp vấn đề này, bạn hãy liên tục nhấn phím từ F1 đến phím F12 trong khi máy tính đang khởi động.

Giao diện BIOS

Giao diện BIOS

Bước 2: Khi đã vào được giao diện BIOS của máy, bạn dùng các phím điều hướng lên trên, xuống dưới, qua trái, qua phải để di chuyển đến mục Boot > Chọn Removable Devices (Tùy vào dòng máy có thể là USB Storage Device hoặc External Drive) > Nhấn Enter để lấy dữ liệu từ USB.

Đi tới mục Boot

Đi tới mục Boot

Bước 3: Chọn ngôn ngữ cài đặt và nhập key bản quyền

Tại ô Language to install, bạn chọn ngôn ngữ là English (United States) > Chọn English (United States) ở ô Time and currency format > Chọn US ở ô Keyboard or input method > Nhấn Next.

Chọn ngôn ngữ để cài đặt

Chọn ngôn ngữ để cài đặt

Bước 4: Bạn nhập key bản quyền vào ô ở mục Activate Windows > Nhấn Next.

Nhập key bản quyền

Nhập key bản quyền

Bước 5: Bạn đánh dấu tích vào ô I accept the license terms > Nhấn Next.

Chấp nhận các điều khoản

Chấp nhận các điều khoản

Bước 6: Tùy chỉnh và chọn nơi lưu hệ điều hành

Tiếp theo, sẽ có 2 lựa chọn xuất hiện:

+ Upgrade: Bạn đang sử dụng các phiên bản Windows cũ 7, 8, 8.1 thì có thể chọn Upgrade để nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành mới nhất trong USB.

+ Custom: Bạn chọn Custom khi muốn cài đặt mới Windows 10 vào máy.

Upgrade và Custom

Upgrade và Custom

Bước 7: Bạn chọn ổ đĩa để cài Windows, ổ đĩa sau khi được chọn sẽ bị xóa toàn bộ dữ liệu > Nhấn New.

Chọn ổ đĩa

Chọn ổ đĩa

Bước 8: Bạn nhập dung lượng cần tạo để chứa dữ liệu của hệ điều hành. Bởi vì 1024MB = 1GB nên bạn muốn tạo dung lượng bao nhiêu GB thì lấy số đó nhân với 1024. Ví dụ: Mình tạo ổ đĩa 60GB thì lấy 1024 x 60= 61440. Nhấn Apply để lưu lại.

Nhập dung lượng

Nhập dung lượng

Lưu ý: Trong trường hợp bạn không nhấn được nút New thì hãy nhấn nút Format để xóa hết các phân vùng trước khi cài Windows > Hệ thống sẽ xuất hiện thông báo hỏi bạn có muốn xóa hết không > Nhấn OK.

Format lại ổ đĩa

Format lại ổ đĩa

Bước 9: Hệ thống sẽ xuất hiện nhiều ổ đĩa phân vùng khác nhau, bạn không được xóa các ổ đĩa đó nhé. Bạn hãy lựa chọn 1 ổ đĩa muốn cài đặt Windows 10 > Nhấn Next.

Chọn ổ đĩa để chứa hệ điều hành

Chọn ổ đĩa để chứa hệ điều hành

Bước 10: Lúc này, quá trình cài đặt Windows 10 sẽ tự động diễn ra.

Tự động cài đặt

Tự động cài đặt

Bước 11: Thực hiện các cài đặt khác

Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại thêm một lần nữa và bạn sẽ thực hiện các bước cài đặt cuối cùng. Đầu tiên là chọn ngôn ngữ, bạn kéo xuống tìm chọn United States > Nhấn Yes.

Chọn ngôn ngữ vùng

Chọn ngôn ngữ vùng

Bước 12: Ở mục chọn kiểu gõ bàn phím, bạn chọn US > Nhấn Yes.

Chọn ngôn ngữ bàn phím

Chọn ngôn ngữ bàn phím

Bước 13: Tiếp theo, nếu bạn muốn thêm 1 kiểu gõ bàn phím nữa thì nhấn Add layout. Nếu không thì nhấn Skip để bỏ qua.

Thêm bàn phím hoặc bỏ qua

Thêm bàn phím hoặc bỏ qua

Bước 14: Bạn chọn Set up for personal use (Thiết lập cho mục đích sử dụng cá nhân) > Nhấn Next.

Thiết lập cho mục đích sử dụng cá nhân

Thiết lập cho mục đích sử dụng cá nhân

Bước 15: Lúc này bạn sẽ được chuyển tới mục Sign in with Microsoft, bạn nhập tài khoản Microsoft vào ô Email, phone, or Skype > Nhấn Next. Nếu chưa có tài khoản thì hãy nhấn Create account để đăng ký tài khoản mới.

Ngoài ra, bạn có thể dừng lại ở bước này, tham khảo bài viết dưới đây để biết cách tạo tài khoản Microsoft trên điện thoại. Sau khi đã tạo thành công thì bạn có thể tiếp tục nhập vào ô Email, phone, or Skype.

Tham khảo: Cách tạo tài khoản Microsoft trên điện thoại cực dễ dàng, nhanh chóng

Nhập tài khoản Microsoft

Nhập tài khoản Microsoft

Bước 16: Bạn nhấn vào nút Limited experience để bỏ qua các bước tải, đồng bộ ứng dụng mặc định của Microsoft.

Limited experience

Limited experience

Bước 17: Bạn nhập tên cho máy tính > Nhấn Next.

Nhập tên cho máy tính

Nhập tên cho máy tính

Bước 18: Bạn nhập mật khẩu cho máy tính > Nhấn Next.

Nhập mật khẩu

Nhập mật khẩu

Bước 19: Tiếp theo, bạn sẽ chọn các câu hỏi bí mật và trả lời. Đây là những câu hỏi dùng trong trường hợp khôi phục mật khẩu. Bạn cần phải ghi nhớ và không nên tiết lộ cho bất cứ ai. Sau đó nhấn Next.

Trả lời câu hỏi bí mật

Trả lời câu hỏi bí mật

Bước 20: Bạn nhấn Yes để tiếp tục.

Nhấn Yes

Nhấn Yes

Bước 21: Nhấn Accept để hoàn thành.

Nhấn Accept để hoàn thành

Nhấn Accept để hoàn thành

Bài viết trên mình đã gửi đến các bạn link tải Rufus trên máy tính, cách tải cũng như giải đáp các tính năng của Rufus giúp bạn boot tạo USB cài Win cực đơn giản. Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!