Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Thọ Xuân là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch gắn với các di sản. Trên địa bàn huyện có 224 điểm di tích, trong đó có 56 di tích được xếp hạng, gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 4 di tích và cụm di tích cấp quốc gia.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, huyện còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ với  24 lễ hội, lễ tục truyền thống gắn với di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có 2 lễ hội tiêu biểu quy mô cấp tỉnh và trò diễn Xuân Phả đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhằm phát huy giá trị của các di sản, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã quan tâm, tạo điều kiện trùng tu, tôn tạo di tích đáp ứng nhu cầu thăm quan, du lịch của nhân dân và du khách thập phương.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: “Với di sản văn hóa phi vật thể thì huyện tăng cường tuyên truyền, bảo vệ cho di sản không bị xuống cấp để các di tích được lưu giữ  lâu dài. Trước mắt di sản trò diễn Xuân Phả hằng năm đều được đầu tư để truyền dạy, bảo tồn và đầu tư các trang phục, đạo cụ. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đề xuất di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Lê Hoàn. Hiện nay chúng tôi đã trình hội đồng cấp tỉnh và hướng tới trình trình cục di sản phê duyệt và một số di sản khác sẽ tiếp tục lập hồ sơ khoa học để được công nhận“.

Thanh Hoá là tỉnh có số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khá lớn với 856 di tích đã được xếp hạng và 1 di sản thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 711 di tích cấp tỉnh; 11 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 4.

Để phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnhThanh Hoá, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều di tích được đầu tư tu bổ, phục hồi, tôn tạo gắn với phát triển du lịch, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc và giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người Thanh Hóa, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu.Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt  Lam  Kinh,sau khi được phục dựng trên nền móng công trình cổ, Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến với Thanh Hóa. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Lam Kinh đã được đón hơn 367.000 lượt du khách, trong đó có  khoảng 1200 khách nước ngoài.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 5.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban Quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban Quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tập trung xây dựng đội ngũ, nâng cao nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về giá trị  di sản. Từ đó chúng tôi đưa đến những tinh thần đó cho du khách và phục vụ cho quá trình nghiên cứu . Các kế hoạch, quy hoạch đều gắn với bảo vệ di tích. Chúng ta gìn giữ tốt thì chúng ta mới có định hướng để phát huy giá trị di tích“.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 6.

Sau hơn 10 năm được công nhận di sản văn hóa thế giới, thành Nhà Hồ, đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Chỉ tính riêng trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các dự án: tu sửa tường thành đá, xây dựng biển chỉ dẫn và giới thiệu di sản thế giới Thành Nhà Hồ; xây dựng dự án khai quật tổng thể, toàn diện khu vực thành nội di tích Thành Nhà Hồ giai đoạn 2; phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật đường Hoàng Gia, khu vực Thành Nội di sản; xây dựng, trình duyệt chương trình khảo cổ học chiến lược, toàn diện đối với toàn bộ khu vực đề cử của Di sản Thành Nhà Hồ. Qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay góp sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết: “Trong thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã thực hiện các nhiệm vụ nhằm khai thác tối đa giá trị của di sản. Chúng tôi tăng cường tạo ra các sản phẩm du lịch mới như khai mạc trung tâm văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô, triển khai các tuyến xe điện đi thăm quan làng cổ. Các hoạt động khai quật khảo cổ cũng được thực hiện thường xuyên. các gian hàng lưu niệm cũng được tăng cường nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ khách du lịch“.

Miền núi Thanh Hóa  cũng  là vùng đất giầu có về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.  Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, các huyện miền núi đã  ban hành nhiều nghị quyết với  nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Các sản phẩm làng nghề, những  điệu dân ca, dân vũ, lễ hội của người dân bản địa đã được công nhận là di sản văn hóa và trở thành  sản phẩm du lịch đặc sắc, giúp cho cuộc sống của bà con khu vực miền núi được nâng cao.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 8.

Các di tích lịch sử – văn hóa đang ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch nói riêng, kinh tế – xã hội của Thanh Hóa nói chung. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế thì việc khai thác, phát huy giá trị di tích vẫn còn khá khiêm tốn. Chính vì lẽ đó, để du lịch văn hóa thực sự trở thành sản phẩm thế mạnh của du lịch Thanh Hóa, bên cạnh việc đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã và sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh ưu tiên, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, xây dựng được các sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn, song song với đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch - Ảnh 9.

Trên thực tế, giá trị của các di sản không chỉ góp phần làm dày hơn, phong phú, đa dạng hơn kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc; mà còn có thể trở thành một động lực, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Với những lợi thế về sản phẩm du lịch đa dạng và kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, ngay sau khi mở cửa du lịch đầu năm nay, Thanh Hóa đã thu hút đông đảo khách du lịch, Tính đến hết tháng 10 năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Thanh Hóa đã đạt gần 11 triệu lượt khách, đạt 107,4 kế hoạch năm 2022.

Nguồn: Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 22.11.2022