Thanh minh năm 2023 vào ngày nào? Làm gì trong ngày tiết thanh minh?

Người dân Việt Nam ai cũng biết đến tiết thanh minh qua hai câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du “Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh”.

Tiết thanh minh là một dịp quan trọng trong năm để con cháu thể hiện tấm lòng của mình với ông bà tổ tiên và cũng là dịp tốt để khởi hành du xuân cùng các hoạt động khác.

Cùng xem thử thanh minh năm 2023 sẽ rơi vào ngày nào, làm gì trong ngày tết thanh minh và nhiều câu chuyện ý nghĩa khác xoay quanh ngày lễ đặc biệt này.

Thanh minh năm 2023 là ngày nào?

Thứ Tư, 5 tháng 4 năm 2023

Nhằm ngày 15/2/2023 Âm lịch

Năm nay nếu ai muốn chuẩn bị để đi tảo mộ hay tham gia các hoạt động của tiết thanh minh thì rất tiện cho việc sắp xếp vì rơi vào ngày chủ nhật. Thanh minh năm 2023 rơi vào ngày 5 tháng 4 dương lịch tức 5/3 âm lịch, là chủ nhật đầu tiên trong tháng.

Tiết thanh minh là gì? Tiết thanh minh hay tết thanh minh?

1. Tiểu sử tiết thanh minh

Tiết thanh minh là một từ xuất hiện trong quá trình làm lịch của các nước Á Đông chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá Trung Hoa xưa. Tiết thanh minh là một trong 24 tiết khí xuất hiện trong lịch của Việt Nam, Trung Quốc và các vùng tự trị, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Nhiều người vẫn lầm tưởng là lịch của người Trung Hoa cổ đại hay người Việt cổ là lịch theo chu kỳ mặt trăng hay lịch âm. Thật ra các lịch này đều được tính theo chu kỳ mặt trời và là một loại kết hợp âm dương lịch.

Dựa theo kinh độ Mặt Trời thì tính từ điểm xuân phân, thời gian diễn ra tiết Thanh Minh là một góc 15 độ. Đây là một cách tính theo Mặt Trời hay dương lịch và sẽ thay đổi theo từng năm. Mặc dù xuất phát từ văn hoá Trung Hoa nhưng ở mỗi thời kỳ và quốc gia thì tiết thanh minh lại có những tập tục và hoạt động ý nghĩa riêng của mình.

2. Tiết thanh minh hay tết thanh minh

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tiết thanh minh” và “tết thanh minh” và tưởng rằng hai từ này đều là một. Nhưng thật ra chúng mang ý nghĩa khác nhau. Tiết thanh minh là tiết khí thứ 5 trong tất cả tiết khí của một năm theo lịch cổ. Đây chính là khoảng thời gian giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ. Còn tết thanh minh là một ngày lễ cụ thể trong cả khoảng thời gian của tiết thanh minh.

3. Tết thanh minh có phải là tết hàn thực?

Ngoài tiết thanh minh và tết thanh minh thì mọi người cũng hay bị nhầm lẫn giữa tết thanh minh và tết hàn thực. Như đã nói ở trên thì tết thanh minh nằm trong tiết thanh minh và thường rơi vào khoảng đầu tháng 4. Tết thanh minh là ngày mọi người tụ họp lại để đi tảo mộ và du xuân.

Trong khi tết hàn thực lại là ngày 3/3 âm lịch. Một vài năm thì ngày âm và ngày dương trùng nhau giữa tết thanh minh và tết hàn thực khiến nhiều người nghĩ hai ngày là một. Trong ngày tết hàn thực thì mọi người sẽ ăn các món lạnh như bánh trôi, bánh chay. Nhưng một số nơi mọi người chỉ ăn tết hàn thực và thường tổ chức tết thanh minh vào dịp cuối năm và đầu năm gần tết nguyên đán. Vì tục lệ phổ biến nhất của tết thanh minh là đi tảo mộ, một việc mọi người cũng thường làm trước tết nguyên đán để ông bà có mồ mả sạch đẹp trước năm mới.

4. Thời tiết – tiết khí thanh minh

Về mặt thời tiết thì tiết khí thanh minh có khí hậu khá dễ chịu, mát mẻ, trong lành. Có lẽ ở miền nam sẽ không nhận thấy rõ điều này nhưng ở miền bắc Việt Nam thì tiết thanh minh là một thời gian đẹp trong năm. Do các luồng gió đông bắc rét lạnh đã suy giảm, các luồng gió đông nam ấm áp cũng đã tăng thêm và mưa phùn dường như không còn nữa.

Do đó trời nồm khó chịu không còn mà thay vào đó là tiết trời trong sáng, dễ chịu với nhiệt độ cao hơn và độ ẩm thấp hơn. Thời tiết này dễ chịu nên nhiều người cũng chọn tiết thanh minh cho nhiều hoạt động ngoài trời. Trong tiết thanh minh cũng chưa có mưa rào nên trời xanh khô ráo nhưng vẫn mát mẻ.

Nguồn gốc thanh minh

Không chỉ là một tiết khí được lập bởi những người trong thời cổ đại dựa trên chu kỳ mặt trời và khí hậu, tiết thanh minh còn có một câu chuyện ý nghĩa đằng sau đó là nguồn gốc cho những tập tục của ngày này. Vào thời Xuân Thu của Trung Hoa cổ đại có một vị vua nước Tấn là Tấn Văn Công trong lúc trị vì gặp loạn đã phải bỏ nước lưu vong.

Trong lúc đi lánh nạn khắp nạn khắp nơi thì Tấn Văn Công có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi luôn kể cận giúp đỡ ông. Một ngày kia vì thức ăn cạn kiệt mà Giới Tử Thôi đã lóc thịt mình cho vua ăn để chống đói. Vua Tấn ăn xong hỏi ra mới biết nên đã cảm kích không thôi và luôn ghi lòng tạc dạ. Về sau khi vua Tấn giành lại được ngôi vị thì đã phong thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công với mình nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi không vì vậy mà sinh lòng oán hận mà chỉ xem đó là nghĩa vụ của mình khi là một bề tôi của vua. Sau đó ông về nhà và đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Sau này khi vua Tấn nhớ ra, cho người đi tìm thì Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn nữa. Tấn Văn Công vì chột dạ và mong muốn nhanh sửa sai lầm mà ra lệnh đốt rừng để thúc ép Giới Tử Thôi phải xuất núi. Tuy nhiên,Tử Thôi vẫn một lòng cự tuyệt nên cuối cùng cả 2 mẹ con ông đều chết cháy.

Vua Tấn vì ân hận và thương xót nên đã lập miếu thờ họ. Nhà vua cũng ra lệnh trong dân gian chỉ được ăn đồ ăn nguội để tưởng niệm và phải kiêng đốt lửa ba ngày. Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực và là một ngày nằm trong tiết thanh minh để nhớ ơn những người có công đã khuất. Đến khi du nhập vào Việt Nam thì ý nghĩa của tết hàn thực đã dần thay đổi và chuyển sang là tục tảo mộ ông bà cha mẹ tổ tiên trong tiết thanh minh.

Tết thanh minh 2023 kéo dài bao nhiêu ngày?

1. Tiết thanh minh tính theo lịch âm hay dương?

Nhiều người vẫn nhầm tưởng là tiết thanh minh được dựa theo lịch âm như hầu hết các ngày lễ mang tính tâm linh thờ cúng khác ở Việt Nam. Nhưng như đã nói ở trên thì tiết thanh minh được tính theo lịch mặt trời hay lịch dương. Nhưng một số người xem ngày cúng kiến tảo mộ cho tiết thanh minh thì vẫn dùng lịch âm vì các ngày giỗ hay cúng kiến cho người đã khuất đều dựa theo lịch âm.

2. Tiết thanh minh bắt đầu từ ngày nào đến ngày nào?

Tiết thanh minh có thể xê dịch vài ngày và không cố định. Nhưng theo quy ước thì sau ngày Lập Xuân 45 ngày là tiết thanh minh. Thường thì tiết thanh minh sẽ bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 của tháng 4 dương lịch. Sau tiết xuân phân sẽ là tiết thanh minh. Sau đó tiết thanh minh sẽ kéo dài hơn nửa tháng và kết thúc vào ngày 20 đến 21 tháng 4 hằng năm.

Tiết thanh minh có ý nghĩa gì?

Thanh minh tuy không nổi bật bằng những ngày lễ lớn khác trong năm như Tết Đoan Ngọ hay Vu Lan báo hiếu nhưng lại mang nét văn hoá đẹp về truyền thống hiếu kính và nhớ về tổ tiên của người Việt. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng tiết thanh minh là dịp mà tấm lòng hiếu thuận của con cháu được thể hiện rõ nét nhất. Vì vậy ý nghĩa quan trọng nhất của tiết thanh minh là báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục. Các hoạt động liên quan đến tiết thanh minh do đó cũng được tổ chức hết sức trang trọng.

Về mặt ngữ nghĩa thì tiết thanh minh là một ngày trời đẹp sáng sủa. Vì thanh là khí trong và minh là sáng sủa. Nên tiết thanh minh còn mang một ý nghĩa là ngày trời trong nắng đẹp, quang đãng. Phù hợp với những hoạt động ý nghĩa ngoài trời.

Tiết thanh minh làm gì?

1. Tiết thanh minh đi tảo mộ

Tảo mộ là hoạt động tiêu biểu nhất của tiết thanh minh và cũng là việc làm ý nghĩa nhất trong thời gian này. Tảo mộ là đi sửa sang lại các lăng mộ của tổ tiên, ông bà sao cho sạch sẽ. Theo đó thì trong ngày đi tảo mộ mọi người sẽ mang theo cuốc xẻng để dọn sạch cỏ dại, đắp lại mồ mã, phát quang sạch sẽ cho mộ. Đặc biệt phải kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không. Vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch nên cần phải được xử lý ngay.

Sau đó mọi người có thể cúng và đọc văn khấn để thể hiện lòng thành kính và cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình. Ngoài mộ của ông bà tổ tiên thì người đi tảo mộ cũng thắp hương cho cả những ngôi mộ vô chủ không người thăm viếng. Mọi người cũng thường thắp hương cho cả thổ công, thổ địa và hương hồn xung quanh mộ ông bà khi đi tảo mộ để xin phép trong khi dọn dẹp và cầu bình an.

2. Thanh minh cúng gì?

Ngoài việc tảo mộ thì lễ cúng hay mâm cúng cũng là một phần quan trọng được nhiều người coi trọng. Để việc cúng thanh minh được đủ đầy thì mọi người trong nhà sẽ cùng nhau đi chợ sắm sửa và chuẩn bị. Mâm cúng thì sẽ tuỳ vào tập tục của mỗi gia đình và địa phương. Mâm cúng cũng có thể chuẩn bị đơn giản như một bữa cơm bình thường chủ yếu để mời cơm ông bà tổ tiên chứ không phải để khoa trương hay làm yến tiệc linh đình.

3. Sắm lễ tiết thanh minh

Sắm lễ tảo mộ cho tiết thanh minh thường gồm hương, đèn, trầu, cau, tiền vàng mã, đồ mặn (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc), rượu, hoa, trái cây. Một số nhà có thể làm mâm cơm cúng đầy đủ hơn gồm xôi, gà, canh măng, miến xào. Hoặc cũng có nhà làm đơn giản hơn chỉ với hoa quả tươi, trà, thuốc lá.

Ở ngoài mộ

Khi làm lễ tảo mộ ở ngay ngoài mộ phần thì gia chủ có thể sắp đồ cúng vào một chỗ thờ chung. Sau đó thắp nhang, đèn và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ công thổ địa rồi mới mời gia tiên trở về và đọc bài khấn vái cho tiết thanh minh.

Trong khi chờ hương tàn ở chỗ thờ thần linh, mọi người trong gia đình sẽ ra khu lăng mộ của gia đình để thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Sau khi lễ cúng hoàn tất, mọi người mới bắt đầu sửa sang, dọn dẹp. Khi tuần hương đã được 2/3 thì mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về.

Ở tại gia

Nếu là lễ cúng tiết thanh minh ngay tại nhà thì trước khi làm lễ, gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và bàn thờ gia tiên. Mọi người nên chuẩn bị mâm cỗ ở nhà sẵn để cúng tổ tiên. Sau đó thắp hương khấn vái như các tập tục cúng kiến khác. Quan trọng là phải thành tâm và trang trọng khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính với gia tiên ông bà.

4. Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ

  1. Đừng nên đi cúng ở những nơi heo hút người qua lại. Vì theo quan niệm phong thủy thì những nơi như vậy thường dễ nhiễm âm khí. Nên đi tảo mộ ở những con đường mọi người thường đi và cúng ở nơi đông người.
  2. Không được phá hoại cảnh quan xung quanh trong khi dọn dẹp mộ.
  3. Khi đi tảo mộ, không được dẫm đạp lên mộ của những người khác cũng không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó.
  4. Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh không nên đi tảo mộ. Những người có thai hoặc đau ốm cũng tránh không nên đi.
  5. Khi tảo mộ thì mộ phần tổ tiên phải được quét dọn một cách sạch sẽ, làm sạch hết cỏ dại và vun thêm đất mới cho mộ.
  6. Không được cười đùa hay chụp ảnh trước những ngôi mộ.
  7. Nếu được, lúc về nhà nên đốt giấy và đưa qua đưa lại quanh người.

Văn khấn tiết thanh minh

1. Văn khấn tiết thanh minh tại gia

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…  

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần).

2. Văn khấn tiết thanh minh tại mộ

-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

-Con Kính lạy Hương linh………………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo………….

Hôm nay là ngày. . ………….

Nhân tiết:………………………….

Tín chủ (chúng) con ……………………………

Ngụ tại:…………………….

Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh……. . .. …….. . …. . . .lai lâm hiến hưởng.

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh . . ……..Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Xem thêm: 4 Điều cần lưu ý khi Cúng Động Thổ Xây Mộ

Tìm hiểu về tiết thanh minh trong văn hoá các nước

1. Tiết thanh minh ở Trung Quốc

Hoạt động trong tiết thanh minh

Với người Trung Quốc thì tiết thanh minh là một dịp hết sức đặc biệt. Vì vậy với các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao thì đây là một ngày quốc lễ. Người Trung Quốc cũng có truyền thống đi tảo mộ vào tiết thanh minh với những việc làm tương tự người dân Việt Nam. Nên năm nào vào ngày này những nghĩa trang bên Trung Quốc cũng đặc kín người. Trong quan niệm của người Trung Hoa thì đây còn là dịp kết thúc của nỗi buồn và mở ra hy vọng mới. Cho nên tiết thanh minh là một nghi thức đầu xuân vô cùng quan trọng.

Trong dịp thanh minh, người dân Trung Quốc cũng có những hoạt động như tham dự các trò chơi thể thao như đá banh da. Đây là một tập tục xuất phát từ thời cổ đại và rất phổ biến từ hoàng tộc đến dân chúng, cả nam lẫn nữ đều rất yêu thích. Đây là một môn thể thao do hoàng đế vua Hoàng, ông tổ của người Hoa sáng tạo ra để rèn luyện các binh sĩ nhưng qua một thời gian thì nó đã trở nên phổ biến hơn và được nhiều người tập luyện. Vì thời tiết đẹp của tiết thanh minh mà người Trung Hoa cũng thích đi thả diều vào khoảng thời gian này.

Ẩm thực ngày tiết thanh minh Trung Hoa

Ngoài các hoạt động vui chơi, giải trí thì những món ăn truyền thống là một phần không thể thiếu trong bất cứ dịp lễ nào. Vào ngày tiết thanh minh thì người Hoa có tục lệ ăn bánh Thanh đoàn tử. Đây là một loại bánh được làm bằng nước ép của một loại cỏ mọng có tên là “Tương mạch thảo” và bột nếp. Bên trong nhân bánh là đậu xanh và mỡ lợn. Sau đó bánh sẽ được hấp cách thuỷ đến khi chín thì được quét thêm lớp dầu thực vật cho bánh sáng bóng.

Ngoài bánh thanh đoàn tử thì bánh cuộn thứ cũng là một món ăn đặc biệt trong dịp thanh minh của người Trung Quốc. Khác với bánh thanh đoàn tử dạng hấp thì bánh cuộn thừng là bánh chiên. Và mỗi vùng miền sẽ có công thức làm bánh cuộn thừng khác nhau. Ví dụ như miền bắc thì làm bằng bột mì còn miền nam thì làm bằng bột gạo.

Tiết thanh minh cũng là mùa ốc sắp sinh sản nên người Trung Hoa còn có câu cửa miệng là “Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng”. Ốc tiết thanh minh béo và ngọt có thể chế biến nhiều cách như xào hành gừng, nấu rượu, hấp xì dầu, trộn hay làm tái đều ngon. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp vào những ngày tiết thanh minh.

2. Tiết thanh minh của Nhật

Thanh minh cũng là một dịp lễ truyền thống có từ lâu đời từ Nhật Bản. Theo nhiều tài liệu sử thi ghi chép lại thì từ thế kỷ thứ 8 người Nhật đã bắt đầu tổ chức lễ hội tiết thanh minh. Từ năm 1868 thì tiết thanh minh đã chính thức là một ngày nghỉ quốc lễ tại Nhật. Trong ngày này, người dân Nhật Bản sẽ đến chùa cầu nguyện hoặc ai theo đạo Shinto thì sẽ đến đền Shinto để cầu khấn.

Trong tiếng Nhật thì lễ thanh minh gọi là Shunbun No Hi hay Higan, có nghĩa là thế giới khác hay cõi Niết Bàn. Theo truyền thuyết thì vào ngày thanh minh, thời gian của ngày và đêm cân xứng, Đức Phật sẽ hiện ra để cứu rỗi những linh hồn lạc lối và giúp họ vượt qua bể khổ, trở về cõi Niết Bàn. Cho nên đây là một ngày của niềm hạnh phúc đối với văn hoá Nhật và cũng là dịp để con cháu thăm viếng mộ tổ tiên như bao quốc gia khác.

Tiết thanh minh cũng là lúc hoa anh đào nở rộ ở Nhật bản, báo hiệu cho mùa xuân bắt đầu. Vì vậy chính phủ Nhật còn xem đây là ngày ngắm thiên nhiên và sự sống. Trong ngày lễ thanh minh thì các gia đình người Nhật sẽ mặc kimono truyền thống ôm hộp gỗ trên tay đi ngắm hoa anh đào. Người Nhật cũng có những món ăn đặc trưng cho tiết thanh minh như bánh nếp hay bánh đậu đỏ rất thơm ngon.

3. Tiết thanh minh của Hàn Quốc

Ở hàn quốc thì tiết thanh minh cũng chính là tiết hàn thực, trong tiếng Hàn là Hansik (Hàn thực) hay Cheongmyeong (thanh minh). Tiết thanh minh của người Hàn Quốc rơi vào ngày 5 tháng 4 dương lịch hàng năm. Với người Hàn Quốc thì đây là ngày liên quan đến cái chết. Từ xưa thì người Hàn đã có tục tảo mộ trong ngày này. Điểm đặc biệt của tiết thanh minh trong phong tục Hàn Quốc là những bài hát mang ý nghĩa cúng bái, dâng lễ như Jejeon (tế điện), Yusanga (du sơn ca).

Đây cũng là ngày cho những người dân Hàn Quốc cùng nhau tề tựu bên gia đình và cùng nhau đi du xuân. Một số tập tục đặc biệt của người Hàn vào tiết thanh minh như tập chia lửa để giữ lửa không tắt trong ngày này. Còn khi lửa tắt thì mọi người sẽ cùng nhau ăn đồ ăn lạnh, hạn chế nấu nướng.

Tiết thanh minh còn là một dịp ý nghĩa cho người Hàn Quốc để khởi đầu những điều mới như trồng cây, dựng vợ gả chồng, sinh con. Vì vậy tiết khí thanh minh còn mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi nảy nở của người Hàn Quốc từ bao đời.

Lễ hội tiết thanh minh

1. Hội đạp thanh

Hội đạp thanh là một lễ hội đặc biệt trong tiết thanh minh đã từng được thể hiện qua những câu thơ ca của Việt Nam. Đạp thanh có nghĩa là giẫm lên cỏ. Trong ngày này những nam thanh nữ tú sẽ cùng nhau du xuân và đi qua những vùng đất cỏ non nên được gọi là đạp thanh. Đây là một lễ hội xuất phát từ Trung Quốc nhưng cũng khá phổ biến trong Việt Nam.

2. Du xuân

Tiết thanh minh là tiết khí với thời tiết dịu mát, ôn hòa nhất trong năm. Vì vậy đây là dịp rất thích hợp cho những chuyến đi thăm quan dã ngoại hay còn gọi là du xuân. Đây là dịp để mọi người thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên khi muôn hoa đua nở và cũng là dịp gia đình quây quần tề tựu chung vui bên nhau rất ý nghĩa và ấm áp.

3. Ngày hội trồng cây

Tục trồng cây ở Việt Nam không phổ biến bằng các nước như Hàn, Trung, Nhật nhưng đây cũng là một dịp thích hợp để trồng cây. Vì khí hậu dễ chịu sẽ giúp cho tỷ lệ sống sót của cây con cao hơn và lớn nhanh sau đó. Nên nhiều người cũng xem đây là ngày hội trồng cây mùa xuân rất thú vị.

Thơ hay về tiết thanh minh

1. Bài Thanh Minh của Nguyễn Trãi (bản dịch của Trần Đắc Thọ)

Từ ngày lưu lạc rời quê cũ,

Bấm đốt thanh minh mấy lượt qua.

Ngàn dặm mộ phần đều khói lạnh,

Mười năm thân hữu thảy tiêu ma.

Trời quang mây tạnh khi bừng nắng,

Xuân vãn đồ mi đã trổ hoa.

Luống những ngập ngừng nâng chén rượu,

Cho vơi nỗi khổ nhớ quê nhà.

2. Bài Cảnh ngày xuân, trích Truyện kiều của Nguyễn Du

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

 Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

 Dập dìu tài tử, giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

3. Bài thơ Thanh Minh của Hồ Chí Minh (bản dịch của Huệ Chi)

Thanh minh, mưa bụi mịt mù rơi

Trong ngục, tù nhân dạ rối bời

Ướm hỏi: tự do đâu có được ?

Lính canh xa chỏ cửa quan ngồi.

Những lưu ý trong ngày tiết thanh minh

Trong khi tảo mộ hay cúng kiến ngày tiết thanh minh thì mọi người cũng nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Khi chọn hoa cắm trong mâm cúng hãy chọn những bông hoa mộc mạc, màu sắc không quá sặc sỡ.
  • Trước khi ra mộ phải bày cỗ, thắp hương xin phép ông bà tổ tiên để đi tảo mộ.
  • Việc tảo mộ, cúng kiến phải do chính tay con cháu trong nhà thực hiện.
  • Khi làm lễ, dâng hương phải là con trưởng, cháu đích tôn hoặc người kế thừa việc thờ cúng trong dòng họ làm.
  • Khi nhổ cỏ cho mộ không nên giựt mạnh hay đào bới gây sạt lở mộ.
  • Nên đốt vàng mã ở đúng nơi quy định, tránh đốt gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí bên trong.
  • Không mặc quần áo sặc sỡ khi đi tảo mộ.
  • Không nên để tóc che trán hay mua giày mới trong ngày này. Vì trán là cửa vận mình nên để ánh sáng thanh minh soi rọi vào đó. Còn giầy hay hài đồng âm với chữ tà nên đừng mua giày mới trong tiết thanh minh để tránh ma quỷ bám theo.

Trên đây là tổng hợp đầy đủ, chi tiết nhất về tiết thanh minh mà mọi người vẫn thường thắc mắc. Hy vọng rằng sau bài viết này mọi người đã có thêm hiểu biết về ngày lễ đẹp trong năm này và có kế hoạch riêng cho tiết thanh minh năm 2023. Ngoài ra nếu mọi người có nhu cầu sang sửa mộ, làm lại mộ mới cho ông bà tổ tiên hay người thân đã khuất của mình thì cũng có thể liên hệ với Thăng Long. Đá Mỹ Nghệ Thăng Long là đơn vị chuyên sản xuất và thi công các lăng mộ đá – kiến trúc đá – đồ thờ đá – linh vật đá chất lượng và uy tín. Thông tin liên hệ như sau:

Đá Mỹ Nghệ Thăng Long

  • Địa chỉ: Làng nghề đá Thôn Xuân Phúc, Hoa Lư, Ninh Bình
  • Điện thoại: 0912 587 562
  • Gmail: [email protected]
  • Website: https://tranthang.com.vn