Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày

Tham quan văn hóa các vùng miền nước Việt trong một ngày

Cách trung tâm TPHCM khoảng 50km, thuộc ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, “Một thoáng Việt Nam” là khu du lịch thể hiện đặc trưng không gian văn hóa các vùng miền nằm trọn trong diện tích hơn 22ha.

Nơi đây lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ văn hóa các vùng miền, tái hiện lại những di tích lịch sử vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang tính giáo dục văn hóa dân tộc cho các thế hệ sau. 

Từ công cụ của người dân Việt Nam xưa đến các vũ khí được dùng trong các trận chiến đấu với quân xâm lược đều được sưu tầm và phục dựng cẩn thận.

Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 1 Người Bắc Bộ xưa quan niệm rằng gia đình nào giàu có sẽ có cổng nhà đẹp và vững chãi Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 2

Giấy dó có thể lưu giữ được rất lâu nên thường được dùng để lưu giữ các tư liệu quan trọng, hay gia phả

Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 3 Các bức tranh đông hồ đều được sưu tầm và trưng bày cẩn thận, nhằm lưu giữ văn hóa tranh đông hồ cho các thế hệ trẻ Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 4 Các bức tranh họa tiết độc đáo hình rồng phượng thể hiện ý nghĩa tâm linh, phong thủy trong mỗi gia đình

Khu du lịch “Một thoáng Việt Nam” tái hiện những hiện vật, kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử của các vùng miền, thể hiện rõ nét nhất qua không gian nhà ở. Tại đây, du khách sẽ được tận mắt trông thấy các giá trị văn hóa từ những vật dụng nhỏ nhất trong nhà như cái tủ, cái cột nhà hay bộ bàn ghế, bàn thờ gia tiên,..

Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 5 Hình ảnh người Bắc Bộ thường gắn sinh hoạt cộng đồng dưới những gốc đa đầu làng Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 6 Trong nhà người Huế thường có các vật dụng bằng gỗ với họa tiết tinh tế Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 7 Để giữ nguyên bản, nhiều vật dụng trong nhà được sưu tầm và phục dựng lại nguyên mẫu các ngôi nhà cổ Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 8 Các vật dụng trong nhà của người Huế xưa đều được gia công tỉ mỉ bằng tay

Từ thiết kế cổng nhà, các bức tranh qua các triều đại, hình ảnh và các họa tiết làm bằng gỗ với nhiều họa tiết độc đáo, tinh tế.

Riêng đối với nhà Nam Bộ, được gia công và dựng lại trên các vật dụng hết sức độc đáo, thể hiện nét văn hóa đặc trưng khi nguyên liệu chính là các loại đất của Nam Bộ kết hợp tinh tế cùng các loại tranh, tre nứa. 

Tạo nên một nét đặc trưng Nam Bộ thật tinh tế, du khách đến đây sẽ có cảm giác như về ngay mảnh đất Nam Bộ thân thương, trìu mến.

Để dựng lại các ngôi nhà thể hiện rõ được văn hóa từng vùng miền, phải tìm hiểu rất kỹ, tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Chẳng hạn như thiết kế bậc thềm vào nhà Bắc Bộ thường cao, vì bàn thờ gia tiên được đặt trước gian nhà chính và lớn nhất khi khách vào nhà phải bước qua bậc cao, tư thế sẽ đồng thời phải cúi đầu chào gia tiên.

Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 9 Người Nam Bộ xưa thể hiện sự phú quý, tiền tài và thành công của gia chủ trong nhà bằng các đồ gỗ được chạm khắc tinh tế Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 10 Người Huế thường trang trí bàn thờ gia tiên phía chính diện của nhà và rất cầu kì họa tiết Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 11

Nhà rông, nằm biệt lập trong không gian thu hút nhiều ánh nhìn

Tham quan văn hóa các vùng miền trong một ngày - 12

Tây Nguyên được mọi người biết đến không chỉ vì cồng chiêng, di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại mà Tây Nguyên còn có “kho tàng” nhạc cụ truyền thống vô cùng độc đáo và phong phú về mặt chủng loại. Nét độc đáo không chỉ thể hiện ở chỗ chất liệu chế tác nguyên sơ mà còn thể hiện ở màu âm mộc mạc mà quyến rũ lòng người.

Không gian nhà Huế, nhà Bắc Bộ, nhà Nam Bộ, nhà Trung bộ, Tây Nguyên đều được bà Trần Thị Tuyết Nga – chủ nhân của khu du lịch, người khởi xướng phát triển khu du lịch cùng các cộng sự đã mất nhiều công sức, của cải và tâm huyết để giữ và tạc dựng lại các sản vật, tái hiện các kiến trúc một cách rõ nét và chân thật nhất.