Thánh địa Mỹ Sơn có gì thu hút du khách thập phương?

Thánh địa Mỹ Sơn – di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc, gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.

Thánh địa Mỹ SơnThánh địa Mỹ Sơn.

Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này, có đường kính rộng khoảng 2 km với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau, mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ.

Thánh địa Mỹ Sơn – nằm ẩn mình sâu trong thung lũng với núi non trùng điệp bao quanh. Xa xưa, nơi đây từng là địa điểm dùng để cúng tế, cũng như đặt các lăng mộ của các các vị vua Chăm Pa xưa.

Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV, dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Sau 2 thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền – di tích còn tồn tại đến ngày nay.

Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn, được chia làm 6 loại đặc trưng: Phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người dân Bình Định. Khi đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ thấy đặc điểm của dạng kiến trúc này đó là các tượng khắc bằng đá, tượng thần Siva, tượng khắc các vũ nữ đang múa theo phong cách Chăm Pa.

Trải qua thời gian, khu di tích cũng bị tàn phá một phần bởi các cuộc rải bom của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam. Song, nơi đây vẫn còn rất nhiều tòa tháp nguyên vẹn cùng lối kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách.

Đêm Mỹ Sơn huyền thoạiĐêm Mỹ Sơn huyền thoại.

Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ, mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này, đã bị quên lãng. Cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa thung lũng, xung quanh được 02 ngọn núi hùng vĩ che chở.

Ngoài ra, ấn tượng đặc biệt khác khiến thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng đó chính là phần gạch dùng để xây nên các tòa tháp cổ. Những viên gạch được nung và cắt khối, sau đó xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không hề sử dụng bất kỳ các loại chất kết dính nào. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình thánh địa Mỹ Sơn không bị phong hóa mà chỉ bị nứt một phần rất nhỏ.

Hữu Văn