Tải Scratch 3.0: Phần mềm lập trình cho trẻ 12 đến 16 tuổi

Chi tiết về phần mềm Scratch:

  • Phát hành: MIT Media Lab
  • Phiên bản mới nhất: 3.0 (cập nhật 20/09/2021)
  • Hỗ trợ trên: Windows 7/8/8.1/10 (32 & 64 bit), macOS 10.13+, ChromeOS, Android 6.0+

Scratch là 1 phần mềm giúp cho bé tập làm quen với máy tính để có thể phát triển về mặt sáng tạo và luyện lập trình, phần mềm này phù hợp cho trẻ từ 8 đến 16 tuổi. Và ở bài viết sau đây, hãy cùng mình tham khảo thêm nhiều tính năng hay ho của phần mềm này nhé!

Tải Scratch 3.0: Phần mềm lập trình cho trẻ 12 đến 16 tuổi

Tải Scratch 3.0: Phần mềm lập trình cho trẻ 12 đến 16 tuổi

Laptop sale khủng 50% đến mức sập sàn đây bạn ơi!

Laptop sale khủng 50% đến mức sập sàn đây bạn ơi!

I. Scratch là gì? Giới thiệu về phần mềm Scratch

Phần mềm Scratch 3.0 được phát triển bởi MIT Media Lab, là phần mềm có thể giúp bạn tự lập trình các câu chuyện tương tác, game hay hoạt ảnh, giúp bạn học cách suy nghĩ sáng tạo, lập luận có hệ thống. Phần mềm cũng hỗ trợ nhiều nền tảng như MacOS, Windows, và Linux.

Bên cạnh phiên bản 3.0 thì trước đó Scratch cũng có nhiều phiên bản thú vị, phù hợp với nhiều độ tuổi của trẻ như:

  • Scratch dành cho PC (phát hành năm 2003).
  • Scratch 2.0 (phát hành năm 2013).
  • Scratch 3 (phát hành năm 2016).

Phần mềm phù hợp với trẻ từ 8 đến 16 tuổi với những ứng dụng thực tiễn trẻ như:

  • Giúp trẻ tiếp cận, làm quen sớm với phần mềm lập trình.
  • Học hỏi cách tư duy sáng tạo.
  • Xây dựng hệ thống lập luận riêng cho bản thân.
  • Tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic, rõ ràng.
  • Dễ dàng truyền đạt ý tưởng của bản thân, biết cách tiếp cận hay thiết kế một dự án.
  • Dùng trong đa dạng các hoạt động gia đình, vui chơi, dạy và học, thư viện.

Tham khảo ngay các mẫu bàn phím bán chạy nhất:

1

II. Tính năng chính của Scratch

  • Giúp trẻ tạo được các hình ảnh hoạt hình vui nhộn dễ dàng.
  • Có thể chia sẻ các tác phẩm của trẻ với những người sử dụng khác trên mạng xã hội.
  • Giúp trẻ tiếp cận được các dòng lệnh, câu lệnh, các công cụ trong đồ họa.
  • Tăng tính tương tác của trẻ với máy tính thông qua các hoạt động của hình ảnh chuyển động.
  • Kích thích trí sáng tạo của trẻ với nhiều kiểu dáng, hình ảnh hoạt hình vui nhộn.

Ngoài ra, Scratch cũng còn 1 số tính năng nâng cao khác như:

  • Bản Scratch 3.0 được thiết kế lại với HTML5 kết hợp với JavaScript chuyên nghiệp.
  • Giao diện của Scratch được tân trang mới phù hợp thị hiếu hơn.
  • Các khối và màu sắc của khối được thay đổi để thu hút sự khám phá của người dùng.
  • Một số input mặc định đã được đổi mới.
  • Làm mới mục Paint Editor và Sound Editor.
  • Bổ sung thêm nhiều font chữ mới đa dạng hơn.
  • Các mục Pen, Video Sensing, Music gộp lại thành Extension.
  • Bổ sung thêm một số Extension mới.
  • Thay đổi trình chỉnh sửa Vector thành một công cụ chỉnh sửa mặc định.

III. Cách tải và cài đặt Scratch 3.0 về máy tính

1. Hướng dẫn nhanh

Truy cập link tải phần mềm Scratch 3.0 cho máy tính > Mở thư mục chứa bộ cài Scratch đã tải > Click chuột phải vào bộ cài > Run as administrator > Run > Chọn quyền truy cập sau khi tải phần mềm về máy tính > Nhấn Finish để hoàn thành quá trình tải và cài đặt Scratch về máy.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập link tải phần mềm Scratch 3.0 cho máy tính.

Lưu ý: Nhấn vào đúng hệ điều hành mà bạn đang sử dụng để tải phần mềm và chờ quá trình tải xuống hoàn tất.

Nhấn vào hệ điều hành mà bạn đang sử dụng để tải phần mềm

Nhấn vào hệ điều hành mà bạn đang sử dụng để tải phần mềm

Bước 2: Mở thư mục chứa bộ cài Scratch desktop mà bạn đã tải về, nhấn chuột phải lên bộ cài và chọn Run as Administrator.

Mở thư mục chứa bộ cài Scratch desktop mà bạn đã tải về, nhấn chuột phải lên bộ cài và chọn Run as Administrator

Nhấn chuột phải lên bộ cài và chọn Run as Administrator

Bước 3: Chọn Run.

Sau đó nhấn Run

Sau đó nhấn Run

Bước 4: Hộp thoại Scratch Desktop Setup sẽ xuất hiện, yêu cầu bạn chọn quyền có thể truy cập sau khi tải phần mềm về máy tính

Tại đây, bạn có thể chọn:

  • Anyone who uses this computer (all users): Bất kỳ người nào sử dụng máy tính này.
  • Only for me: Chỉ mình bạn.

Chọn quyền có thể truy cập sau khi tải phần mềm về máy tính

Chọn quyền có thể truy cập sau khi tải phần mềm về máy tính

Sau đó nhấn Install.

Sau đó nhấn Install

Sau đó nhấn Install

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng máy tính cá nhân, bạn nên chọn Only for me.

Bước 5: Chờ quá trình cài đặt hoàn tất > Chọn Finish.

Chờ quá trình cài đặt hoàn tất > Chọn Finish

Chờ quá trình cài đặt hoàn tất > Chọn Finish

Bước 6: Bạn cần chờ vài giây để phần mềm tự khởi động sau khi nhấn Finish và bạn đã có thể lập trình offline mà không cần phải kết nối mạng.

Bạn cần chờ vài giây để phần mềm tự khởi động sau khi nhấn Finish

Bạn cần chờ vài giây để phần mềm tự khởi động sau khi nhấn Finish

IV. Cách tải Scratch 3.0 về điện thoại

1. Hướng dẫn nhanh

Mở CH Play > Tìm kiếm Scratch > Click vào app > Nhấn Install Ở giao diện Scratch > Nhấn vào dấu + để tạo 1 trang giao diện mới và bạn đã có thể bắt đầu thỏa sức sáng tạo với Scracth.

2. Hướng dẫn chi tiết

Lưu ý:

  • Do phần mềm Scratch khá kén phiên bản Android nên trên 1 số dòng điện thoại có thể sẽ không tìm thấy được Scratch do không được hỗ trợ.
  • Ở đây mình sẽ sử dụng phần mềm giả lập Android để tải và hướng dẫn cách tải trên điện thoại. Bạn hãy yên tâm vì cách làm trên giả lập và cách làm trên điện thoại sẽ không khác nhau đâu nhé.

Bước 1: Mở CH Play > Tìm kiếm Scratch > Click vào app như hình bên dưới.

Tìm kiếm Scratch trên CH Play

Tìm kiếm Scratch trên CH Play

Bước 2: Nhấn Install > Đợi 1 xíu để Scratch được tải và cài về điện thoại.

Tải Scratch về điện thoại

Tải Scratch về điện thoại

Bước 3: Sau khi tải và cài đặt xong, bạn nhấn vào biểu tượng Scratch trên màn hình để mở.

Nhấn vào Scratch trên màn hình để mở

Nhấn vào Scratch trên màn hình để mở

Bước 4: Ở giao diện Scratch > Nhấn vào dấu + để tạo 1 trang giao diện mới.

Nhấn vào dấu + để tạo 1 trang giao diện mới

Nhấn vào dấu + để tạo 1 trang giao diện mới

Lưu ý: Lúc này bạn có thể lựa chọn có “Chia sẻ các hình ảnh mà bạn đã lập trình, tạo ra bằng Scratch về Scratch Online Community (Cần có tài khoản Scratch)” hoặc “Không chia sẻ”.

Bước 5: Sau khi đã lựa chọn xong ở bước 4 thì giao diện Scratch sẽ hiện ra và bạn có thể thỏa sức sáng tạo, lập trình offline mà không cần mạng rồi đấy.

Giao diện Scratch đã có thể sử dụng

Giao diện Scratch đã có thể sử dụng

Laptop sale khủng 50% đến mức sập sàn đây bạn ơi!

Laptop sale khủng 50% đến mức sập sàn đây bạn ơi!

V. Cách tạo tài khoản Scratch

Cách tạo tài khoản này bạn có thể thực hiện trên cả điện thoại, máy tính và laptop cho mọi phiên bản cũng như hệ điều hành luôn nhé.

1. Hướng dẫn nhanh

Truy cập vào link scratch.mit.edu > Click vào Join Scratch > Nhập tên đăng nhập và mật khẩu > Next > Chọn quốc gia bạn đang sống > Next > Chọn tháng và năm sinh > Next > Chọn giới tính > Next > Nhập Gmail > Nhấn Creat Account để tạo tài khoản Scratch > Nhấn Get Started để bắt đầu sử dụng tài khoản Scratch.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Truy cập vào link scratch.mit.edu > Click vào Join Scratch.

Vào trang tạo tài khoản Scratch

Vào trang tạo tài khoản Scratch

Bước 2: Nhập tên đăng nhập và mật khẩu > Nhấn Next.

Nhập tên đăng nhập và mật khẩu

Nhập tên đăng nhập và mật khẩu

Bước 3: Chọn quốc gia bạn đang sống > Nhấn Next.

Chọn quốc gia bạn đang sống

Chọn quốc gia bạn đang sống

Bước 4: Chọn tháng và năm sinh > Nhấn Next.

Chọn tháng và năm sinh

Chọn tháng và năm sinh

Bước 5: Chọn giới tính > Nhấn Next.

Chọn giới tính

Chọn giới tính

Bước 6: Nhập Gmail > Nhấn Creat Account để tạo tài khoản Scratch.

Nhập Gmail > Nhấn Creat Account để tạo tài khoản Scratch

Nhập Gmail > Nhấn Creat Account để tạo tài khoản Scratch

Bước 7: Nhấn Get Started để bắt đầu sử dụng tài khoản Scratch.

Nhấn Get Started để bắt đầu sử dụng tài khoản Scratch

Nhấn Get Started để bắt đầu sử dụng tài khoản Scratch

Và đây là giao diện sau khi tạo tài khoản thành công.

Giao diện sau khi tạo tài khoản thành công

Giao diện sau khi tạo tài khoản thành công

VI. Một số lệnh bạn cần biết khi sử dụng Scratch

Vì giao diện trên máy tính và điện thoại khá giống nhau về tên cũng như chức năng nên mình sẽ gộp chung lại và giới thiệu ở phần này luôn nhé.

Tham khảo: Scratch là gì? Giới thiệu chức năng chính của phần mềm scratch 3.0

1. Khối lệnh làm quen giao diện scratch 3.0

Giao diện Scratch 3.0 được chia thành 5 khu vực chính:

Scratch 3.0 có thể chia thành 5 khu vực

Scratch 3.0 có thể chia thành 5 khu vực

1. Khung điều khiển có 3 tab thông tin:

  • Lệnh (Code): Là nơi chứa danh mục các lệnh dùng để lập trình cho các đối tượng trong Scratch.
  • Thiết kế (Costumes): Là nơi lưu trữ các thiết kế, các giao diện khác nhau của đối tượng.
  • Âm thanh (Sounds): Chứa các âm thanh khác nhau của đối tượng.

2. Cửa sổ lệnh: Gồm các “lệnh” để điều khiển hoạt động của nhân vật. Bằng cách kéo các lệnh từ khung điều khiển sang cửa sổ và lắp ghép các khối lệnh khác nhau sẽ tạo thành một “chương trình” để điều khiển đối tượng.

3. Sân khấu – Stage: Có chức năng là cửa sổ thể hiện đối tượng trên phần mềm Scratch. Đây là nơi các đối tượng biểu diễn, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau và các hiệu ứng đồ họa,… Sân khấu chính là chỗ người dùng tương tác với sản phẩm được tạo ra.

4. Nhân vật (Sprites): Là khu vực quản lý các nhân vật trên ứng dụng. Tại đây, có thể thực hiện tạo thêm nhân vật, đa dạng về kích thước và chủng loại, chỉnh sửa ngoại hình nhân vật (thay đổi trang phục),…

5. Ảnh nền, phông nền (Backdrop/Background): Là khu vực giúp quản lý, chỉnh sửa và thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu.

2. Một số chức năng trên thanh công cụ

Chức năng trên thanh công cụ

Chức năng trên thanh công cụ

  • Sprite: Là nơi quản lý các đối tượng (Mỗi một dự án sẽ có ít nhất một đối tượng).
  • Tutorials: Hướng dẫn người sử dụng các tính năng, công cụ trên Scratch một cách cụ thể và chi tiết.
  • Tab Sound: Là khu vực xử lý âm thanh. Tại đây, người dùng có thể chỉnh sửa các file âm thanh trong mỗi dự án khi thiết kế.
  • Costumes: Là công cụ hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, đồ họa theo ý muốn và mỗi chỉnh sửa được thực hiện tại đây đều sẽ hiển thị ở Stage.

Ngoài ra, bạn còn có thêm một số tùy chọn khi bấm chuột phải vào đối tượng như: Delete, Duplicates, Save to local file,…

VII. Những câu hỏi thường gặp về Scratch

1. Có bắt buộc phải tải app để sử dụng Scratch?

Câu trả lời: Không, bạn có thể dùng Scratch bằng hầu hết các trình duyệt web có trên thiết bị như Google Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge,… bằng cách truy cập scratch.mit.edu > Nhấn Start Create.

2. Cách kết nối Scratch app với thiết bị phần cứng?

Câu trả lời: Có thể, tuy nhiên bạn cần phải cài đặt và chạy Scratch Link để kết nối với thiết bị phần cứng (Chạy Scratch Link cần có kết nối Internet).

3. Có thể chia sẻ dự án cho mọi người xem online hay không?

Điều này chỉ có thể áp dụng đối với app Scratch trên điện thoại, bạn có thể chia sẻ cho bạn bè hoặc chia sẻ lên cộng đồng Scratch online (Bạn cần phải có tài khoản để làm việc này).

4. Có thể dùng cùng lúc cả Scratch app và Scratch trên trình duyệt hay không?

Câu trả lời: Bạn có thể sử dụng cùng lúc mà không cần phải lo lắng gì nhé.

5. Scratch có thể cài trên điện thoại Android không?

Câu trả lời: Không, Scratch chỉ sử dụng được với các loại máy tính bảng và 1 số ít các dòng điện thoại Android.

6. Khi nào Scratch app cho Linux ra mắt?

Câu trả lời: Hiện tại, Scratch chưa hỗ trợ nền tảng Linux. Tuy nhiên, nó sẽ sớm ra mắt trong tương lai gần.

Bài viết trên mình đã gửi đến các bạn link tải Scratch, cách tải cũng như giải đáp các tính năng của phần mềm Scratch 3.0. Nếu bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!