Thay bàn thờ gia tiên, thần tài mới: Thủ tục sắm lễ kèm văn khấn
11:47 – 15/12/2018
Thay bàn thờ thần tài, ông địa, gia tiên mới phải làm gì? Chọn ngày tốt, thủ tục bỏ, sắm lễ, bài khấn bốc bát hương bàn thờ cũ sang mới.
Mục lục bài viết
Có nên thay bàn thờ thần tài, bàn thờ gia tiên mới?
Muốn thay đổi bàn thờ thần tài, ông địa gia tiên được không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra bởi sự lo lắng bàn thờ là vật dụng trong gia đình nơi chứa toàn bộ vấn đề tâm linh.
Về mặt khoa học tâm linh thì bàn thờ có thể thay mới nếu:
- Bàn thờ cũ đã bị hỏng, mục nát ho không còn phù hợp với không gian.
- Bàn thờ thần tài đã xuống cấp hoặc tài lộc của bạn không tốt.
- Gia đình chuyển nơi ở, kinh doanh khác mà không thể mang theo bàn thờ cũ thì có thể hóa bàn thờ cũ và làm thủ tục thay bàn thờ thần tài, ông địa, gia tiên mới.
Ngoài ra, thay mới bàn thờ còn được xem là sự thể hiện tôn kính với thần linh, tổ tiên, thể hiện sự quan tâm của gia chủ đối với chốn tâm linh của gia đình. Trong trường hợp sức khỏe gia đình không tốt thì nên thay bàn thờ ông địa mới.
Hướng dẫn cách thay bàn thờ thần tài, gia tiên mới
Cách chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa, bàn thờ gia tiên
Thay bàn thờ mới phải làm những gì? Có cần xem ngày khi thay bàn thờ mới? Tùy theo từng quan điểm về việc thờ phụng hay không mà xác định có cần xem ngay, giờ tốt thay mới bàn thờ.
Theo phật giáo, bàn thờ là phương tiện để Phật tử quy hướng Phật và tổ tiên, Phật không ngự tại bàn thờ, bát hương, cho nên làm việc tốt thì không phải cần xem ngày thay bàn thờ bát hương.
Quan niệm dân gian thì vẫn luôn tâm niệm cần xem ngày tốt, giờ tốt để chuyển, thay mới bàn thờ gia tiên, ông địa. Bởi có thờ có thiêng, có kiêng có lành, thờ gia tiên, thờ thần thì khi muốn thay đổi nhà ở cần phải xin báo và chọn ngày đẹp để mọi chuyện được thuận lợi.
Với tâm niệm bàn thờ là chốn linh thiêng nên dù thờ thần tài ông địa, gia tiên… thì trước tiên sẽ phải xem ngày tốt thay bàn thờ thần tài, gia tiên. Sau rồi mới tính chuyện sắm lễ, xử lý bàn thờ cũ, thay bát hương mới, văn khấn… Việc xem ngày tốt thay bàn thờ sẽ giúp tránh phạm sai trái và có thể kích hoạt tài lộc.
Đối với chọn ngày thay bàn thờ mới thì phụ thuộc vào việc thay bàn thờ gia tiên hay thần tài mà có cách chọn khác nhau:
Xem ngày thay bàn thờ mới gia tiên
Theo các chuyên gia phong thủy thì việc thay bàn thờ gia tiên mới cần thiết phải biết lựa chọn ngày, giờ phù hợp với tuổi gia chủ và tránh những ngày xấu.
Nếu gia chủ không biết xem ngày tốt xấu có thể tham khảo theo lịch để chọn ngày tốt, bỏ ngày xấu. Từ ngày tốt chọn ra ngày hợp với tuổi của mình để tiến hành việc thay mới bàn thờ gia tiên. Trường hợp để an tâm hơn, bạn có thể nhờ người biết xem ngày giờ tốt, chọn ra thời điểm thích hợp để làm các thủ tục khấn cúng thay bàn thờ gia tiên mới.
Xem ngày tốt thay bàn thờ ông địa
Thay bàn thờ thần tài mới vào ngày nào? Với bàn thờ thần tài, việc xem ngày không quá quan trọng và thường được chọn vào các ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng để có thể thay bàn thờ mới.
Chọn thay bàn thờ mới vào ngày nào tốt?
Thủ tục, sắm lễ thay bàn thờ mới
Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, thay bàn thờ mới cần làm gì? Đây là vấn đề cần được chuẩn bị chu đáo, không thể qua loa, đại khái mà cần đảm bảo đầy đủ các thủ tục từ sắm lễ tới chọn ngày, bài văn cúng thay bàn thờ mới, cách xử lý bàn thờ cũ khi thay mới.
Cách thay bàn thờ thần tài mới
Thay bàn thờ thần tài mới cần làm gì? Việc thay mới bàn thờ thần tài ông địa sẽ cần thực hiện đầy đủ trình tự theo các bước sau:
– Sắm lễ thay bàn thờ thần tài mới
Đối với mỗi lễ thay bàn thờ ông địa sẽ có lễ khác một chút so với sắm lễ thay bàn thờ gia tiên. Muốn thay bàn thờ mới cho ông địa cần sắm lễ cơ bản bao gồm:
- Lễ: trái cây 5 loại, hoa 5 loại 5 màu, trầu cau, nước trong
- Lễ mặn: xôi, giò hoặc gà nguyên con
- Ngoài ra không thể thiếu: Gạo, muối, rượu, tiền đinh, hương.
- Với một mâm lễ đơn giản nhưng đầy đủ bạn có thể tiến hành các thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ khi không thờ thần tài nữa.
Thay bàn thờ mới cần phải làm những gì?
– Thủ tục thay bàn thờ ông địa mới
Bàn thờ thần tài có thể thay cũ đổi mới tại gia hoặc gia đình chuyển hoặc hóa và xin phép không thờ phụng nữa. Mọi việc sẽ cần đảm bảo các thủ tục đầy đủ theo từng trường hợp.
Về cơ bản thủ tục cúng thay bàn thờ thần tài mới hoặc hóa bàn thờ khi không thờ nữa sẽ bao gồm các bước sau:
Thứ nhất, chọn ngày lành tháng tốt thường là ngày mùng một hoặc ngày rằm âm lịch hàng tháng là thích hợp nhất để hóa giải hay thay bàn thờ thần tài cũ.
Thứ hai, chuẩn bị sắm lễ thay bàn thờ ông địa, hóa giả bàn thờ thần tài
Thứ ba, chuẩn bị tờ sớ và văn khấn xin hóa giải hoặc thay bàn thờ thần tài
Thứ tư, hóa xử lý bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới
Thứ năm, hóa hoặc chuyển bát hương bàn thờ
Trường hợp thay thay bàn thờ thần tài mới tại gia:
Trong trường hợp này gia chủ chuẩn bị lễ thay bàn thờ mới đầy đủ, có sớ và đọc văn khấn xin thay bàn thờ thần tài. Sau khi khấn xong thì tiến hành xử lý bàn thờ cũ, thay thế bàn thờ mới và vị trí. Lưu ý cách bố trí và sắp đặt bàn thờ thần tài cần đảm bảo đúng quy tắc về phong thủy bố trí bàn thờ thần tài ông địa để giúp cầu tài lộc, tránh phạm điều cấm kỵ mà ảnh hưởng tới làm ăn gia đạo.
Sau khi lựa chọn bàn thờ ông địa nên đặt ở đâu hợp lý, đúng hướng… thay bàn thờ mới xong thì thắp hương, vái lạy và đọc văn khấn lễ tạ.
Trường hợp thay bàn thờ ông địa mới khi đổi nhà ở, nơi kinh doanh:
Đây là trường hợp thay bàn thờ, chuyển bát hương nên gia chủ sẽ cần chuẩn bị chu đáo đảm bảo tính toán hợp lý với thời gian nhập trạch ở nơi mới. Tốt hơn hết nên cúng tạ đất từ ngày hôm trước đến ngày chuyển nhà. Văn khấn tương tự xin thay bàn thờ mới nhưng nhớ có rõ địa chỉ nhà mới.
Lưu ý trong quá trình di đưa bát hương sang nhà mới thì không được để bát hương lộ thiên khi đi ở ngoài đường. Bởi theo tâm linh thì nó khiến cho các vong không nhà cửa dễ nhập vào bát hương. Thêm vào đó, nhớ phải cố định bát hương khi di chuyển tránh xê dịch và va đập mà ảnh hưởng tới sự linh thiên hay gây ra sự cố.
Tương tự sau khi thay bàn thờ mới, chuyển bát hương ở nơi mới xong thì cần làm lễ tạ. Đặc biệt nên chú ý sắp xếp bát hương vào đúng vị trí hoàn chỉnh xong thì lấy khăn mới nhúng với rượu gừng lau sạch bát hương lần nữa rồi mới thắp hương làm lễ tạ.
Tránh trường hợp chưa chuyển đến nơi mới, hóa bàn thờ cũ đã lập và thay bàn thờ ông địa tại nơi mới.
Cách bố trí thay bàn thờ thần tài mới thêm lộc tài, thịnh vượng
– Hóa bỏ bàn thờ thần tài khi không thờ
Trong nhiều trường hợp, gia đình chuyển chỗ, ngừng kinh doanh và bàn thờ thần tài không dùng nữa thì làm thế nào? Lúc này lựa chọn tốt nhất là giải bàn thờ thần tài, xử lý bàn thờ thần tài cũ thật chu đáo.
Cách bỏ bàn thờ thần tài như sau: vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng gia chủ chuẩn bị lễ cúng và ăn mặc chỉnh tề đứng vái lạy 3 vái trước bàn thờ thần tài. Tuy nhiên, lưu ý ngoài lễ cúng ở bàn thờ ông địa thì cũng cần có chút lễ ở bàn thờ các quan thần linh và gia tiên sau đó đọc văn khấn xin giải bàn thờ ông địa. đầy đủ trước khi làm xử lý bàn thờ cũ.
Văn cúng thay bàn thờ thần tài mới chuẩn nhất
– Văn khấn hóa, thay ban thờ thần tài mới
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20…..
Tín chủ con là: …………… tuổi…..
Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật: Nhục kê quý tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, hoa, quả, tiền đinh cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ hoá bàn thờ Thần tài cũ về miền sông nước vĩnh hằng.
Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)
Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)
Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách.
Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)
Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)
Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di hoá bản thần tài ban thờ đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)
Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế.
Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần
Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.
Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)
Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ, tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.”
Sau khi khấn xong gia chủ có thể hóa giải đồ thờ theo đúng cách xử lý đồ thờ cũ đảm bảo sự tôn nghiêm và tránh ảnh hưởng tới môi trường.
Cách thay bàn thờ gia tiên mới
Đối với bàn thờ gia tiên có thể thay mới khi bàn thờ cũ, muốn sang nhà mới cho “tổ tiên” hay vì chuyển nhà quá xa mà không mang theo được bàn thờ. Lúc này gia chủ có thể làm các thủ tục thay mới bàn thờ gia tiên và bỏ bàn thờ cũ.
Trước tiên là xem ngày tốt, hợp tuổi với gia chủ sau đó chuẩn bị lễ cúng, văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới đầy đủ.
Những thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới chuẩn, thêm phúc, thêm lộc
– Sắm lễ thay mới bàn thờ gia tiên
Sắm lễ cúng thay bàn thờ mới cho gia tiên, bốc bát hương, chuyển bát hương sang bàn thờ mới:
- 01 con gà lễ hoặc thịt luộc: Gà lễ thường được chọn để thắp hương lên bàn thờ trong những việc quan trọng như thay bàn thờ mới, bốc, chuyển bát hương. Gà chuẩn nhất là gà trống choai tơ với trọng lượng khoảng từ 1,2 đến 1,5kg là đẹp nhất.
- 01 chân giò trước làm sạch luộc chín: Chân giò heo khi cúng được gọi là trư túc hay đồng âm với “chư” và “túc” nghĩa là cầu sung túc, no đủ.
- 05 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống). Lúc lễ xong thì phải luộc chín luôn
- Đĩa xôi trắng hoặc xôi gấc tự nấu càng tốt.
- Lễ: 3 lá trầu, 3 quả cau, rượu trắng, hương, đèn nến, tiền vàng.
- 01 đĩa gạo muối (không trộn lẫn),
- 03 chén nước
- 05 quả tròn (táo hay lê…),
- 09 bông hồng màu hồng son,
- 01 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá,
- 05 lễ vàng tiền,
- 01 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng,
- 01 mâm cơm canh (không hành tỏi).
– Văn khấn thay bàn thờ, bốc bát hương gia tiên mới
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đợi đến giờ tốt thay bàn thờ cũ đã định gia chủ ăn mặc chỉnh tề, đứng trước bàn thờ gia tiên, chấp hai tay và vái lạy cầu khấn xin thay mới bàn thờ với bài văn khấn thay bàn thờ mới, bát hương mới như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………”
Sau khi cúng xin thay bàn thờ mới thì gia chủ làm các thủ tục tiến hành bốc bát hương mới, thay bàn thờ mới. Đối với bàn thờ cũ sẽ cần được xử lý đúng quy tắc.
Xử lý bàn thờ cũ đúng cách giúp tài lộc hưng thịnh
Xử lý bàn thờ cũ đúng cách
Thay bàn thờ mới đồng nghĩa bạn sẽ phải xử lý bàn thờ cũ chứ không thể để nguyên trong nhà được. Hoặc trong trường hợp không thờ thần tài nữa thì làm thế nào, tất nhiên là phải làm lễ hóa bàn thờ. Tuy nhiên, không phải bàn thờ cũ là muốn vứt bỏ thế nào cũng được bởi đó là vật linh thiêng. Do đó, về mặt tâm linh sẽ cần phải xử lý bàn thờ cũ đúng cách theo từng loại.
Do đó, trước khi bỏ bàn thờ cũ thay bàn thờ mới thì cần sắm lễ, cúng khấn thay bàn thờ mới để xin phép gia tiên, thần linh. Đồng thời, đồ thờ cũ (bao gồm bàn thờ và đồ bày trên bàn thờ) cũng cần được xử lý đúng cách như sau:
Xử lý bàn thờ cũ như thế nào?
Đối với bàn thờ cũ được thay bằng bàn thờ mới do nhiều nguyên nhân từ chất lượng tới không phù hợp với không gian. Trước đây cách xử lý bàn thờ cũ khi thay mới thường là bỏ hoặc vứt xuống sông với quan điểm cho mát mẻ. Tuy nhiên đây là việc không nên vì có thể gây ảnh hưởng tới môi trường và khiến bàn thờ bị lộ thiên, như một kiểu bị vứt bỏ, rác thải và là sự bất kính đối với tổ tiên. Do đó cách xử bỏ bàn thờ cũ sẽ đúng nên theo quan điểm: mọi thứ đều sinh ra từ đất nên hãy để nó trở về với đất mẹ.
Trước hết, phân loại đồ thờ cũ có thể tiêu hủy theo cách đốt và đồ không thể đốt thì làm theo cách chôn xuống đất
- Đốt bàn thờ cũ: nên phân nhỏ bàn thờ cũ ra để đốt thành tro và lấy tro chôn xuống đất là tốt nhất hoặc giải tro xuống sông. Lưu ý cần an toàn về cháy nổ nếu không thể tự xử lý nếu bàn thờ cũ cỡ lớn có thể thuê người đốt, đặc biệt ở thành phố.
- Chôn đồ dùng bàn thờ cũ: lọc những món đồ dùng cũ trên bàn thờ xem cái nào còn dùng được thì dùng. Đối những đồ dùng bàn thờ cũ không dùng và không thể đốt hóa được gia chủ hãy chọn cách đập nhỏ, chôn xuống đất. Nếu là những đồ quý giá bằng đồng… có thể tái chế sử dụng, có thể quyên góp cho chùa để đúc thành vật phẩm thờ phụng.
Có nên bán mua tủ thờ, đồ thờ cũ
Gia chủ không nên bán đi những đồ thờ cũ để người khác mua. Có rất nhiều đồ dùng bàn thờ cũ có giá trị được hỏi mua và gia chủ bán để thay mới. Nhiều người hỏi có nên mua tủ thờ cũ không? có nên dùng bàn thờ thần tài cũ không.
Thực ra, bàn thờ là vật dụng linh thiên trong gia đình nên tốt nhất hãy mua mới. Vì về mặt tâm linh bàn thờ là nơi ở, trú ngụ của gia tiên, thần nên nếu mua đồ cũ khó “làm sạch” hoặc không biết cách “làm sạch” thì dễ gia tiên mới không thể “trú ngụ” được ở đó. Trừ trường hợp là dùng bàn thờ cũ của anh em trong gia đình chuyển lại.
Với những gia đình thay bàn thờ mới khi nó cũ hoặc không hợp phong cách không gian thì cũng đừng bán bàn thờ bởi nó thể hiện sự thiếu tôn trọng tổ tiên. Nếu có thể sửa chữa, thay đổi cho phù hợp với không gian thì nên sửa và dùng tiếp. Nếu hư hỏng không thể sửa thì nên xử lý bàn thờ cũ bằng cách hóa hoặc chôn.
Văn cúng lễ tạ thay bàn thờ, bát hương mới
Văn cúng lễ tạ thay bàn thờ, bát hương mới
Người xưa nói: “Có đầu có đuôi” điều này có nghĩa là có cầu xin thay bát hương, thay bàn thờ mới cho gia tiên, thần tài ông địa thì sau khi thay xong sẽ cần phải có lễ và văn cũng tạ thay bát hương.
Thường việc thay bát hương, thay bàn thờ mới chỉ diễn ra trong cùng một ngày, trừ khi chủ nhà di chuyển quá xa. Do đó, nếu không cùng ngày gia chủ sẽ cần sắm lễ mới thì cúng xin thay bàn thờ mới ở nhà cũ và phải có mâm lễ tạ sau khi đã hoàn thiện việc bốc chuyển bát hương, thay bàn thờ mới ở nơi ở mới:
Lúc lễ tạ gia chủ vái lạy 3 vái và đọc bài văn cúng lễ tạ thay bát hương, bàn thờ mới.
“Hôm nay là ngày…………..tháng năm
Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia.
Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!”
Trên đây là toàn bộ những thủ tục, sắm lễ thay bàn thờ mới cho gia tiên, thần tài ông địa cũng như cách xử lý bàn thờ cũ, thôi không thờ thần tài đúng phong tục, cầu mong điều tốt lành tới gia chủ.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo bài viết: Cách đặt vị trí Tỳ Hưu trên bàn thờ thần tài giúp ăn nên làm ra