Tết Trung Thu qua những hình ảnh đẹp trên Google Doodle: Có cả thơ Nguyễn Du
Đối với người Việt Nam chúng ta, Tết Trung Thu là để đón mùa thu hoạch kết thúc và dành thời gian quý báu sum vầy bên gia đình.
Trong lễ hội, các gia đình sẽ làm lễ cúng Thổ địa, còn trẻ em thì mang theo những chiếc đèn lồng hình cá chép/ông sao đi chơi khắp xóm, chờ Trăng lên rồi phá cỗ trong không khí rộn ràng, vui tươi.
Vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, trên trang chủ Google Việt Nam sẽ xuất hiện các hình ảnh Doodle mang nhiều ý nghĩa nhằm kỷ niệm Lễ hội Trung Thu đặc sắc nhất năm. Hãy cùng thưởng thức những hình ảnh đầy tươi vui cùng thông điệp mà Google muốn gửi gắm qua các năm gần đây:
1. Năm 2021
Hình ảnh Doodle kỷ niệm Tết Trung Thu tại Việt Nam cho thấy hình ảnh Trăng tròn và sáng nhất trong năm. Lồng ghép với Trăng tròn là đèn lồng ông sao và chú cá chép ngộ nghĩnh.
Nhiều người lớn cho rằng Tết Trung Thu là tết của thiếu nhi và họ dành nhiều thời gian bên gia đình, con cái để chờ Trăng lên và phá cỗ.
Trong dịp này, nhiều con phố, ngõ nhỏ sẽ xuất hiện những đoàn vũ công múa lân, gõ trống rộn ràng cùng tụi nhỏ rước đèn lồng cá chép hoặc ông sao đi khắp phố.
Khi Trăng tỏ sáng, các em nhỏ sẽ được phá cỗ cùng bánh Trung Thu (món ăn đặc trưng cho ngày Tết này) cùng các loại bánh kẹo, hoa quả như bưởi, nhãn, hồng…
Đối với các em nhỏ, Tết Trung Thu là một trong những dịp tết vui vẻ, hạnh phúc nhất trong năm, đó là kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất trong lòng các em.
2. Năm 2020
Doodle kỷ niệm Tết Trung Thu của Việt Nam vào ngày 15/8 (theo âm lịch) – một ngày lễ hàng năm được tổ chức vào ngày Trăng tròn đầu tiên sau tiết Thu phân.
Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, Tết Trung Thu là dịp lễ hội để ngắm nhìn bầu trời đêm trong vắt dưới ánh Trăng và ăn mừng vụ mùa trong năm.
Tết Trung Thu còn được gọi là Tết thiếu nhi, lễ hội được rất nhiều bạn nhỏ Việt Nam háo hức mong đợi và hào hứng rước những chiếc đèn lồng đỏ, hình ngôi sao/cá chép và thưởng thức món ăn đặc trưng của ngày lễ: Bánh Trung Thu.
Những chiếc bánh nhỏ này có vô số loại, từ ngọt đến mặn. Bạn có thể tìm thấy một lòng đỏ trứng muối trong nhân bánh, đây là hình ảnh tượng trưng cho mặt Trăng tròn sáng trong ngày lễ này.
3. Năm 2019
“Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, lúc chờ Trăng lên”
Đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820), trích “Truyện Kiều”
Google Doodle đã tinh tế lồng ghép áng thơ lãng mạn của Đại thi hào Nguyễn Du cùng hình ảnh Doodle tuyệt đẹp và đầy ý nghĩa trong ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam năm 2019.
Đó là hình ảnh các em thiếu nhi rước đèn ông sao, cá chép dưới ánh Trăng tròn đêm rằm ngày 15/8 âm lịch.
Không có Tết Trung Thu nào là hoàn chỉnh nếu không có bánh Trung Thu, bánh nướng và bánh dẻo. Các loại bánh này được bán ở khắp mọi nơi với đủ loại hương vị từ mặn – thịt lợn/gà quay, xá xíu, trứng; đến ngọt – nhân đậu đỏ, trái cây, các loại hạt, thậm chí cả sô cô la.
Bánh nướng, bánh dẻo thường có hình tròn như mặt Trăng tròn, hình dạng thể hiện quan niệm sum họp của gia đình; hoặc hình vuông.
Khi dùng chung một chiếc bánh Trung Thu sau bữa ăn gia đình truyền thống, thì bánh phải được cắt thành nhiều phần bằng nhau – thể hiện sự sẻ chia, sum vầy. Đôi khi một hoặc hai phần sẽ được để dành cho những người thân yêu vắng nhà thưởng thức khi họ trở về nhà.
4. Năm 2018
Ngày nay, nhiều quốc gia Đông Á tổ chức Lễ hội Trung Thu, đúng vào thời điểm trăng tròng và sáng nhất trong năm – bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore.
Dưới nhiều tên gọi khác nhau, Lễ hội Trung Thu diễn ra vào ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Thu phân. Vị trí của Mặt Trăng rất quan trọng đối với nông nghiệp trồng lúa, và lễ hội Trung Thu được liên kết theo cách này với nông nghiệp.
Nói chung, Tết Trung Thu này là dịp các gia đình quây quần bên nhau để bày tỏ lòng biết ơn và ăn mừng tiết trời sang giữa Thu.
Tết Trung Thu được xem là một trong số những ngày lễ lớn nhất trong năm ở các quốc gia này.
5. Năm 2017
Đèn lồng ông sao, múa lân và bánh Trung Thu: Là những thứ truyền thống cốt lõi, không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung Thu về.
Vào ngày Trăng sáng nhất trong năm, nhiều hộ gia đình lập bàn thờ trên đó bày mâm cỗ cúng rằm. Trong mâm cỗ cúng gồm có hoa quả, bánh kẹo và dĩ nhiên không thể thiếu bánh Trung Thu với bánh nướng và bánh dẻo đủ vị.
Vào đêm này, nhiều em nhỏ cũng tìm kiếm một hình ảnh huyền diệu trên Mặt Trăng – hình ảnh chị Hằng, một nhân vật trong truyện dân gian Việt Nam, sống trên Cung Trăng và được nhiều em nhỏ yêu quý. Hôm nay cô ấy được vinh danh với những loại trái cây và bánh ngọt mà cô ấy yêu thích.
Ngoài đường, trẻ em ở mọi lứa tuổi tạo nên một sự náo động với tiếng trống và điệu múa rộn ràng.
Dù bạn ở nơi phương xa nào, hãy trở về đoàn viên bên gia đình để đón một mùa lễ hội gợi nhớ về miền tuổi thơ nhất trong năm.
6. Năm 2016
Trong truyện dân gian Việt Nam, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa ở trên Cung Trăng cũng được nhiều em nhỏ nhắc đến và thường ngắm nhìn Mặt Trăng để tìm kiếm.
Google Doodle đã tinh tế lồng ghép hình ảnh này trong đêm Trăng rằm tháng 8 âm lịch để kỷ niệm một trong những ngày Tết quan trọng nhất của Việt Nam.
7. Năm 2015
Hình ảnh Mặt Trăng sáng tỏ trong đêm Trung Thu đã trở thành hình ảnh khiến người xem mê mẩn trong nhiều thế kỷ. Mang trong mình huyền thoại và được khơi nguồn từ thơ ca, bài hát và điệu múa, Tết Trung thu của Việt Nam là một ngày tết của sự đoàn kết và những điều kỳ diệu của cuộc sống mong muốn về một vụ mùa bội thu.
Dưới đây là những hình ảnh Doodle về Tết Trung Thu mà trang chủ Google cho hiện diện ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản…
8. Năm 2014
9. Năm 2013
10. Năm 2011
11. Năm 2010
12. Năm 2009
13. Năm 2008
14. Năm 2007
15. Năm 2006
16. Năm 2005
Chúc bạn và gia đình một Tết Trung Thu 2022 ấm cúng bên gia đình!
Nhiều nguồn từ: Google Doodle
Theo
Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
http://ttvn.toquoc.vn/tet-trung-thu-qua-nhung-hinh-anh-dep-tren-google-doodle-co-ca-tho-nguyen-du-20220818110913454.htm