Tất tần tật về màn hình OLED và so sánh màn OLED với các loại màn LCD, AMOLED
Màn hình OLED là một thuật ngữ mà hiện nay có thể gặp ở khắp mọi nơi như trong các trung tâm thương mại hay những cửa hàng bán sản phẩm công nghệ. Khi bạn muốn mua một chiếc tivi mới, hoặc một chiếc máy tính xách tay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thuật ngữ này.
Vậy màn hình OLED là gì? Liệu có khác biệt gì so với các màn hình khác như LCD hay AMOLED không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những thắc mắc đó.
Mục lục bài viết
1. Màn hình OLED là gì?
OLED là từ viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Diode, có nghĩa là “Diot phát sáng hữu cơ”. Công nghệ của màn hình OLED cho phép màn hình phát sáng bằng cách đặt các màng mỏng hữu cơ cố định giữa hai đầu vật liệu bán dẫn.
Xem thêm: Màn hình LTPO là gì? Tổng hợp các mẫu smartphone sử dụng màn LTPO trên thị trường
Một khi có dòng điện chạy qua màn hình, lớp điện phát quang bằng vật liệu bán dẫn cho phép màn hình phát sáng. Màn hình OLED là một trong những công nghệ màn hình mới hiện nay nhận được sự đánh giá cao của những nhà chuyên môn và chiếm được ưu ái của người dùng về giá cả cũng như tính năng sử dụng.
Màn hình OLED là một trong những công nghệ màn hình mới hiện nay
2. Cấu tạo chính màn hình OLED
Màn hình OLED có cấu tạo gồm 6 phần chính, bao gồm:
-
Tấm nền: thường được cấu tạo bằng những vật liệu đơn giản như nhựa hay thủy tinh, có tác dụng như một chiếc giá đỡ, chống đỡ cho OLED.
-
Anode: được làm từ Indium Tin Oxide, thúc đẩy cho việc tạo lỗ trống mang điện tích dương ở lớp dẫn xảy ra nhanh hơn.
-
Các lớp hữu cơ: được cấu thành từ polymer hoặc các phân tử hữu cơ.
-
Lớp dẫn: được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo, có nhiệm vụ truyền tải cho các lỗ trống được tạo ra từ Anode. Loại polymer được dùng trong lớp dẫn tên là Polyaniline.
-
Lớp phát sáng: cũng như lớp dẫn, lớp phát sáng cũng được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo, nhưng có nhiệm vụ truyền tải các electron từ Cathode. Loại polymer được dùng trong lớp phát sáng tên là Polyfluorene.
-
Cathode: thường được làm từ Bari hoặc Canxi, tuy nhiên phải phủ thêm một lớp nhôm vì Bari hoặc Canxi có tính năng làm việc hơi thấp, dễ xảy ra phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các lớp tiếp giáp của OLED trong màn hình OLED. Khi thiết bị có dòng điện chạy qua, các Cathode có nhiệm vụ tạo ra các electron.
Màn hình OLED có cấu tạo gồm 6 phần chính
3. Ưu và nhược điểm của màn hình OLED
3.1. Ưu điểm
Xét về khía cạnh hiển thị:
Màn hình OLED với thiết kế sang trọng và đẳng cấp cho phép hiển thị hình ảnh tương phản sống động, màu sắc rõ nét, phá vỡ giới hạn về kiểu dáng màn hình trước đây. Từ đó mang đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng từ những thước phim, hình ảnh vô cùng cuốn hút với góc nhìn siêu rộng rãi mà chưa có một loại công nghệ màn hình nào khác đem lại.
Xem thêm: FPS là gì? Các yếu tố quan trọng để FPS ổn định và hiển thị sắc nét khi chơi game
Xét về mặt chế tạo:
Công nghệ OLED cho phép những nhà thiết kế tạo ra những màn hình OLED có kích thước lớn hơn nhiều so với LCD hay LED, nhưng lại mỏng nhẹ và tiết kiệm điện năng sử dụng hơn.
3.2. Nhược điểm
Màn hình OLED ngoài những những ưu điểm vượt trội ra, chúng cũng có những nhược điểm nhất định như giá thành cao hay độ rủi ro không nhỏ khi tiếp xúc với môi trường ẩm thấp. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi quyết định nâng cấp lên màn hình OLED nhé.
Xem thêm: Frame Rate là gì? Ý nghĩa chính của Frame Rate mà bạn chưa biết
4. Ứng dụng của màn OLED trong đời sống
Màn OLED với những tính năng vượt trội của mình được rất nhiều hãng công nghệ lớn như LG, Samsung, Sony… sử dụng tích hợp các chức năng tuyệt vời của nó vào các thiết kế trình chiếu như tivi, điện thoại hay máy tính thông minh.
Nhờ hiệu quả mang lại hình ảnh sắc nét, chân thực so với các thiết kế công nghệ trước đây, màn hình OLED hứa hẹn sẽ thay thế màn hình LCD trong tương lai không xa.
Màn hình OLED được ứng dụng trên điện thoại Galaxy Note 8
5. So sánh màn OLED với các loại màn LCD, AMOLED
Đặc điểm so sánh
OLED
LCD
AMOLED
Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện chạy qua, các tấm nền diode hữu cơ được sử dụng làm màn hình phát sáng
Ánh sáng đèn nền phát quang và những hạt tinh thể lỏng gián tiếp làm lớp LCD phát sáng
Dùng hệ thống điều khiển Active Matrix hoặc ma trận chủ động để làm màn hình phát sáng
Độ dày
Mỏng
Dày
Siêu mỏng
Độ sâu màu đen
Hiển thị màu đen sâu
Có hiện tượng hở sáng
Hiển thị màu đen sâu
Góc nhìn
Màu sắc vẫn giữ nguyên độ sắc nét và tinh xảo khi nhìn từ góc nghiêng nhỏ hơn 40 độ
Màu sắc thay đổi khi thay đổi góc nhìn
Góc nhìn siêu rộng, rộng nhất trong ba loại kể trên, dù góc nhìn rộng nhưng vẫn giữ nguyên độ sắc nét trong từng hình ảnh hiển thị
Màu sắc hiển thị
Màu sắc sặc sỡ, cuốn hút hơn màu thật
Màu sắc hiển thị giống với màu của vật thể thật
Gam màu rực rỡ, đa dạng, lôi cuốn trong từng đường nét
Tuổi thọ
Từ 20,000 giờ tới 50,000 giờ
Từ 40,000 giờ tới 100,000 giờ
Khoảng vài năm
Lượng điện tiêu thụ
Ít
Nhiều
Ít ở mức tối đa
Giá thành
Tương đối cao
Trung bình
Cao
Bảng so sánh màn OLED với các loại màn LCD, AMOLED
6. Thương hiệu nổi tiếng nào sử dụng màn hình OLED?
6.1. Tivi OLED
Là tivi sử dụng màn hình OLED có các tấm nền diode hữu cơ phát quang, mỗi điểm ảnh trên màn hình sẽ tự phát sáng bật tắt theo sự chuyển động của các dòng điện chạy qua mà không cần tới sự trợ giúp của đèn.
Các thương hiệu nổi tiếng sử dụng công nghệ OLED trong việc thiết kế màn hình phải kể đến như LG, Sony, Panasonic, vv… Trong đó, LG hiện đang là nhà cung cấp tấm nền OLED lớn nhất Thế giới với hơn 73% tổng lượng sản phẩm.
Tivi màn hình OLED
6.2. Máy tính xách tay OLED
Nếu đã nhắc đến tivi OLED, không thể không nhắc đến máy tính xách tay với thiết kế là màn hình OLED. Nhờ các hiệu quả vượt trội về hình ảnh mà màn hình OLED mang lại, máy tính xách tay OLED sẽ phù hợp với những người làm công việc liên quan đến máy tính. Đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế hình ảnh… hoặc là những người yêu thích các trò chơi có thiết kế đồ họa cao.
Máy tính xách tay OLED
6.3. Điện thoại
Ngoài tivi OLED, máy tính xách tay OLED thì điện thoại được lắp đặt màn hình OLED sẽ là một trong những thiết kế đáng quan tâm trên thị trường.
Một chiếc smartphone tích hợp những công nghệ đỉnh cao sẽ còn tuyệt vời hơn khi được trang bị thêm màn hình OLED. Với công dụng tăng khả năng hiển thị hình ảnh sắc nét, mang lại những khung hình hoàn hảo, smartphone OLED sẽ giúp bạn trải nghiệm công nghệ độc đáo một cách trọn vẹn hơn.
Tham khảo thêm các dòng điện thại iPhone:
Điện thoại được lắp đặt màn hình OLED
Giờ đây, không cần phải tốn một khoản chi phí lớn mới có thể giúp bạn thưởng thức được những thước phim sống động, mà mọi thứ đã trở nên cực kỳ dễ dàng trong tầm tay chỉ với một chiếc điện thoại màn hình OLED.
7. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin về màn hình OLED cũng như sự tối ưu của nó so với các dòng màn hình khác. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đưa ra lựa chọn khi cần mua tivi OLED, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh một cách dễ dàng hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Đừng quên đồng hành và theo dõi cùng Thế Giới Máy Cũ để cập nhật những tin tức, so sánh, đánh giá, tư vấn, thủ thuật về công nghệ cùng các chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn được diễn ra trong thời gian tới, bạn nhé!