Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mục lục bài viết
Kinh nghiệm làm việc
09-03-2020
Mỗi một doanh nghiệp đều cần có một văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa trong doanh nghiệp được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Vậy tại sao chúng ta cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?” Năm 1952 hai nhà nhân chủng học L.Kroeber và Kluckhohn đã liệt kê được 164 khái niệm khác nhau về văn hóa. Có nhà nghiên cứu sau một thời gian dài nghiên cứu thì đưa ra kết luận: ngay cả định nghĩa về văn hóa cũng phụ thuộc vào văn hóa. Và tất nhiên đến nay thì định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp chắc chắn còn nhiều hơn thế. Có một vài cách định nghĩa văn hóa doanh nghiệp như sau:
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold KA.)
- Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
- Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A.Dobson, P. & Walters, M.)
Xem thêm thông tin việc làm tại Thanh Khê, Đà Nẵng
Vì sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn, ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu. Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Tác dụng của VHDN thể hiện:
Tạo động lực làm việc
VHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. VHDN còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. VHDN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
Điều phối và kiểm soát
VHDN điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
Giảm xung đột
VHDN là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
Lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
Mặt khác xây dựng VHDN còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. VHDN chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Liên Chiểu, Đà Nẵng
Với những chia sẻ của Sieunhanh.com về tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiêp có thể thẩy văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị về tinh thần, được biểu hiện từ những yếu tố bề nổi như trang phục công ty, không gian làm việc, lời ăn tiếng nói… đến những yếu tố ngầm định như quy tắc ứng xử, thái độ, niềm tin, tầm nhìn doanh nghiệp… Công ty có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng không những gắn kết con người trong công ty một cách dễ dàng, mà còn giúp công việc vận hành trơn tru hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh lớn với các đối thủ trên thị trường.