Thay Bàn Thờ Mới Vào Ngày Nào? Cần Chuẩn Bị Những Gì? – Nội Thất Toàn Thắng

Theo dân gian, thay bàn thờ mới vào ngày nào là việc khá hệ trọng. Với một sai sót nhỏ khi thay bàn thờ, gia chủ sẽ có thể mạo phạm, thất lễ với bề trên. Để không ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh, mời bạn cùng Nội thất Toàn Thắng tìm hiểu rõ hơn về thủ tục cần chuẩn bị khi thay bàn thờ mới ở phần bên dưới nhé!

Gia chủ nên xem ngày để thay bàn thờ mớiGia chủ nên xem ngày để thay bàn thờ mới

Có nên thay bàn thờ mới không?

Bàn thờ được làm từ gỗ tự nhiên nguyên khối có độ bền cao và rất hiếm bị hư hỏng. Do đó, việc thay mới bàn thờ là không thường xuyên và không nhiều. Thậm chí, thay bàn thờ có thể phạm lỗi phong thủy, phá hỏng vận tài lộc của gia chủ.

Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, gia chủ mới cần suy nghĩ đến việc có nên thay bàn thờ mới hay không. Một vài tình huống bất khả kháng cần thay bàn thờ gia tiên mới như:

  • Bàn thờ bị hỏng, bị mục nát ho và không thể sử dụng.
  • Bàn thờ không còn phù hợp với không gian thờ cúng.
  • Gia đình chuyển nhà mới nên dựng bàn thờ mới.
  • Bàn thờ Thần tài không tốt, không hút tài lộc…

Thay bàn thờ mới vào ngày nào?

Vậy trong những trường hợp đặc biệt trên, thay bàn thờ mới vào ngày nào là tốt nhất? Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, làm việc lớn cần xem giờ tốt ngày tốt.

Chọn ngày thay bàn thờ mới theo tuổi của gia chủChọn ngày thay bàn thờ mới theo tuổi của gia chủ

Các cụ đã dạy “Có thờ có thiêng” hay “Có kiêng có lành”. Chính vì vậy, việc thay bàn thờ gia tiên hay bàn thờ thần tài phải xin gia tiên, thần linh và chọn ngày. Điều này sẽ giúp tâm của gia chủ được an và mọi điều sẽ được thuận lợi.

Xem ngày thay bàn thờ mới gia tiên

Đối với bàn thờ gia tiên, việc thay bàn thờ mới vào ngày nào tốt, giờ nào tốt sẽ phụ thuộc vào tuổi của gia chủ. Thêm vào đó, các chuyên gia phong thủy cũng khuyên nên tránh những ngày xấu, giờ xấu.

Một cách để có thể lựa chọn ngày, giờ tốt phù hợp là xem lịch vạn sự. Sau đó, gia chủ tìm ra những tốt và tiếp tục lọc ngày hợp theo tuổi để chọn ngày giờ tiến hành thay bàn thờ gia tiên. Để an tâm hơn nữa, gia chủ có thể nhờ đến các thầy phong thủy xem và chọn ngày theo tuổi, theo mệnh của bản thân.

Xem ngày tốt thay bàn thờ ông Địa

Bàn thờ Thần tài – Ông địa không cần xem ngày để thay mới. Thay bàn thời mới vào ngày nào, giờ nào để hợp với gia chủ không phải quá quan trọng.

Thay bàn thờ ông Thần tài vào ngày mùng 1 hoặc rằm âm hàng thángThay bàn thờ ông Thần tài vào ngày mùng 1 hoặc rằm âm hàng tháng

Thông thường, bàn thờ Thần tài được thay mới vào ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch của tháng.

Thủ tục thay bàn thờ mới

Đối với người Việt, giữ gìn không gian thờ cúng trang nghiêm, chuẩn phong thủy là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bên cạnh vấn đề thay bàn thờ mới vào ngày nào thì thủ tục thay bàn thờ mới cần được thiện hiện theo đúng nghi lễ, đúng quy tắc. Điều này sẽ giúp gia chủ tránh mạo phạm đến bề trên.

Chuẩn bị mâm cúng

Mâm cúng lễ xin thay bàn thờ mới phải đầy đủ cho cả quan thần linh và gia tiên. Gia chủ sẽ mời bề trên về hưởng lễ và xin phép cho việc thay bàn thờ mới. Mâm cúng lễ đầy đủ cho việc thay bàn thờ sẽ có:

Mâm cúng lễ thay bàn thờ mới phải đầy đủ hương hoa, rượuMâm cúng lễ thay bàn thờ mới phải đầy đủ hương hoa, rượu

  • Gà lễ: 1 con (có kèm cả lòng mề đã luộc chín).
  • Xôi: 1 đĩa.
  • Rượu trắng: 1 chai (mở nắp và rót ra 3 chén).
  • Hoa quả trái cây: Nên mua 3 hoặc 5 loại quả.
  • Hoa tươi: 1 lọ.
  • Quả cau, lá trầu (têm hoặc không têm đều được).
  • Ngựa vàng: 1 con (có kèm cả hài, mũ, giày và kiếm).
  • Ngựa đỏ: 1 con (có kèm cả hài, mũ, giày và kiếm).
  • Quần áo mã: 1 bộ vàng, 1 bộ đỏ.
  • Tiền vàng mã, hương nến.
  • Gạo muối.
  • Sớ: Sớ viết thiên di linh vị.

Đọc văn khấn bàn thờ

Ngoài việc xem thay bàn thờ mới ngày nào, chuẩn bị lễ, văn khấn cũng là thủ tục không được bỏ qua. Gia chủ có thể tham khảo và đọc theo bài văn khấn bàn thờ mới dưới đây:

Nam Mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần).

Con làm lễ thay bàn thờ mới, mục đích con xin cầu (tùy theo tâm nguyện gia chủ), cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng. Hôm nay ngày… (đọc ngày âm), con làm thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi sự được hanh thông.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu (tùy theo tâm nguyện gia chủ). Con xin dập đầu kính bái (vái 3 lạy).

Hóa vàng và bỏ bàn thờ cũ

Sau khi khấn lễ và hết hương, gia chủ xong rắc gạo muối ra trước cửa nhà. Sau đó, bạn hạ hết các đồ thờ cúng trên bàn thờ và thay bàn thờ mới. Bàn thờ cũ sẽ hóa đi và thả tro ra sông. Trong trường hợp, gia chủ thay mới cả bát hương. Bát hương cũ cũng sẽ thả trôi sông.

Gia chủ sắp xếp lại bàn thờ mới sau khi hóa bàn thờ cũGia chủ sắp xếp lại bàn thờ mới sau khi hóa bàn thờ cũ

Tham khảo thêm: Kích thước án thờ theo đúng phong thủy hút tài lộc

Khi đã bỏ hết đồ ở bàn thờ cũ, gia chủ bài trí lại bàn thờ mới theo đúng phong thủy. Tiếp đó, bạn dùng rượu gừng để lau bàn thờ mới và tịnh hóa lại. Cuối cùng, bạn thắp nhang và khấn lễ như bình thường.

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng. Việc thay mới bàn thờ cần hết sức cẩn thận, chỉn chu. Hy vọng những thông tin về việc thay bàn thờ mới vào ngày nào tốt và thủ tục khấn lễ thay bàn thờ đúng trên đây sẽ hữu ích với các bạn.

Trong trường hợp cần thay mới bàn thờ, hãy liên hệ với Nội thất Toàn Thắng để được hỗ trợ tư vấn lựa chọn bàn thờ hợp mệnh, hợp tuổi ngay nhé!

10 cam kết vàng của Toàn Thắng

  • Giá rẻ hơn 30% so với thị trường nhờ trực tiếp sản xuất
  • Chất lượng cao cấp với nguồn nguyên liệu tuyển chọn
  • Sản phẩm sắc nét, tinh tế đến từng chi tiết
  • Sáng tạo đỉnh cao, tối ưu công năng sử dụng
  • Tiến độ nhanh, chính xác, đúng cam kết
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
  • Tư vấn chuyên môn với đội kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm
  • Bảo hành 12 tháng, bảo trì trọn đời
  • Miễn phí thiết kế khi đặt đóng nội thất tại Chúng tôi
  • Giảm tiếp 5% cho khách hàng thân thiết