Tâm lý người mang tính xã hội, lịch sử. Giải thích và cho ví dụ. – Self Healin

Tại sao nói tâm lý người mang tính xã hội, lịch sử

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã hội). Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Các mối quan hệ xã hội thế nào thì tâm lý con người sẽ như vậy.

Ví dụ: Một xã hội luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và luôn hướng con người đến sự hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đó. Nếu một người sống trong xã hội đó thì tâm lý của người đó cũng phát triển theo quy luật của xã hội đó.

Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong môi quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và điều chủ yêu là một thực thể xã hội. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, tâm lý của con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.

Ví dụ: Một người khi có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp nhưng khi bị buộc phải làm việc nhóm. Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau thời gian làm việc và tiếp xúc, người mà trước kia từng rất ngại giao tiếp thì giờ đã trở nên bạo dạn và nhanh nhẹn.

Nền văn hóa-xã hội thế nào thì TL sẽ thế đó. Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp.

Ví dụ: Người miền Bắc có tâm lý khác với người miền Nam.

Các kinh nghiệm lịch sử XH từ thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau ảnh hưởng tới tâm lý con người. Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Ví dụ: Trong một làng có truyền thống hiếu học, thì những đứa trẻ ở làng đó ngay từ nhỏ đã được tiếp thu truyền thống ấy qua sự giáo dục của cha mẹ, qua mối quan với mọi người. Từ đó những đứa trẻ này luôn có tâm lý phải học cho xứng đáng với truyền thống của làng.

Ví dụ:

“Trai khôn tìm vợ chợ đông
Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”

  • Một người có địa vị xã hội cao nhưng đi học cao học thì sẽ mang TL của người đi học như việc gọi mộ giảng viên có địa vị thấp hơn mình bằng cô, TL nhút nhát khi phát biểu …

  • Việc coi giới tính thứ 3 ở phương tây cởi mở hơn ở phương đông.

  • Được cha mẹ truyền lại như cách ăn bốc ở Ấn Độ còn cách ăn đũa ở Việt Nam.

  • Hồi xưa phải ăn khoai thay cơm => TL có nhu cầu cần ăn no mặc ấm. Còn bây giờ đã đủ ăn, đủ mặc => TL có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp

Tâm lý người giữ vai trò định hướng, điều chỉnh, giúp con người thích nghi với môi trường sống.

                                      “Muốn ăn thì lăn vào bếp”

Nghiên cứu tâm lý người thông qua việc quan sát, đối thoại, lời ăn tiếng nói.  

                                       “Mua cá thì phải xem mang
                                    Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai”.
                                    “ Chim khôn hót tiếng rảnh rang
                                    Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”.