Tất tần tật về khu công nghiệp tập trung (Mới nhất)
Chưa có đánh giá nào ( Đánh giá của bạn )
Khu công nghiệp tập trung đang trở thành môi trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Mô hình này đang phát huy hiệu quả khả năng thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là FDI.
Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, khu công nghiệp tập trung đã và đang là mấu chốt tạo nên sự đột phá về kinh tế và liên kết phát triển bền vững giữa các doanh nghiệp. Đây có thể xem là mô hình có sức hút đầu tư ổn định và khả năng chống chọi tốt với các khủng hoảng kinh tế – xã hội.
Tại Việt Nam, khu công nghiệp tập trung đã đóng góp ổn định nền kinh tế trong những năm cuối thế kỷ 20, khi đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1997 và 1998 có sự giảm sút rõ rệt (1998 thu hút được 4,4 tỷ USD, bằng 57 so với năm 1997).
Bên cạnh các chính sách phát triển khu công nghiệp tại từng địa phương, giữa các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ trên một vùng có điều kiện kết nối thuận lợi, đang xây dựng mối liên kết với nhau để tạo thành một liên hoàn nhằm hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất – kinh doanh.
Để hiểu hơn về mô hình tổ chức này, dưới đây sẽ là những nội dung cần biết:
Mục lục bài viết
Khu công nghiệp tập trung là gì?
Khu công nghiệp tập trung là khu vực có ranh giới nhất định, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong đó, một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội … để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài ) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các Doanh Nghiệp công nghiệp và các Doanh Nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh.
Ngoài ra, khu công nghiệp tập trung còn được hiểu là một hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý.
Chính phủ hoặc Thủ Tướng chính phủ là đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập khu công nghiệp tập trung. Trong đó, việc phân bố khu công nghiệp tập trung phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Quy mô khu công nghiệp tập trung và quy mô doanh nghiệp phải phù hợp với công nghệ gắn kết với kết cấu hạ tầng
- Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, hiệu quả có đất để mở rộng và nếu có thể liên kết hình thành các cụm công nghiệp
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng đủ hấp dẫn các nhà đầu tư, quản lý và điều hành nhanh nhạy ít đầu mối
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cả về số lượng lẫn chất lượng với chi phí
Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung
Dựa trên những yêu cầu về điều kiện hình thành khu công nghiệp tập trung và các quy định trong quá trình hoạt động. Các khu công nghiệp tập trung sẽ có chung một số đặc điểm sau đây:
Vị trí địa lý thuận lợi, không có dân cư sinh sống:
- Có ranh giới rõ ràng
- Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao
- Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu
- Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước
- Quy mô: Diện tích từ 50 ha trở lên
Ưu điểm nổi trội của khu công nghiệp tập trung
So với các khu công nghiệp độc lập, sức mạnh từ việc liên kết số đông đang mang lại nhiều lợi thế và hiệu quả rõ rệt. Điển hình như:
- Giảm bớt chi phí trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiện phát triển theo một quy hoạch thống nhất kết hợp phát triển ngành và phát triển lãnh thổ nhờ dùng chung các công trình hạ tầng.
- Dễ dàng hơn trong việc xử lý rác thải công nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Thuận lợi kết hợp tác với nhau trao đổi công nghệ mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh
- Thủ tục hành chính đang được giảm thiểu một cách tối đa thông qua cơ chế “Một cửa”
- …
So sánh điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung
Điểm giống cơ bản giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung đều là các hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến công nghiệp. Hiệu quả kinh doanh sẽ đóng góp trực tiếp vào kinh tế công nghiệp.
Sự khác biệt giữa 02 hình thức này được thể hiện thông qua các yếu tố sau đây:
– Điểm công nghiệp:
- Chỉ bao gồm một vài xí nghiệp được phân bố lẻ tẻ, phân tán
- Không có ranh giới rõ ràng, nằm cùng với một điểm dân dư
- Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh
- Được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thôn xã, thành phố nhằm khai thác nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn lao động tại chỗ
- Đất khu công nghiệp thuộc dạng quy mô nhỏ
– Khu công nghiệp tập trung:
- Bao gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác với nhau
- Được phát triển trên một khu đất có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sông
- Giữa các xí nghiệp có sự liên kết chặt chẽ với nhau, quy mô KCN tập trung và quy mô doanh nghiệp phải phù hợp với công nghệ gắn kết với kết cấu hạ tầng
- Là một hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý.
- Quy mô lớn, từ 50ha đến hàng trăm ha
Theo quy định của nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ ban hành, những Doanh Nghiệp được phép thành lập trong KCN tập trung phải đáp ứng được các điều kiện phù hợp với quy hoạch về ngành nghề tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm, đảm bảo môi trường môi sinh và an toàn lao động.
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Xây Dựng, Bộ Khoa Học – Công nghệ và Môi Trường, Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại, Ban Tổ Chức Chính Phủ, Ban Quản Lý khu công nghiệp Việt Nam và các tỉnh, thành phố nơi có khu công nghiệp sẽ là tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp tập trung.