Tết hàn thực mùng 3 tháng 3 là ngày gì? Cách cúng và văn khấn
17:10 – 12/04/2021
Ý nghĩa Tết Hàn thực ngày 3 tháng 3 là gì, sự tích Tết Hàn thực, lễ cúng bánh trôi bánh chay thế nào, cách cúng và văn khấn cho đúng.
Cùng ancu.me tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục truyền thống Tết Hàn thực cúng gì chi tiết trong bài sau:
Mục lục bài viết
Tết Hàn thực là ngày nào?
Tết Hàn thực là ngày gì?
Tết Hàn thực là một ngày tết diễn ra và ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Bởi vậy Tết Hàn thực còn được gọi là tết mùng 3 tháng 3. Do đó, ngày 3 tháng 3 âm lịch là ngày gì hay 3/3 là ngày gì? Đó chính là ngày Tết Hàn thực Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia châu Á, cộng đồng người gốc Hoa.
Tết Hàn thực còn gọi là Tết mùng 3 3 có nghĩa là “thức ăn lạnh” được xem là ngày tết truyền thống nhằm tưởng nhớ tới công ơn của ông bà, tổ tiên tiền đời.
Những điều cần biết về tết hành thực bánh trôi, bánh chay hàng năm
Tết Hàn thực 2021 là ngày nào?
Tết Hàn thực năm 2021 sẽ là ngày mùng 3 tháng 3 năm 2021 âm lịch, tức là vào thứ 4 ngày 14/4/2021 dương lịch. Với một ngày Tết Hàn thực ý nghĩa và diễn ra vào ngày cuối tuần có lẽ đây là thời điểm thích hợp để người dân có thể chuẩn bị đầy đủ lễ cúng Tết Hàn thực nhất.
Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh?
Hiện nay ngày lễ Tết Hàn thực 3/3 có rất nhiều người nhầm lẫn là ngày Tiết – Tết Thanh minh bởi có khoảng thời gian gần trùng nhau. Thực tế Tết Hàn thực và ngày Tết Thanh minh là hoàn toàn khác nhau.
Bởi Tết Hàn thực là ngày tết diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Nhưng ngày Tết Thanh minh là không cố định mà phụ thuộc vào tiết khí hàng năm. Tiết Thanh minh sẽ tiết báo hiệu xuân qua và hết mưa bụi bắt đầu trời quang sáng sủa là là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí trong một năm nên được xem là một lễ tiết. Cách tính ngày Tiết Thanh Minh là sau 60 ngày cửa tiết Lập xuân và 105 ngày sau tiết Đông chí. Và ngày đầu tiên của Tiết gọi là Tết Thanh minh.
Do đó tìm hiểu Tết Hàn thực và Tết Thanh minh cho thấy là hai ngày khác nhau và ý nghĩa cũng khác nhau. Thường trong dịp Tết Thanh minh sẽ ăn uống và đi tảo mộ, con cháu nhận mặt họ hàng. Còn Tết Hàn thực chỉ làm lễ cúng Tại gia tiên tại nhà với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về
Tết Nguyên tiêu là gì trên ancu.me.
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn thực Việt Nam
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Hàn thực
Ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng ngày là ngày có ý nghĩa nhân văn, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và có truyền thống lâu đời cũng. Phong tục Tết Hàn thực cửa Việt nam được bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa là gì?
Nguồn gốc của Tết Hàn thực
Tết Hàn thực là ngày tết truyền thống lâu đời cổ truyền của văn hóa người Việt nhưng không phải ai cũng biết được ngày Tết Hàn thực bắt nguồn từ đâu. Theo quan niệm xưa nay Tết Hàn thực nguồn gốc có từ Trung Quốc từ những năm trước công nguyên.
Sự tích Tết Hàn thực hay sự tích tết bánh trôi bánh chay giải thức về Tết Hàn thực và nguồn gốc như sau:
Vào thời Xuân Thu (770 – 476 TCN), vua Tấn Văn Công gặp nạn phải bỏ nước lưu vong hôm nay ở nước Tề, bữa mai ở nước Sở. Lúc này có một hiền sỹ là Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công và hiến kế giúp ông trị nước. Một ngày, trên đường lánh nạn thì nhà vua cạn lương thực mà giữa chốn không người nên Giới Tử Thôi bèn lén xẻo một miếng thịt đùi của mình nấu lên dâng vua. Khi vua ăn xong thì mới biết đây là thịt đùi của Giới Tử Thôi nên vô cùng cảm kích.
Sau này Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm gian khổ và về sau khi vưa Tấn Văn Công thành công khi giành lại được ngai vàng thì phong thưởng cho mọi người rất hậu hĩnh cho người có công tòng vong. Tuy nhiên ông lại quên mất sự hi sinh của Giới Tử Thôi. Nhưng Giới Tử Thôi cũng không hề có chút oán giận gì mà nghĩ đó là việc phải làm, không đáng công lao và về nhà đưa mẹ đi ở ẩn ở núi Điền Sơn.
Một thời gian sau vua Tấn Văn Công nhớ ra công lao của Giới Tử Thôi và cho người tìm nhưng ông không không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Lúc này vua Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng để ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông không chịu ra và 2 mẹ con chết cháy.
Sau khi sự việc không may xảy ra vua thương xót và lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm. Từ đó về sau, dân chúng khắp nơi lấy ngày 3 ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Tết Hàn thực và không đốt lửa, ăn đồ lạnh để tưởng niệm người đã khuất Giới Tử Khôi.
Câu truyền về Tết Hàn thực và nguồn gốc cho thấy lý do vì sao trong ngày Tết Hàn thực 3/3 thì người Trung Quốc kiêng đốt lửa và ăn đồ lạnh.
Ý nghĩa của Tết Hàn thực của Việt Nam
Ý nghĩa của Tết Hàn thực
Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì nó lại có ý nghĩa khác. Ý nghĩa Tết Hàn thực 3/3 ở Việt Nam không diễn ra trong 3 ngày mà chỉ là trong một ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm và cũng không hề có tục lệ kiêng lửa.
Vậy Tết Hàn thực có ý nghĩa gì? Ngày Tết Hàn thực của Việt Nam chỉ vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch không liên quan tới việc tưởng nhớ Giới Tử Khôi mà được hướng tới ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên cội nguồn. Và vào ngày Tết Hàn thực Việt Nam vấn nổi lửa bình thường ăn đồ nóng, chỉ cúng đồ chay với 2 món bánh truyền thống là bánh trôi và bánh chay Tết Hàn thực chứ không cúng đồ mặn.
Ngoài ra, có quan niệm cho rằng bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn thực có từ thời Hùng Vương với ý nghĩa tượng trưng cho cội của người việt. Bánh Chay, bánh trôi là biểu tượng cho sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ và Lạc Long Quân: bánh trôi là “năm mươi lên non”, còn bánh chay là “năm mươi xuống biển”.
Vì vậy ý nghĩa ngày Tết Hàn thực của người Việt đó là với ý nghĩa nguồn gốc, cội nguồn, cho ngày Tết Hàn thực thường được chọn là ngày cúng tổ tiên, chuẩn bị mâm lễ khấn cúng hàn thực, thậm chí có nơi tổ chức tảo mộ người thân, anh em quây quần đoàn kết bên nhau.
Lễ cúng Tết Hàn thực gồm những gì?
Tết Hàn thực nên cúng gì? Thắp hương Tết Hàn thực gồm những gì? Tết Hàn thực cần chuẩn bị những gì? Đây là những thắc mắc mà nhiều người muốn tìm hiểu để chuẩn bị sắm lễ cúng Tết Hàn thực đủ đầy. Vậy sắm lễ cúng Tết Hàn thực cần những gì, bạn có thể tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này tại đây:
Sắm lễ cúng Tết Hàn thực cần chuẩn bị những gì?
Bánh chay, bánh trôi Tết Hàn thực
Tại sao Tết Hàn thực lại ăn bánh trôi và bánh chay?
Ngày Tết Hàn thực với ý nghĩa là đồ ăn lạnh cho nên thực chất có thể hiểu Tết Hàn thực là tết đồ ăn nguội lành. Vì vậy mà các món ăn ngày Tết Hàn thực không được nóng mà phải là đồ lạnh. Trong đó trong truyền thống Tết Hàn thực của Việt Nam thì ngày này là tết bánh trôi bánh chay bởi đây là ngày mà món bánh trôi bánh chay sẽ được làm để dâng lên mâm cỗ cúng tết.
Thêm vào đó, về mặt thời tiết thì thường bắt đầu từ đầu tháng 3 hàng năm khi mà thời tiết nóng dần lên để chuyển tiết mùa hè nên để đánh dấu thời điểm này vào ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch hàng năm thường làm Tết Hàn thực với bánh trôi và bánh chay để cúng tổ tiên, đất trời
Vì vậy nhiều người vấn thường hỏi ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu? Bởi loại bánh này là không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Hàn thực.
Sắm mâm cúng Tết Hàn thực bánh trôi bánh chay
Bánh ngày Tết Hàn thực truyền thống của người Việt Nam gồm có 2 món dùng để cúng tổ tiên và Phật nếu có thờ đó là bánh trôi và bánh chay.
– Bánh trôi Tết Hàn thực: là bánh làm từ bột gạo nếp trong nhân đường đỏ và được luộc với nước sôi tới khi chín bánh nổi lên. Bánh được nặn nhỏ hơn so với bánh chay.
Mâm cỗ cúng không thể thiếu món bánh trôi Tết Hàn thực
– Bánh chay Tết Hàn thực là bánh: là bánh làm từ bột gạo nếp trong nhân đỗ xanh nhuyễn và được luộc với nước sôi tới khi chín bánh nổi lên. Dùng nước luộc thêm đường và cho thêm chút vừng lạc vào nước, rắc dừa sợ lên trên. Hình dạng bánh thường to hơn bánh trôi và thường được gọi là chè Tết Hàn thực.
Bánh chay Tết Hàn thực không thể thiếu trong mâm lễ
Cả 2 loại bánh ngày Tết Hàn thực này chỉ khác nhau về nhân bánh và kích cỡ, hình dạng và cách dùng một chút. Nhưng cơ bản đều được mà từ nguyên liệu bột gạo nếp thêm nhân đường hoặc nhân đỗ xanh.
Làm Tết Hàn thực với mâm lễ bánh trôi bánh chay cần lưu ý người ta thường chuẩn bị đặt lên mâm, 3, 5 đĩa bánh trôi và 3 đến 5 bát bánh chay. Chú ý là số lẻ với ý nghĩa tăng năng lượng dương, cầu mong có được điều tốt lành.
Hoa, trầu cau, hương trong ngày lễ hàn thực
Sắm lễ cúng Tết Hàn thực không thể thiếu hương, hoa và trầu cau bởi đây là truyền thống cũng lễ tổ tiên truyền thống. Hương để thắm và trầu cau với ý nghĩa miếng trầu là đầu câu chuyên. Còn hoa để biểu hiện lòng thành, mong muốn cuộc sống tốt đẹp.
Do đó , Tết Hàn thực thắp hương những gì thì chắc chắn sẽ cần có hương thơm, trầu cau tươi hoặc khô và đặc biệt là hoa tươi dâng lên bàn thờ.
Xem thêm: Cách cắm hoa cúng bàn thờ tổ tiên, loại hoa tối kỵ không nên chưng
Chuẩn bị hoa thắp hương ngày Tết Hàn thực ý nghĩa
Nước sạch
Nước sạch trong ngày lễ hàn thực hay trong bất cứ lễ cúng nào đều cần. Bởi nước là biểu hiện cho tâm của gia chủ vì thế mà việc chuẩn bị nước cúng Tết Hàn thực sẽ cần nhớ là nước sạch có thể là nước lã hoặc nước đun sôi nhưng không được cho thêm bất cứ thứ gì vào.
Nước là tâm nên nước phải trong thì tâm mới sáng. Đây là điểm cần lưu ý khi chuẩn bị nước trong các lễ cúng bao gồm cả Tết Hàn thực.
Mâm ngũ quả
Tết Hàn thực cúng gì đương nhiên ngoài bánh trôi, bánh chay, hoa tươi, hương, trầu cau và nước sạch thì việc chuẩn bị một mâm ngũ quả với 5 loại quả đơn giản với màu sắc theo ngũ hành cũng rất cần thiết.
Phụ thuộc vào loại hoa quả bạn có nhưng tốt nhất nên chọn theo màu ngũ quả nhưng không phải theo quy tắc mâm ngũ quả ngày tết mà mùa gì quả đó đại diện cho ngũ hành và tỏa lòng hiếu thuận với người quá cố.
Mâm ngũ quả tết hàn thực đơn giản
Trên đây là mâm cỗ cúng Tết Hàn thực nên chuẩn bị để có một chuẩn bị ngày Tết Hàn thực đủ đầy, ý nghĩa. Tuy nhiên đây là mâm cỗ cúng cơ bản, Tết Hàn thực không khuyến khích việc cúng bái linh đình, mâm cao cỗ đầy đặc biệt là đồ ăn mặn nên tránh. Ngày Tết Hàn thực ăn chay là tốt nhất và việc chuẩn bị lễ không nên cầu kỳ, khoa trương mà nên đơn giản có thể chỉ cần một đĩa hoa quả tươi để cũng nhưng thành tâm là cũng có một ngày lễ Tết Hàn thực ý nghĩa.
Cách cúng, bài văn khấn cúng Tết Hàn thực
Tết Hàn thực nên làm gì? Tết Hàn thực cúng thế nào cho đúng? Văn khấn ngày Tết Hàn thực như thế nào. Rất đơn giản Tết Hàn thực là để tưởng nhớ người đã mất nên gia chủ cần làm đó là cúng Tết Hàn thực chuẩn bị mâm cỗ tết và dâng thắp hương, khấn lạy thành tâm.
Cách cúng Tết Hàn thực đúng chuẩn
Cách cúng Tết Hàn thực ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm không quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản và thành tâm kính cẩn chuẩn bị lễ và đọc văn khấn lễ Tết Hàn thực. Thường ngày 3/3 âm lịch gia chủ sẽ làm Tết Hàn thực bằng cách chuẩn bị sắm mâm cỗ lễ Tết Hàn thực gồm có bánh trôi, bánh chay mỗi thứ 3 hoặc 5 bát, thêm vào đó hương hoa, trầu cau và nước là đủ lễ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ thì dâng lên bàn thờ.
Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng sạch sẽ, đứng trước bàn thờ trấp tay đọc bài cúng lễ Tết Hàn thực.
Cách cúng, văn khấn Tết Hàn thực đúng nghi lễ
Văn khấn Tết Hàn thực
Lưu ý đối với cách cúng Tết Hàn thực thì sẽ thực hiện ở bàn thời trong ngày. Nên sẽ đọc văn khấn Tết Hàn thực trong nhà không phải ở ngoài trời. Bài văn khấn cúng Tết Hàn thực theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
– Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Hôm nay là ngày…
Gặp tiết Hàn Thực, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa.
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giáng tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo”
Đối với lễ cũng ngày Tết Hàn thực nên cố gắng lựa chọn những món lễ vật tương, ngon và đầy đủ bánh trôi bánh chay, không quá cầu kỳ nhưng cũng nên tạo sự tôn nghiêm trong mâmlễ vật cũng như thực hiện nghi thực tâm linh với lòng thành kính nhất nhằm tỏa lòng biết ơn tới tổ tiên, giúp ngày lễ Tết Hàn thực ý nghĩa nhất.
Những kiêng kỵ Tết Hàn thực cần biết
Những kiêng kỵ trong Tết Hàn thực
Kiêng lửa trong ngày Tết Hàn thực
Kiêng kỵ vào ngày Tết Hàn thực không nhiều và trước đây kiêng kỵ quan trọng nhất là không nổi lửa. Đây là kiêng kỵ bắt nguồn trong ngày lễ Tết Hàn thực ở Trung Quốc. Quan niệm về Tết Hàn thực kiêng gì trước hết phải là kiêng lửa tức là mọi người không đốt lửa nấu thức ăn nóng mà cần chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội để đúng bản chất là ngày tết với đồ ăn lạnh.
Tuy nhiên hiện nay ngày Tết Hàn thực không còn kiêng lửa và dùng bánh trôi, bánh chay để dâng hương, tắm hương cúng với ý nghĩa đó là thức ăn nguội (hàn thực).
Kiêng ăn mặn trong ngày cúng Hàn thực
Tết Hàn thực ăn gì? Thắp hương Tết Hàn thực kiêng mâm cơm cúng tết có đồ mặn và trong ngày này mọi người cũng ăn chay, tránh sát sinh ăn đồ mặn. Vì vậy, Tết Hàn thực ăn chay được khuyến khích và do các món chay Tết Hàn thực giúp không sát sinh giúp linh hồn của người đã mất được dễ dàng siêu thoát hơn.
Ngày Tết 3/3 không nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc
Tết Hàn thực bánh trôi bánh chay là món lễ vật truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên cách làm bánh Tết Hàn thực này phải đảm bảo là món bánh trôi bánh chay trắng, không màu mè nhưng kiểu bánh ngũ sắc hiện nay thường thấy. Bánh ngày Tết Hàn thực truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường thể hiện sự tinh khiết, thanh tịnh.
Ngoài ra, văn hóa Tết Hàn thực ở Việt Nam ngoài ý nghĩa nhớ về cội nguồn tì bánh trôi bánh chay còn tôn vinh người phụ nữ Việt. Vì thế mà ngày bánh trôi bánh chay Tết Hàn thực dâng hương bánh nhiều màu sắc đẹp nhưng về nguyên gốc và ý nghĩa thì không còn đúng.
Kiêng cúng Tết Hàn thực linh đình
Phong tục ngày Tết Hàn thực đó là đồ ăn lạnh, đồ cúng người đã khuất cần sự thanh đạm,không quá cầu kỳ tốn kém. Vì vậy việc tổ chức linh đình mâm cao cỗ đầy là nên tránh mà chỉ cần mâm lễ đơn giản, thành tâm cúng lễ, làm điềm lành mà thôi.
Tết Hàn thực kiêng chuyển nhà
Việc chuyển nhà trong ngày Tết Hàn thực là kiêng kỵ vì được cho rằng sau khi người thân qua đời sẽ sẽ có vong linh của họ theo sát người thân còn ở chốn trần gian. Vì vậy mà việc di chuyển nhà vào ngày lễ Tết Hàn thực hay cả trong Tiết Thanh Minh khiến cho vong linh người mất bị xáo trộn, không tốt.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc Tết Hàn thực là ngày nào, Tết Hàn thực ngày bao nhiêu, Tết Hàn thực có nguồn gốc từ đâu, phong tục cúng lễ đầy đủ nhất giúp bạn và gia đình có một ngày cũng lễ Tết Hàn thực đúng nghĩa. Để nắm rõ hơn nhiều thông tin hữu ích về phong thủy nhà ở, mời bạn đọc tham khảo tại mục Phong thủy Việt Nam trên ancu.me.