Thanh toán bằng bitcoin có hợp pháp tại Việt Nam?
Bitcoin không phải tiền, không phải phương tiện thanh toán hợp pháp được công nhận tại Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016 của Chính phủ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc các đối tượng trên. Ngoài ra, trong thông cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ:
Theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.
Bên cạnh đó, tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh:
Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Như vậy, bitcoin không phải tiền cũng không phải phương tiện thanh toán hợp pháp được công nhận tại Việt Nam.
Phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.
Về mặt hình sự, Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định người nào phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Mức phạt cao nhất của tội này lên đến 20 năm tù giam.
Tuy nhiên, bitcoin không bị cấm mua bán.