Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa

Trong tạo hình của người Việt, yếu tố biểu tượng đã phát triển rất cao. Biểu tượng Việt gắn rất chặt với bước đi và xã hội Việt, đặc biệt là lịch sử văn hóa. Cuốn sách nhằm hệ thống hoá và đánh giá giá trị biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình ở Hà Nội xưa, từ đó nhằm giải mã những giá trị trong di sản văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.

Đối tượng của đề tài liên quan chặt chẽ với các hiện vật chính được bài trí dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều chất liệu khác nhau ở di tích. Tư liệu về biểu tượng chủ yếu thông qua kết quả của các đợt điền dã thực địa ở nhiều địa điểm khác nhau, mà địa bàn cơ bản là châu thổ Bắc Bộ, tức là địa bàn sinh tụ và định cư lâu đời củ người Việt với một trọng tâm là Hà Nội. Đề tài có đóng góp tích cực vào việc xác định giá trị tích cực của di tích.

Bố cục của công trình như sau:

Phần 1: Những tiên đề tiếp cận giá trị biểu tượng
I. Địa lý cảnh quan một Hà Nội cổ
II. Cư dân thời đại đồ đá ở Hà Nội với các biểu tượng văn hoá nghệ thuật
III. Cư dân thời đại đồng thau và sắt sớm với các biểu tượng văn hoá nghệ thuật
IV. Phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ Hà Nội thể hiện trên các biểu tượng
Phần 2: Giá trị biểu tượng Hà Nội dưới thời quân chủ dân tộc
I. Giá trị biểu tượng trong kiến trúc chung và Hà Nội
II. Về giá trị biểu tượng trong điêu khắc tượng tròn, đồ thờ ở Hà Nội
IV. Giá trị biểu tượng trong chạm khắc trang trí trên địa bàn Hà Nội