Tập hợp những mẫu bày mâm ngũ quả đẹp nhất Tết Tân Sửu 2021 cả 3 miền
Mục lục bài viết
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Dễ dàng nhận ra mâm ngũ quả miền Bắc bởi có 2 loại quả đặc trưng là chuối và quýt. Người miền Bắc chuộng hoa quả này nhưng người miền Nam lại kiêng bởi từ “chuối” đọc nhịu thành “chuồi” nghĩa là trơn trượt. Quả quýt được hiểu thành “quýt làm cam chịu”, dễ phải gánh tội thay người khác, không may mắn.
Ngũ quả là 5 màu quả tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin). Quan niệm này được nhắc nhiều trong kinh Vu Lan bồn hay còn gọi là Vu lan báo hiếu (Ullambana Sutra).
Trong quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, thì mâm ngũ quả thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. 5 hành trên được coi là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Khi có đủ các hành nghĩa là cuộc sống sẽ được cân bằng, no đủ.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Người miền Trung không cầu kỳ trong bày mâm ngũ quả. Quan niệm của người miền Trung có gì thờ đấy theo sản vật của địa phương.
Đặc trưng mâm ngũ quả miền Trung: Dứa đặt cao nhất, bao quanh là xoài, thanh long và táo, nho đặt dải ngang và quýt bày xung quanh.
Mâm ngũ quả miền Nam
Nếu người miền Bắc chuộng chuối, thì người miền Nam lại kỵ. Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” với ước mong năm mới đủ đầy, sung túc.
5 loại quả thường dùng: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Theo Báo Giao thông