Tài liệu Đề cương chi tiết môn cơ sở văn hóa Việt Nam (IUH)

Mô tả:

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

Cơ sở văn hoá Việt Nam – Trần Ngọc Thêm/Chu Xuân Diên/Trần Quốc Vượng
BÀI NHẬP MÔN

KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ
1.1 Thuật ngữ văn hoá:
Xuất hiện vào TK III TCN, bắt nguồn từ chữ Latinh Cultus  Culture tức là sự
giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người.
Culture agri: nghĩa đen – trồng trọt ngoài đồng  agriculture: nông nghiệp
Culture animi: nghĩa bóng – trồng trọt tinh thần – sự giáo dục con người
Nhật: Bunka  Trung Quốc: Văn hoá
Phương Đông: Xuân thu chiến quốc: Văn thịnh giáo hoá
Trong Tiếng Việt “văn hoá” được dùng theo 2 nghĩa sau đây:
a. Văn hoá là 1 phạm trù giá trị
– Là một khái niệm để đánh giá hành vi ứng xử của mỗi cá nhân dựa trên tiêu
chuẩn của ba giá trị: chân – thiện – mỹ  được hiểu rằng vh là cái đẹp và vh
không đồng nghĩa với giáo dục/bằng cấp
b. Văn hoá là 1 phạm trù xã hội:
– Chỉ một phương diện cấu thành đời sống xh con người
1.2 Các định nghĩa về văn hoá
Trần Ngọc Thêm “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”
– Tính hệ thống
– Tính giá trị chỉ mang tính tương đối vì mỗi không gian, thời gian, bối cảnh sẽ
có tính giá trị khác nhau.
– Tính nhân sinh: vh là đặc trưng riêng của xh loài người và là sản phẩm chỉ có
ở con người. Mac “con người là động vật biết tư duy và biết sáng tạo ra công
cụ lao động”
– Tính lịch sử: vh là sp của quá trình là sự tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ
khác. Khi nhận định một vấn đề ta nhận định nó hiện đại hay truyền thống.
Tính lịch sự tạo ra sự ổn định của vh nhưng tính ổn định đó cũng chỉ mang
tính tương đối nó có thể thay đổi theo thời gian
1.3 Văn hoá với các khái niệm liên quan: văn minh, văn hiến, văn vật
VĂN HOÁ
VĂN HIẾN
VĂN VẬT
VĂN MINH
Vật chất tinh thần
Tinh thần
Vật chất
Vật chất kỹ thuật
Có bề dày lịch sử
Có trình độ phát
1

2

Có tính dân tộc
Gắn bó với phương
Đông nông nghiệp

triển
Có tính quốc tế
Gắn bó với phương
Tây đô thị

1.4
Cấu trúc của hệ thống văn hoá: có rất nhiều cách phân chia khác nhau
nhưng ở đây giới thiệu cách chia của ông Chu Xuân Diên
Chia thành tố văn hoá ra làm 3 loại:
– Văn hoá vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại – có thể sờ nắm bắt
– Văn hoá tinh thần: nhận thức, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng – không thể sờ
nắm bắt được
– Văn hoá xã hội: gia đình, làng xã, đô thị, quốc gia

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
VN là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á
– Khí hậu nóng ẩm gió mùa, mưa nhiều
– Có đầy đủ các loại địa hình
– Sông ngòi nhiều và đều khắp
1.2 Điều kiện lịch sử xã hội
– Lịch sử VN là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc, phương
Tây và mở rộng bờ cõi về phương Nam
– Xh VN là xh nông nghiệp  cơ cấu xh Nhà – Làng – Nước
1.3 Chủ thể văn hoá VN
– Văn hoá VN là một nền vh đa tộc người; trong đó người Việt (Kinh) đóng vai
trò chủ thể
1.4 Thời gian văn hoá VN
– Thời gian vh được xác định từ lúc 1 nền vh hình thành cho đến khi nó tàn lụi
– 5 giai đoạn chính trong tiến trình lịch sử:
o Vh bản địa (Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai)
o Tiếp thu văn hoá ngoại sinh (Trung Hoa, Ấn Độ)
o Vh truyền thống (Văn hoá Đại Việt)
o Vh cận đại (Phương tây
o Văn hoá hiện đại (1975- nay)

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

1.5 Không gian văn hoá
o
o
o
o
o
o

Không gian văn hoá liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không
gian lãnh thổ
Phụ thuộc vào chủ thể văn hoá
Thường rộng hơn không gian lãnh thổ
Không gian văn hoá VN bao gồm
Việt Bắc
Tây Bắc
Bắc Bộ
Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ

2.1 Khái niệm về loại hình kinh tế văn hoá
Là tổng thể các đặc điểm văn hoá của các dân tộc khác nhau có cùng trình độ kt
xh và sống trong môi trường như nhau  tương đồng về văn hoá. Nhưng nước
có nghề nghiệp gốc đầu tiên giống nhau thì có vh tương đồng nhau. Các nhà Xô
Viết Nga phân loại thành 3 loại hình kt gốc: chăn nuôi và nông nghiệp thu chăn
nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản, nông nghiệp và dùng sức kéo gia súc; sau này rút lại
2 loại hình là chăn nuôi và trồng trọt. Sau này họ tiếp tục phân tích ra thành 2 loại
hình vh chăn nuôi (Phương Tây) vs trồng trọt (Phương Đông)
Trên W đã hình thành 2 loại hình vh chính là: Vh gốc nông nghiệp trồng trọt và
vh gốc chăn nuôi du mục

Loại hình chăn nuôi
Phương Tây (châu Âu)
Văn hoá du mục với những đồng cỏ mênh
mông, bát ngát, hình ảnh chàng cao bồi
rong ruổi. Con bò là vật trao đổi ngang
giá
1. Lối sống
Sống du cư, di chuyển, trọng động (ưu
khám phá, thích di chuyển). Vh du mục,
hết cỏ thảo nguyên này  chuyển qua
thảo nguyên khác  di chuyển và họ phát
hiện giá cả khác nhau  buôn bán lời
hơn nên họ dừng lại để mua bán  hình
thành những đô thị tự phát
2. Văn hoá ứng xử với tự nhiên, thiên
nhiên
Coi thường, chinh phục, chế ngự tự
nhiên. Nếu tự nhiên kg tốt thì họ lùa bầy
gia súc sang nơi khác nên tạo nên lối sống
thích chinh phục, mạo hiểm, khám phá.

Loại hình nông nghiệp
Phương Đông (châu Á, châu Phi)

Sống định cư, ổn định, trọng tĩnh (khép
kín hướng nội). Xuất phát từ việc trồng
trọt, họ phải sống ổn định để thu hoạch

Sùng bái, tôn trọng, hoà hợp với tự
nhiên. Lối sống ổ định, định canh, định cư
nếu đk tự nhiên không tốt họ thường suy
tôn tự nhiên thành các vị thần để cầu xin
3

4
Việc xây nhà của họ hay trên sườn đồi,
cao để có thể dễ quan sát coi thường
và huỷ hại tự nhiên
3. Đề cao cá nhân
Du mục, di chuyển từ nơi này sang nơi
khác  đề cao sức mạnh các nhân vì 1 cá
nhân có thể đảm bảo rõ rệt quy trình kinh
tế chăn nuôi du mục; nếu đi đông quá
cũng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển
 dám nghĩ dám làm, quyết đoán, ít phụ
thuộc vào người khác vs cứng nhắc trong
việc tiếp nhận, hiếu thắng coi mình là
nhất “giải quyết vấn đề mâu thuẫn bằng
vũ lực như hẹn nhau đấu súng/kiếm or
động binh”
4. Trọng võ, nam giới
Di canh di cư cần sức mạnh của người
đàn ông, võ lực để bảo vệ gia súc; Phụ nữ
gây ảnh hưởng trong quá trình di chuyển;
theo Kinh Thánh “phụ nữ chỉ là xương
sườn của đàn ông”; phụ nữ khi lấy chồng
thì mất họ; đến TK 19 ngày 8-3 pn vùng
lên đòi bình đẳng và dần thay đổi đến nay.

mưa thuận gió hoà. Cách làm nhà thường
thấp, hài hoà với tự nhiên thể hiện thái
độ tôn trọng tự nhiên  dẫn đến sự e dè,
rụt rè, không dám khai phá thiên nhiên
Đề cao tính cộng đồng.
Bán anh em xa mua láng giềng gần, hàng
xóm tối lửa tắt đèn có nhau; nguyên nhân
là do lối sống ổn định, sự phụ thuộc vào
thiên nhiên khi thu hoạch mùa vụ thì cần
có nhiều sức lao động; trời sinh voi sinh cỏ
 coi trọng tình cảm, luôn quan tâm chia
sẻ vs dựa dẫm, ỷ lại, cào bằng đố kỵ “chết
1 đống còn hơn sống 1 đứa”

Trọng văn, phụ nữ
Vh gốc nông nghiệp, xem trọng ngôi
nhà/bếp; cần nhiều lao động  phụ nữ
đại diện cho sự sinh sản; thể hiện trong
văn hoá tín ngưỡng/rất nhiều vị nữ thần
và là những người phụ nữ bụng bự, ngực
to thể hiện cho sự phúc đức, sinh sản;
trong ngôn ngữ có nhiều bắt đầu bằng từ
“cái”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”; bắt
đầu thay đổi từ TK IV theo văn hoá nam
quyền “3 đồng 1 mớ đàn ông, đem bỏ vào
lồng cho kiến nó tha, 3 hào 1 mớ đàn bà,
đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
5. Trọng lí, ứng xử theo nguyên tắc
Trọng tình, ứng xử mềm dẻo hơn
Khi có sự mâu thuẫn, tranh chấp thì họ xử Hệ quả từ tính cộng đồng, cuộc sống định
lý theo lý tính, nên cuộc sống được quy
canh định cư nên cuộc sống gắn bó, phụ
định bằng rất nhiều luật và mọi người
thuộc lẫn nhau “đi với bụt mặc áo cà sa..”
tuân thủ theo do cuộc sống du mục họ
“yêu nhau củ ấu cũng tròn..”  cuộc sống
không phụ thuộc vào nhau nên căn cứ vào phụ thuộc nhiều vào tình cảm, cảm tính;
nguyên tắc/pl để xử lý
“nhất thân nhì quen”. Cuộc sống trọng
tình nên phải mềm dẻo linh hoạt để không
mất lòng nhau; tự nhiên/thiên nhiên còn
phải phụ thuộc nên phải mềm dẻo linh
hoạt để thích ứng với tự nhiên thiên
nhiên; thích ứng với mối quan hệ cộng
“nhập gia tuỳ tục”, “đất lề quê thói”
6. Tuy duy phân tích, trọng khoa học,
Tư duy tổng hợp, trọng kinh nghiệm
thực nghiệm
Tư duy tổng hợp sơ khai nhanh chóng bị
Tư duy tổng hợp sơ khai tồn tại dài

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]
thay thể bởi tư duy phân tích
Đối tượng quan tâm duy nhất là bầy gia
súc trong mối qh với thiên nhiên và cộng
động  họ tách ra từng bộ phận nhỏ 
tư duy phân tích, coi trọng khoa học thực
nghiệm  có tính thuyết phục cao, logic
chặt chẽ vs giới hạn phạm vi và nó có thể
thuyết phục/logic trong phạm vi này
nhưng chưa chắc đã đúng trong phạm vi
giới hạn khác

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

Nhiều yếu tố chi phối đến cuộc sống của
người dân nên họ có tư duy tổng hợp 
coi trọng kinh nghiệm  coi trọng người
già vì họ sống lâu, chứng kiến các quy luật
không gian thời gian nên họ đưa ra
những dự báo chính xác “kính lão đắc
thọ/ ở lâu lên lão làng” -> những người
đứng đầu thường là những người già 
những đúc kết của ông bà thường đúng vs
thường cảm tính, kg có tầm nhìn xa

2.2 Loại hình văn hoá Việt Nam
– Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía đông – nam Châu Á nên VN thuộc loại
hình văn hoá gốc nông nghiệp điển hình.
– Chúng ta có 6 đặc trưng nhưng mạnh mẽ hơn.
o Tôn trọng tự nhiên. Câu cửa miệng của người Việt là “Ơn Giời/Trời”
o Cuộc sống định canh định cư, người Việt có truyền thống gắn bó với quê
hương xứ sở, làng, nước, gia đình “Bán anh em xa mua láng giềng gần”  kg
muốn sự xáo trộn , sự khép kín “chồng em áo rách em thương, chồng người
áo gấm xông hương mặc người”
o Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình, nghĩa.
o Trọng phụ nữ “lệnh ông kg bằng cồng bà” “Ruộng sâu trâu nái không bằng
con gái đầu lòng”
o Ứng xử mềm dẻo linh hoạt “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” “Đi với bụt mặc áo
cà sa..”
o Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về tính kinh nghiệm “Quá tắm thì
ráo, sáo tắm thì mưa”

I.
1.
o
o

VH VẬT CHẤT
Văn hoá ẩm thực
Ứng xử với tự nhiên
Tính sông nước và thực vật
Cơ cấu bữa ăn: Cơm “vợ là cơm, bồ là phở”; rau “ăn cơm kg rau như nhà giàu
chết kg kèn trống/Đói ăn rau, đau uống thuốc”; cá “con cá đánh ngã bát
cơm/liệu cơm gắm mắm”; thịt (chiếm vị trí khiêm tốn do chăn nuôi chưa phát
triển)  thích nghi với tự nhiên, thiên nhiên. Rất coi trọng bữa ăn (gặp nhau
5

6
thì chào & hỏi “ăn cơm chưa”?, có nhiều từ bắt đầu bằng “ăn” như ăn trộm, ăn
hỏi…)
o Nước uống: nước mát, trà, rượu. Biết tận dụng các loại lá/cây để chế biến
nước uống từ thực vật.
o Ăn theo mùa: “mùa nào thức ấy”; “mùa hè cá sông, mùa đông cá bể”, tạo ra sự
khác biệt văn hoá vùng miền “thịt đông/thịt ngâm nước mắm”; “canh
chua/canh cua rau đay”
Ăn trầu là một phong tục độc đáo, có từ lâu đời của người VN
Hút thuốc lào “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”;
“say như điếu đổ”
– Ứng xử với xã hội
o Tính tổng hợp
 Thể hiện trong cách chế biến thức ăn: rau sống, nước chấm, chả giò, các
loại cuốn, bánh mì  có sự tổng hợp của nhiều loại gia vị “cải bẹ nấu với
cá rô, gừng thơm 1 lát cho cô chị chồng”; “rau tôm nấu với ruột bầu,
chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
 Thể hiện trong cách ăn: muối vừng, muối tiêu, muối ớt, muối tôm…, ăn
tiệc thì dọn hết tất cả các món lên kg phân biệt món khai vị, món chính,
món tráng miệng
 Quan niệm về bữa ăn ngon: sự tổng hợp của 5 giác quan “ăn chả giò phải
nghe tiếng giòn tan trong miệng”; “rượu ngon kg có bạn hiền, kg mua
không phải kg tiền kg mua – Nguyễn Khuyến”
o Tính cộng đồng và tính mực thước
 Tính cộng đồng: đặc trưng của vh ấn xử và trong bữa ăn cũng rất coi
trọng tính cộng đồng.
 Ăn chung, uống chung: bữa ăn gia đình truyền thống. Văn hoá mời,
văn hoá gấp. Vh Miền Bắc rất coi trọng tôn ti phép tắt trong việc mời
cơm, người miền Trung thì đỡ hơn cũng có mời nhưng kg cần nêu
tên cụ thể, miền Nam thì dân dã phóng khoán không bị chi phối bởi
phép tắc “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Văn hoá gấp thể hiện tính cộng
đồng, quan tâm chia sẽ
 Người Việt rất thích trò chuyện “ký kết hợp đồng trên bàn nhậu”,
trong nhà hàng, quán ăn có người Việt thường ồn ào, nhộn nhịp
 Tính mực thước
 Ý tứ và tế nhị trong ăn uống “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, thông
qua bữa ăn có thể xem một người được giáo dục như thế nào “miếng
ăn là miếng tồi tàn”; “nhịn miệng đãi khách”; “học ăn, học nói, học
gói, họ mở”. Ăn chừa lại 1 ít thể hiện tính sĩ diện của vh gốc nông
nghiệp. “Ăn đưa xuống, uống đưa lên”.
o Tính biện chứng, linh hoạt:

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]



2.
o
o

o

o

o
o

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

Thể hiện trong công cụ ăn: đôi đũa : hình ảnh con chim gắp mồi của vh
nông nghiệp; con dao/nĩa: giống hình ảnh của con thú xé mồi của vh du
mục,
Đúng bộ phận có giá trị: “tôm nấu sống, bống để ươn”; “100 đám cưới kg
bằng hàm dưới cá trê”; “nhất phau câu, nhì đầu cánh”
Đúng thời điểm có giá trị: “cơm chín tới, cải vông non, gái một con, gà ghẹ
ổ”
Đúng trong quá trình âm dương chuyển hoá: trứng lộn, nhộng, lợn sữa,
ong non, giá, cải mầm, măng…. Vận dụng triết lý âm dương ngũ hành trong
cách chế biến; vd những món thuỷ hải sản là dương thường ướp với những
gia vị nóng như gừng, ớt, tiêu; rau răm nóng kết hợp với vịt lộn mát; nước
chanh ngọt bỏ thêm chút muối

Văn hoá trang phục
Ứng xử với tự nhiên
Chất liệu: tơ tằm, bông, đay, gai..
Màu sắc: gam màu chủ đạo âm tính, hướng nội và khép kín như nâu, lam,
đen; thể hiện sự tôn trọng tự nhiên, thiên nhiên, lẩn khuất vào thiên nhiên.
Miền Bắc: nâu, gụ, lam; miền Trung: màu tím nhã nhặn, tạo tính cách khác
biệt với các vùng miền khác, gắn liền với cung đình; miền Nam: màu đen kết
hợp với khăn rằn của đồng bào Khơ me vì lúc khai hoang bùn; phèn thì mọi
màu cũng biến thành màu đen. Mặt cùng màu thể hiện tính cộng đồng chứ kg
cái tôi cá nhân tạo sự khác biệt
Kiểu dáng trang phục: Váy, yếm, khố, áo cánh/áo bà ba, áo tứ thân, áo dài,
quần lĩnh, đội khăn, thắt lưng; phù hợp với thời tiết, tự nhiên thiên nhiên.
Chiếc váy một phần là do khổ vải nhỏ, một phần là thoáng mát, tiện dụng
phù hợp với nông nghiệp, nước sâu đến đâu vén váy đến đó “chiếc thúng mà
thủng 2 đầu, bên ta thời có bên Tàu thời không”. Quần du nhập từ thời bắc
thuộc, cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh – Đàng Ngoài mặc váy để bảo
tồn văn hoá; Đàng Trong chúa Trịnh bắt mặc quần để tạo sự khác biệt.
Ứng xử với xã hội
Thích trang phục kín đáo giản dị và mang tính thiết thực: đáp ứng nhu cầu
sinh tồn giản dị, vải vóc ngày xưa cũng hiếm chỉ ban thưởng cho những
người có công
Có ý thức làm đẹp: ‘xấu che tốt khoe”; “người đẹp vì lụa, lúa tốn vì phân”; “gà
già khéo ướp thì tơ, nạ dòng trang điểm gái tơ mất chồng”
Phản ánh vị thế xh: “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần” “hơn nhau miếng áo manh
quần, cởi ra mình trần ai cũng như ai”

3. Văn hoá ở và đi lại
7

8
3.1 Văn hoá đi lại (vh đối phó với khoảng cách giao thông)
– Giao thông đường bộ: kém phát triển
o Lối sống ổn định khép kín: sự phân biệt giữa dân chính cư và ngụ cư “ta về ta
tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
o Nền văn hoá tiểu nông tự cung tự cấp: mỗi gđ là 1 hộ kt tự cung tự cấp, độc
lập so với gđ “tiền viên, hậu điền”, chợ kg họp hằng ngày mà có hình thức
chợ phiên
– Giao thông đường thuỷ rất phát triển, là phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn
xưa của người dân VN. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịch thì
người Việt giỏi đi lại trên sông nước “nam đi du, bắc đi mã”, phong phú đa
dạng phương tiện đi lại trên sông, giỏi kỹ thuật đóng thuyền, đóng bè
3.2 Văn hoá ở và kiến trúc: có vai trò rất quan trọng đáp ứng các yêu cầu tiểu
nông, tự cung tự cấp “an cư lập nghiệp”
– Sự ứng xử với tự nhiên
o Kiểu nhà sàn (tránh côn trùng thú dữ), mái nhà được làm dốc cao, cong
hình thuyền, gần sông; “nhà cao (để tránh côn trùng thú dữ) cửa rộng (để
đón gió vào”; “nhất cận thị nhị cận lâm, tam cận gia, tứ cận lộ, ngũ cận “
o Vật liệu có sẵn trong thiên nhiên: nhà tranh vách đất,
o Hướng nhà chính Nam, Đông Nam, không gian mở: tránh được gió mùa
đông bắc, tận dụng gió mát phương Nam “gió Nam chưa nằm đã ngáy”; “lấy
vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam”
– Sự ứng xử với xh
o Người Việt rất coi trọng ngôi nhà vì “an cư lập nghiệp”
o Kiến trúc không gian trong và ngoài nhà là không gian mở mang tính công
đồng; “nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn”;
gạch cửa: cuối xuống để bước qua thể hiện sự tôn trọng ông bà tổ tiên của
mình và của gia chủ; bếp lớn/sân gạch lớn cho những dịp đám/lễ thể hiện
tính cộng đồng
– Cách làm nhà: nhà thoáng, mở không khép kín để hoà hợp với tự nhiên thiên
nhiên
Anh/chị hãy chỉ ra sự tận dụng và thích ứng với mt tự nhiên của người Việt
thể hiện qua phần vh vật chất
Anh/chị hãy chỉ ra sự ứng xử với mt xã hội của người Việt thể hiện qua
phần vh vật chất
Hãy chỉ ra dấu ấn của mt sông nước thực vật ảnh hưởng đến vh VN (vật
chất, tinh thần…)
II.
VĂN HOÁ TINH THẦN
1. Văn hoá nhận thức
2. Tư tưởng & Tôn giáo

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

2.1 Phật giáo
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ (TK VI – V) TCN, do thái tử Siddhartha sáng lập
Giáo lý: Tam tạng kinh
Phật giáo là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát
Toàn bộ triết lí được thâu tóm trong cột trụ là “Tứ Diệu Đế’
– Khổ đế: bản chất của nỗi khổ: Sinh lão bệnh tử, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ;
ngũ uẩn khổ (sắc, thụ, tưởng, hành, thức)
– Tập đế/nhân đế: nguyên nhân gây ra đau khổ. Thập nhị nhân duyên; Tam độc
“Tham, sân, si” -> nghiệp, quả báo, luân hồi.
– Diệt đế: sự diệt trừ nỗi khổ. Diệt trừ vô minh, tam độc, niết bàn
– Đạo đế: con đường diệt khổ  Bát chánh đạo là 8 con đường mầu nhiệm
nhằm giúp con người tới cõi Niết Bàn
Phật giáo ở VN gồm 2 phái và có 2 con đường khác nhau:
– Thượng toạ (tiểu thừa): từ Ấn Độ du nhập vào VN từ thời kỳ Bắc thuộc
– Đại chúng (đại thừa): từ Trung Hoa du nhập vào VN khoàng TK IV- V
o Thiền tông
o Tịnh độ tông
o Mật tông
Phật giáo đã trở thành phương tiện để biểu đạt chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của
dân tộc Việt Nam
Vào thời Lý – Trần Phật giáo trở thành quốc giáo. Các nguyên nhân làm cho Phật
giáo phát triển hơn Nho giáo và Đạo giáo:
– Chỗ dựa tinh thần để người dân dựa vào lúc mất nước
– Phật giáo truyền giáo bằng con đường hoà bình
– Tư tưởng từ bi hỉ xả của Phật giáo phù hợp với văn hoá trọng tình của dân tộc
VN
? Anh chị hãy trình bày vì sao Phật giáo phát triển hơn Nho giáo & Đạo giáo thời
đầu công nguyên
Đặc điểm của Phật giáo ở VN:
– Phật giáo VN là khuynh hướng nhập thế.
o Chùa là trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt văn hoá cộng đồng của
làng xã
o Nhà sư tham gia cố vấn trong chính trị
– Tính dung hợp
o Dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống và vh bản địa
o Phật giáo VN có khuynh hướng thiên về nữ tính
o Có Phật tổ riêng của của mình (Nàng Man Nương)
o Dung hợp với các tông phái Phật giáo (công lớn nhất phải nói đến Đức Phật
hoàng Trần Nhân Tông)
9

10
o Dung hợp với các tôn giáo khác: do sự dung hợp hiếu hoà, số hoà bình với
nhau Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, cũng do sự ảnh hưởng của Tam giáo
đồng quy
o Nghệ thuật kiến trúc của Phật giáo VN cũng mang đậm tính dân tộc
? Anh chị hãy trình bày quá trình du nhập và những ảnh hưởng của Phật giáo
đến đời sống tinh thần của văn hoá VN
Ảnh hưởng của Phật giáo đến xh ngày nay:
– Triết lý sống hướng thiện  nền tảng ứng xử hiếu hoà
– Phong tục tập quán (cầu bình an đầu năm, coi ngày coi giờ)
– Nhân quả, quả báo
– Phóng sanh, bố thí
– Làm điều thiện
– Ngôn ngữ “đáng kiếp, tội nghiệp”
– Ngôi chùa là nơi bảo vệ tâm hồn “lên Chùa cầu an”
– Tác động đến ứng xử pháp luật
o Tích cực: Nhân đạo vị tha; hướng thiện tích cực
o Hạn chế : tư tưởng từ bi bát ái vị tha  hạn chế, thui chột ý chí và khả năng
đấu tranh. Nhường nhịn cam chịu bằng lòng với số phận “trời xanh có mắt”.
Tin vào sự trừng phạt của luật Trời hơn là pháp luật. Sợ nhân quả nghiệp
báo nên người Việt thường e ngại trong việc tố giác tội phạm
??? Anh chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về Phật giáo và những
ảnh hưởng của nó đến ứng xử pháp luật
2.2 Nho giáo
Nho giáo có từ thời cổ đại Trung Hoa do Khổng Tử (551 – 479) tập hợp hoàn
thiện, sau đó được Mạnh Tử phát triển thêm. Chu Công Đán là người sáng lập ra
nho giáo nhưng mất sớm, sau đó Khổng tử trong quá trình dạy học đã tập hợp các
tư tưởng của Chu Công Đán nên thường được coi là thầy Khổng Tử. Mạnh Tử là
học trò của Tử Tư – cháu nội Khổng Tử. Hán Vũ Đế
Các sách kinh điển:
– Ngũ kinh: Kinh thi (thơ ca), Kinh thư (lịch sử văn hoá TQ); Kinh lễ, (Nghi lễ,
phép tắc thời Chu – Chu Công Đán); Kinh dịch, Kinh Xuân Thu (bộ sách do
chính Khổng tử viết ra “mọi người biết ta cũng vì Kinh Xuân Thu và ghét ta
cũng vì Kinh Xuân Thu”, ghi lại những diễn biến xảy ra ở thời Khổng tử cùng
những lời bình)
– Tứ thư: Luận ngữ, Đại học, (Do Tăng Sâm – học trò xuất sắc của Khổng Tử)
Trung Dung (của Tử tư, dạy con người về cách sống trung dung ở đời); Mạnh
Tử
Nho giáo là một học thuyết tư tưởng chính trị đạo đước nhằm duy trì ổn định và
trật tự xã hội bằng phương pháp nhân trị, đức trị – Muốn tổ chức xh có hiệu quả

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

thì phải đào tạo ra người cai trị kiểu mẫu – Người quân tử  muốn trở thành
người quân tử thì phải:
– Tu thân: đạt đạo & đạt đức
o Đạt đạo: i) ngũ luân: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè ; ii) vua tôi,
cha con. Coi trọng chữ Trung, Hiếu, Trinh
o Đạt đức: ngữ thường – Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
o Ngoài ra người quân tử phải biết Thi Thư Lễ Nhạc
– Hành động: Tề gia trị quốc bình thiên hạ
– Phương châm để cai trị là Nhân trị và Chính danh
– Đối với phụ nữ: tam tòng tứ đức
Đến TK XV Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống (quốc giáo):
– mục đích chính là chủ động xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền mạnh
mẽ hơn
– Tôn giáo đi vào xh bằng con đường hoà bình, chủ động tiếp thu tư tưởng dân
chủ bình đẳng hai chiều
– Người dân ít học, để học tiếng Hán càng khó hơn nên người dân vẫn kính nhi
viễn chi từ TK X – TK XIV
– Lê Lợi lên ngôi vua nhờ rất nhiều vào sự giúp đỡ của các nhà Nho nên khi lên
ngôi lấy Nho giáo làm quốc giáo như là một cách trả ơn
– Phật giáo đã lộ ra những yếu điểm trong việc cai trị đất nước, người người đi
tu, nhà nhà đi tu thì ai trị nước. Tư tưởng từ bi hỉ xã của Phật giáo không đáp
ứng được yêu cầu kỷ luật. Phật giáo có dạy học nhưng không có đánh giá, Nho
giáo giải quyết được vấn đề thi cử để tìm kiếm, chọn lọc nhân tài.
Ảnh hưởng của Nho giáo
– Cách tổ chức NN pk theo Nho giáo
– Xây dựng mô hình nhân cách của con người theo chuẩn mực của Nho giáo
– Cải cách hệ thống giáo dục thi cử
Các giai đoạn quan trọng:
– Năm 1070, Lý Thánh Tông (1023 – 1072) cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng
Tử
– Năm 1075 triểu đình nhà Lý mở kho thi đầu tiên để chọn lựa nhân tài (kỳ thi
đầu tiên, kỳ thi Nho giáo cuối cùng 1918 hơn 9 thế kỷ thực hiện hình thức thi
cử này nên việc học và thi của VN ngày nay bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng
Nho giáo)
– Năm 1076 xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám để dạy cho hoàng thân quốc
thích sau này mở rộng ra thành nơi giáo dục cho nhân dân cả nước.
Đặc điểm của giáo dục Nho giáo ảnh hưởng đến nền gd hiện nay ntn:
– Tích cực
o Coi trong giáo dục: hiếu học, tôn sư trọng đạo. Trong chế độ pk cũng rất coi
trọng gd thể hiện qua các hình thức xướng tên, được bổ nhiệm chức quan,
11

12
vua trực tiếp ban yến tiệc, vinh quy bái tổ “kiệu anh đi trước võng nàng theo
sau”; khắc danh bia để lưu danh thiên cổ  tôn trọng những người đỗ đạt
cao trong xh pk. Trong xh ngày nay có nhiều chính sách khuyến học như miễn
học phí, học bổng, vinh danh những người tuổi trẻ đỗ đạt cao, giáo dục là
quốc sách, tôn trọng nghề giáo, ngày 20-11; “nhất tự vi sư bán tự vi sư”;
“không thầy đố mày làm nên”; “qua sông phải bắt cầu kiều, muốn con hay chữ
phải yêu lấy thầy”
o Đề cao đạo đức lễ nghĩa và sách thánh hiền: “tiên học lễ, hậu học văn”
– Tiêu cực:
o Đào tạo để ra làm quan, mất cân bằng về nghề nghiệp, coi trọng bằng cấp
điểm số
o Thui chột óc sáng tạo của con người. Học theo phương pháp nêu gương, nội
dung chủ yếu trong tứ thư ngũ kinh; bài văn mẫu, lò luyện thi  thụ động,
theo những gì có sẵn
o Thầy giáo làm trung tâm (kg có sách vở, in ấn..)  Áp đặt, học sinh chỉ có
nghe một chiều kg có phản biện, ông thầy đại diện cho tri thức, tạo khoảng
cách xa giữa thầy và trò, thầy luôn áp đặt tư tưởng và cho rằng mình luôn
luôn đúng; hiện nay trong gd vẫn còn cảnh thầy đọc trò chép, sinh viên ngại
phản biện “thầy thì quí nhưng chân lý còn quí hơn thầy”
o Học vẹt, lý thuyết sách vở, máy móc: học theo nêu gương, tứ thư ngũ kinh,
thiên về xã hội, tư duy tổng hợp vẫn thiên về văn sử triết, ngày này ông thầy
chỉ là người hướng dẫn, đưa ra những vấn đề chính để học sinh tự phát triển
và tìm hiểu
Đặc điểm của Nho giáo khi vào Việt Nam
– Tư tưởng trung quân được gắn liến với ái quốc, trong nhiều trường hợp,
nước được đề cao hơn vua. Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh
làm câu răn mình – khi đất nước hoà bình, nhưng khi vận mệnh đất nước lăm
nguy thì đất nước được đề cao hơn vua, Đinh Tiên Hoàng băng hà khi thái tử
còn quá nhỏ và đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc Tống, Lê
Hoàng lấy thái hậu Dương Vân Nga và lập ra đời Tiền Lê Nho giáo khúc xạ
qua lăng kính VN thì nhẹ hơn
– Các khái niệm như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín  Nhân nghĩa. “Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân”; “công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra”; “trai là chi, gái là chi – con nào có nghĩa có tình thì hơn”
– Tư tưởng trọng nam kinh nữ bị làm cho nhẹ bớt đi vì tư tưởng tôn trọng
người phụ nữ của văn hoá gốc nông nghiệp VN. TK IV chính thức theo chế độ
phụ quyền theo Trung Hoa, tứ bất tử “Sơn Tinh, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu
Hạnh”; bộ luật Hồng Đức ra đời vào thời Lê là lúc Nho giáo cực thịnh nhưng
vẫn có những điều bảo vệ người phụ nữ nhưng vẫn có 3 điều người đàn ông kg
được từ thê “về kinh tế: “cầm vàng mà lội qua sông”; về mặt đạo lý: khi người

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

phụ nữ có công chăm sóc cha mẹ chồng; về mặt đạo đức: khi người vợ kg còn
họ hàng thân thích”
– Tư tưởng coi thường con buôn, con hát: nặng hơn khi khúc xạ qua vh VN vì tư
tưởng gốc nông nghiệp âm tính, hướng nghiệp, khép kín, “thật thà chẳng thể
buôn trâu, ghét nhau chẳng thể con dâu mẹ chồng”; Trung Hoa chỉ xem thường
con buôn bán nhỏ, trong lịch sử Trung Hoa có rất nhiều con buôn nổi tiếng như
Lã Bất Vi, Mạnh Thường Quân
Từ TK XVI – XVIII, Nho giáo VN đi vào giai đoạn suy vong và không thể cứu vãn được
nữa, đây là giai đoạn đen tối của xh VN, là giao đoạn “còn tiền còn bạn còn đệ tử, hết
tiền hết bạc, hết ông tôi”; “con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là
quan”; “nén bạc đâm toạc tờ giấy”
? Hãy trình bày những hiểu biết của mình về Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến văn
hoá tinh thần của Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đối với ngày nay:
– Tích cực: nề nếp, gia phong trong gia đình, tôn sư trọng đạo
– Tiêu cực: tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng, áp đặt
– Giáo dục: học vẹt, ông thầy là trung tâm
– Quan niệm khắt khe, cứng nhắc vì chữ trinh
Nho giáo ảnh hưởng đến pháp luật
– Tích cực: đề cao lễ, tôn ti, đạo được (trung hiếu)  thượng tôn pháp luật
– Tiêu cực
o Nho giáo đề cao đức trị nên pl bị đẩy xuống hàng thứ yếu. “Nếu dùng pháp
luật để cai trị thì người dân sẽ sợ mà tránh nhưng người dân sẽ không biết
liêm sĩ là gì, nhưng nếu dùng đức trị thì người dân sẽ vì liêm sĩ sợ mà tránh
o Nho giáo với truyền thống “vô tụng” pl pk chủ yếu bảo vệ giai cấp thống trị
như vua chúa, quan lại nên người dân thường sợ sệt, né tránh pl  triệt tiêu
sự phản kháng của cá nhân “con kiến mà kiện củ khoai”; “chưa được vạ má
đã sưng”
3.
4. Văn hoá giao tiếp, ứng xử
4.1 Thái độ coi trọng việc giao tiếp
Người Việt coi trọng giao tiếp và thích giao tiếp
+ Thích chào hỏi: “lời chào cao hơn mâm cỗ”
+ Thích thăm viếng: truyền thống tốt đẹp là gắn chặt tình cảm nhưng càng về sau lại
càng biến tướng thành văn hoá quà cáp, văn hoá phong bì
+ Hiếu khách
+ Vừa cởi mở, vừa rụt rè trong ứng xử giao tiếp: tính nước đôi trong văn hoá VN bắt
nguồn từ tính cộng đồng, tính tự trì trong làng xã. Cởi mở, xởi lởi với trong cùng làng
xã nhưng lại khép kín rụt rè, dè chừng với làng xã khác
13

14
4.2 Ứng xử trong việc giao tiếp
+ Ưu tìm hiểu, quan sát đánh giá đối tượng giao tiếp: khi gặp đối tượng giao tiếp thì
người VN ưu nhìn, ưu hỏi đối tượng giao tiếp để biết được đối tượng giao tiếp là ai mà
ứng xử “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”;
vì xưng hô trong Tiếng Việt quá phong phú: anh/chị/em, cô/dì/chú/cậu… nên cần
phải biết đối tượng ở độ tuổi nào để xưng hô  có thuật xem tướng số “nhìn mặt mà
bắt hình dong”; “ những người đôi mắt lá răm, đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền”;
“những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp gái buôn chồng người”; “miệng rộng
thì sang”;
+ Ứng xử nặng tình cảm ơn lí trí: “yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng
méo”; hệ quả tích cực quan tâm chăm sóc lẫn nhau; tiêu cực “nhất thân nhì thế”, thân
quen, ưu ái nên tạo ra sự mất công bằng trong xã hội; nâng những người hay giúp
mình lên làm thầy như thầy bói, thầy địa lý, thầy phong thuỷ;
+ Trọng danh dự, sĩ diện: “ở đời muôn sự của chung; hơn nhau một tiếng anh hùng
mà thôi”, sự phân biệt ngồi chiếu trên chiếu dưới; xuất phát từ gốc nông nghiệp VN và
quan niệm nho giáo tôn danh những người có học, có tri thức. “cọp chết để da, người
chết để tiếng”, “giấy rách phải giữ lấy lề”. Việc coi trọng danh dự là tốt nhưng coi
trọng quá thành bị bệnh sỉ là tiêu cực “con gà tức nhau tiếng gáy” tạo hệ quả sống
không thực, tạo ra cơ chế tin đồn có thể giết chết con người “ngàn năm bia đá cũng
mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
+ Ưu tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận: “ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười
ở hẹp người chê”; “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”;
“chồng giận thì vợ bớt lời; cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê”  đắn đo cân nhắc khi
giao tiếp “ăn có nhai, nói có nghĩ”, “rào trước đón sau”, “biết thì thưa thì thốt, kg biết
thì dựa cột mà nghe”  tế nhị tạo nên lối giao tiếp vòng vo tam quốc, thiếu quyết đoán
+ Trong giao tiếp người Việt rất hay cười “một nụ cười bằng mười than thuốc bổ”;
“cười trừ”
?? Hãy chỉ ra những đặc trưng văn hoá gốc nông nghiệp ảnh hưởng đến văn hoá giao
tiếp ứng xử của người dân Việt Nam

Văn hoá xã hội bao gồm: gia đình, làng xã, đô thị, quốc gia
1. Văn hoá gia đình VN truyền thống
– Gia đình tiểu nông (nhiều thế hệ chung sống, cố kết bền vững): gđ gốc nông
nghiệp, định canh, định cư. Coi trọng kiểu gia đình lớn, tam đại/tự đại đồng
đường vì có nhiều người để phụ giúp trong việc đồng áng, chống lũ lụt, thiên
tai

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

Gia đình Nho giáo (phụ quyền, đa thê) “nam thì tam thê bảy thiếp, gái thì
chính chuyên 1 chồng”; về kinh tế “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ
cấy con trâu đi bừa”, về tình cảm “râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp
gật đầu khen ngon”, về giáo dục “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, về quan hệ vợ
chồng “phu xướng phụ tuỳ”
– Gia tộc: tổ chức cao của gđ, nhiều gia đình có cùng chung huyết thống, sống
trong một làng xã, và chỉ có bên họ nội. Trong một gia tộc có trưởng họ, nhà
thờ họ, từ đường, gia phả, giỗ tổ, giỗ họ “Nó lú mà chú nó khôn”; “một người
làm quan, cả họ được nhờ”; “sẩy cho còn chú, sẩy mẹ bú dì”
?? Tại sao nói làng xã là đại diện cho đại gia đình
2. Văn hoá làng xã Việt Nam truyền thống
– Các gđ trong một làng ở VN có quan hệ gắn kết rất chặt chẽ “làng xã” là kết
hợp giữa từ Hán Nôm, nhiều gđ tạo thành 1 làng xã. Tục lấy vợ lấy chồng cùng
chung 1 làng xã  quan hệ trong 1 làng xã nhiều khi là quan hệ máu mủ ruột
rà hoặc là quan hệ láng giềng thân thiết “bán anh em xa, mua láng giềng gần”
– Làng được tổ chức theo đơn vị Giáp, Phường, Hội góp phần tạo nên sự gắn bó
chặt chẽ giữa các thành viên. “Giáp” ra đời muôn hơn nhưng biến mất sớm
hơn, ra đời nhằm để thu thuế và chỉ dành cho nam giới. “Phường” là tổ chức
cùng chung 1 nghề nghiệp vì quan niệm “trọng nông ức thương” nên những
người kg làm trong nông nghiệp thì tập hợp lại để bảo vệ, cưu mang giúp đỡ
lẫn nhau “buôn theo bạn, bán có phường”. “Hội” là tổ chức những người có
chung 1 sở thích tụ tập với nhau để yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Hội tổ chức
to hơn nhưng tính chất chuyên môn thấp hơn tổ chức Phường.  phát triển
thành các Phường trong tổ chức hành chính của ta hiện nay hay các Hội Luật
Gia, Hội khuyến nông…
– Cư dân có hai loại: dân chính cư và dân ngụ cư: nộp cheo nội (vợ chồng cùng
làng, tượng trưng); cheo ngoại (vợ chồng ngoài làng gấp 2/3 có nhiều người
kg đủ tiền cưới vợ); để từ dân ngụ cư thành dân chính cư thì phải ở làng đó 3
đời, phải có “miếng đất cắm dùi”; sự khắc nghiệt phân biệt giữa chính cư và
ngụ cư thể hiện qua số phận các nhân vật trong văn học như Chí Phèo, Lão Hạc,
Vợ Nhặt
Đặc trưng cơ bản của làng xã:
a. Tính cộng đồng: là sự liên kết các thành viên trong làng, mỗi người đều
hướng tới người khác  cùng chung về văn hoá, phụ thuộc kt lẫn nhau
– Cơ sở hình thành tính cộng đồng
o Ở định cư  gắn bó (quan hệ huyết thống + láng giềng)
o Sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất
o Đoàn kết trong chống thiên thai và chống giặc ngoại xâm
o Có chung phong tục tập quán
– Biểu tượng của tính cộng đồng: sân đình, bến nước, cây đa vì đây là nơi tập
trung dân đông nhất. Sân đình là tụ tập sinh hoạt của làng xã, nơi thờ cùng
thần hoàng, nơi thu thuế, giam giữ phạm nhân, nơi diễn ra “hội hè đình đám”,
các sinh hoạt cộng đồng làng xã, là nơi nam nữ hẹn hò “trúc xanh trúc mọc đầu
15

16
đình”; bến nước là nơi tập trung của các chị các em; cây đa đầu làng thường có
quán nước là nơi giao lưu giữa hai làng với nhau,
?? Phân tích biểu tượng tính cộng đồng làng xã
?? Phân tích cơ sở hình thành tính cộng đồng

Hệ quả của tính cộng đồng
o Hệ quả tốt: Tinh thần đoàn kết tương trợ “chị ngã em nâng”; “Lá lành dùm lá
rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” coi trọng mối quan hệ cùng chung như
đồng hương, đồng môn, đồng niên hay nâng lên cao hơn là đồng bào; tính tập
thể hoà đồng, nếp sống dân chủ bình đẳng
o Hệ quả xấu: Sự thủ tiêu vai trò cá nhân – xưng hô theo ngôi của người khác
“cô nói cháu nghe” hoặc thường là “chúng tôi”, a dua theo số đông, tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thói dựa dẫm, ỉ lại, cả nể (“cha chung không ai
khóc”, “nước nổi thì bèo nổi”, “lắm sãi kg ai đóng cửa chùa”; “thuyền to thì
sóng lớn”;  cầu an, an phận sợ “bứt dây động rừng”; tiêu cực trong xã hội
như COCC,), thói cào bằng, đố kị tư tưởng bình quân chủ nghĩa (“Xầu đều hơn
tốt lỏi” ; “chết một đống còn hơn sống 1 đứa”; mình kg giỏi bằng ai nhưng kg
muốn ai giỏi hơn mình; khẩu hiệu “dàn hàng ngang cùng tiến” )

b. Tính tự trị thiển cận, bảo thủ, cứng nhắc, “ếch ngồi đấy giếng”, tính chất nước
đôi trong văn hoá VN
– Tính tự trị làm nên sự khác biệt giữa làng này với làng khác
– Cơ sở hình thành
o Nông nghiệp trồng trọt, định canh định cư. Lối sống người VN là từ nhà ra
ruộng, qua nhà hàng xóm,
o Kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp mỗi gđ là 1 đơn vị kt độc lập với hộ khác
 lối sống khép kín, tự trị, hướng nội
– Biểu hiện của tính tự trị:
o Không gian địa lý: bao quanh làng quê VN truyền thống là luỹ tre xanh (Bắc,
Trung); ở miền nam thì thường là kênh rạch, gò  có sự phân biệt giữa làng
này với làng khác, có cổng làng để ngăn cách giữa hai làng (như 1 vương
quốc nhỏ) có những quy định giới nghiêm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”
khép kín hoàn toàn với làng xã khác
o Hành chính: mỗi làng có tổ chức hành chính khác với làng xã khác, có
hương ước, lệ làng khác nhau và chỉ có dân chính cư mới được tham gia vào
tổ chức hành chính, “phép vua thua lệ làng”, tổ chức quan viên làng xã bao
gồm: chức sắc, chức dịch, chức lão, chức đinh và ấu
o Kinh tế: mỗi làng là nên kt cung cấp độc lập, tự cung tự cấp, ít có giao
thương buôn bán
o Tình cảm
o Tín ngưỡng: thờ thành hoàng khác nhau “thánh làng nào, làng ấy thờ”
o Phong tục : mỗi làng có hội hè đình đám khác nhau
 tạo nên sự khép kín tự tri rất cao. Tổ chức làng xã và quốc gia có hình thức
tương đồng. Già làng = vua, hương ước = luật, lệ; chống thiên tai = chống giặc
ngoại xâm; thờ thành hoàng = thờ vua hùng

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

Nhà, làng, nước có cùng mô hình tổ chức, chức năng như nhau; Làng là sự mở
rộng của nhà, nước là sự mở rộng của làng
– Biểu tưởng của tính tự trị: cổng làng và luỹ tre. Cây tre VN trở thành biểu
tượng cho tính tự trị, văn hoá VN,
– Hệ quả của tính tự trị:
o Hệ quả tốt: Tinh thần tự lập, nếp sống tự cung tự túc “muốn ăn thì lăn vào
bếp, muốn chết thì lếch vô hòm”; “tay làm hàm nhai”; “muốn ăn phải xắn tay
làm, kg dưng ai dễ mang phần đến cho”. Tính cần cù
o Hệ quả xấu:
 Óc tư hữu ích kỷ “bè ai người đó chống”; “còn gà tức nhau tiếng gáy”;
“của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”; từ đường gia tộc
này to hơn gia tộc khác; làm theo nhóm của người việc rất kém, lợi ích
nhóm “một người làm thì tốt, 3 người làm thì dở, 7 người làm thì hỏng”,
người Việt xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế ;
 óc bè phái địa phương cục bộ “trâu ta ăn cỏ đồng ta”; “trống làng nào
làng đó đánh, thánh làng nào làng đó thờ”, “ta về ta tắm ao ta, dù trong
dù đục ao nhà vẫn hơn”, đánh nhau vì gái làng, ủng hộ đội bóng địa
phương
 óc gia trưởng, tôn ti, tư tưởng gia đình chủ nghĩa “Cha mẹ đặt đâu còn
ngồi đấy”, “trứng mà đòi khôn hơn vịt”; “áo mặc sao qua khỏi đầu”,
“quyền huynh thế phụ”
Ảnh hưởng tính tự trị đến pháp luật
Hương ước lệ làng tạo thành hệ thống pháp luật song song với nhà nước, hỗ trợ điều
chỉnh, bổ sung chi tiết cho pl nn. Pl NN thì nhiều khi quá rộng, chung chung vs hương
ước lệ làng chi tiết hơn
Tự trị quá nên dẫn đến việc coi thường pháp luật nn, kg làm theo pl nn “phép vua
thua lệ làng”, “đất lề quê thói”  tự xử, luật rừng (trộm chó, hôn nhân đồng huyết, mẹ
chết thì chôn con theo mẹ)
Chương III

1.1 Tiếp xúc văn hoá Pháp
a. Bối cảnh lịch sử
– Năm 1858 thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược VN tại bán đảo Sơn Trà
– Năm 1883 Triều đình nhà Nguyễn kh1 hiệp ước với Pháp thừa nhận quyền
thống trị của Pháp trên toàn lãnh thổ VN
b. Đặc điểm văn hoá
– Văn hoá vật chất
o Phát triển về đô thị, công nghiệp & giao thông: Hải Phòng trở thành cảng
biển lớn nhất Đông Nam Á. Công nghiệp phát triển mạnh để sản xuất vật
17

18
dụng mang về cho chính quốc. Khai thác hầm mỏ phát triển nhằm phục vụ
cho mục đích khai thác thuộc địa. Năm 1919 có đường sắt hơn 2,000km nối
dài Bắc Nam từ Lào Cai đến Mỹ Tho
o Du nhập văn minh vật chất: phương tiện giao thông (xe điện, xe buýt, xe đạp,
ô tô); kiến trúc (nhà cao tầng, biệt lập, khép kín, nhà Thờ Lớn Hà Nội, nhà
thờ Đức Bà.. nhưng có sự dung hợp tiếp biến với văn hoá truyền thống VN
mái nhà dài và thấp hơn để phù hợp với điều kiện thời tiết); trang phục (âu
phục, jean, caravat, áo dài tân thời kết hợp giữa truyền thống và hiện đại áo
tứ thân, hở lường mới xinh, cổ ảnh hưởng của sườn xám Trung Hoa, áo may
bó sát vào người khoe thân thể ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, màu sắc
tươi sáng; cạo râu, uốn tóc, cải lương = hát bội + kịch nói, đồ hộp, phô mai,
sữa)
– Văn hoá xã hội
o Sự ra đời của một số giai tầng xh mới: tư sản (trao đổi buôn bán làm lợi cho
mình) tư sản dân tộc & tư sản mại bản, tiểu tư sản (những người đi học ở
Pháp về mang vh tư tưởng Pháp “Tự Lực Văn Đoàn” “thông ngôn”), vô sản
(công nhân)
o Sự tồn tại song song của hai hình thái kinh tế xã hội: nửa phong kiến nửa
thực dân “một cổ hai tròng”
– Văn hoá tinh thần
o Tôn giáo: Thiên Chúa giáo du nhập lần đầu vào VN
o Hệ tư tưởng: nhiều hệ tư tưởng song song tồn tại như Nho giáo, dân chủ tư
sản và chủ nghĩa Mác Lê; những hệ tư tưởng này đối lập nhau

Hệ tư tưởng Nho giáo: cổ hữu (là những nhà Nho cổ hữu yêu nước và bất
mãn đến tộc cùng, bài xích all những gì liên quan đến thực dân Pháp – cụ
Nguyễn Đình Chiều) , tức thời, tân tiến (yêu nước và có tinh thần dân tộc và
cũng thấy rằng vh VN có những điểm lỗi thời chưa phù hợp, vh Phương Tây
có những điểm mới tiến bộ và họ chủ chương cách tân và thay đổi – Nguyễn
Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.. các phong
trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục dạy bằng chữ Quốc ngữ chính những nhà Nho tân tiến là người làm cho chữ quốc ngữ ra đời dựa
trên tự điển Việt Bồ La
Tác phẩm “Văn minh tân học sách” đã nêu 6 yêu cầu:
 Dùng chữ quốc ngữ
 Hiệu đính sách vở
 Sử đổi phép thi
 Cổ vũ nhân tài
 Chấn hưng công nghệ
 Phát triển báo chí

Tư tưởng dân chủ tư sản: đề cao cá nhân, vật chất, khoa học, phân tích, lối
sống cởi mở năng động
Chưa bao giờ cái tôi cá nhân phát triển mạnh mẽ như giai đoạn này, thể
hiện rõ nhất qua phong trào thơ mới. Lần đầu tiên con người dám thể hiện

ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
[email protected]

Ths. Ngô Thị Minh Hằng

tình yêu cá nhân, tình yêu nam nữ, hình ảnh người chinh phu trong lòng
người cô phụ qua cách dùng từ mạnh mẽ, gấp gáp, hối hả trong thơ ca, văn
học.
Tư tưởng vô sản: truyền bá bí mật qua tư tưởng Mác Lê nin nên người
dân chưa hiểu được hệ tư tưởng này là ntn nên có nhiều tư tưởng hoang
mang trong nội bộ nhóm Tự lực văn đoàn; có người thì không hiểu nhưng
lại có người “nhảy cẫng lên sung sướng – Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ;
mặt trời chân lý chói qua tim”

Ngôn ngữ: du nhập hơn 50,000 ngàn từ tiếng Pháp vào chữ quốc ngữ
Văn học: tiểu thuyết phát triển, 3 dòng văn học: lãng mạn – Tự lực văn đoàn: Thế Lữ,
Xuân Diệu, Nhất Linh (Đoạn Tuyệt), hiện thực phê phán: Sống Mòn – Nam Cao, Số
Đỏ/Kỹ nghệ lấy tây – Vũ Trọng Phụng, cách mạng: Từ ấy – Tố Hữu, các tác phẩm của
Nguyễn Ái Quốc
Nghệ thuật: tranh sơn dầu, kịch nói
1.2 Tiếp xúc với văn hoá Mỹ, Liên Xô và Đông Âu
a. Bối cảnh lịch sử
b. Đặc điểm văn hoá
Miền Nam
– Ưu điểm:: kinh tế hàng hoá rất phát triển, lối sống năng động cởi mở
– Nhược điểm: đề cao vật chất, tự do phong khoáng, nề nếp, tôn ti trật tự bị
thay đổi
Miền Bắc
– Ưu điểm: giao lưu với vh Phương Tây, được sự giúp đỡ và chi viện về vật chất
 hội nhập với thế giới
– Nhược điểm: giao lưu một chiều với các nước XHCN cùng với nền kinh tế bao
cấp  đơn điệu, bảo thủ khi tiếp nhận cái mới

1975 đất nước thống nhất, sự phát triển của xh VN qui về một hướng thống nhất
– Thuận lợi của văn hoá truyền thống
o Tinh thần đoàn kết cộng đồng
o Tinh thần tự lập, cần cù sáng tạo trong lao động
o Tính tôn ti, nề nếp, hoà hiếu
o Ứng xử mềm dẻo linh hoạt: có sự thuận lợi nhất định trong nền kt thị trường
– Khó khăn
o Thói quen làm ăn sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp
o Tư tưởng gia đình chủ nghĩa, xuề xoà đại khái ý lại
o Tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thói đố kị, cào bằng
o Ý thức pháp luật không cao
o Bệnh tuỳ tiện, vô nguyên tắc, tác phong đủng đỉnh giờ dây thun của văn hoá
gốc nông nghiệp
Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
19

20

Tích cực:
o Về vh vật chất: Gia tăng mức sống của người dân
o Về vh tinh thần: có điều kiện hưởng thủ các sản phẩm đa dạng của nhân loại
– Tiêu cực:
o Làm xói mòn những giá trị truyền thống (quan niệm, lối sống, chuẩn mực…)
do sự nhập của phương Tây “Ngày mai chẳng biết ra sao nữa, mà có ra sao
cũng chẳng sao)
o Lối sống đô thị đề cao quá vai trò cá nhân  suy giảm tính cộng đồng, trọng
tình
o Con người ít có thời gian quan tâm đến nhau  quan hệ gia đình lòng lẻo
dần
o Lối sống thực dụng, ăn chơi sa đoạ, bạo lực, để ra nhiều loại tội phạm xã hội
o Tạo ra sự phân hoá torng tư duy, lối sống, cách ứng xử giữa các vùng miền,
tầng lớp dân cư, thế hệ
o Công nghiệp phát triển làm mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường
sống

– Xem thêm –