Theo đoạn văn, các điều kiện dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

Với giải bài tập Câu 1 trang 16 SBT Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Câu 1 trang 16 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 2 trang 15 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Đoạn văn: Sự xuất hiện, phát triển của các thành thị ở khắp châu Âu và thành quả của các cuộc phát kiến địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa phát triển. Vào thế kỉ XIV, các thị quốc tự do ở vùng phía Bắc của I-ta-li-a như Phi-ren-xê (Florence), Vơ-ni-dơ (Venice), Giê-noa (Genoa), Mi-la-nô (Milano),… xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên giàu có. Sự giàu có do thương mại mang lại đã tạo điều kiện để các thương nhân có nhiều thời gian để suy tư, tìm hiểu, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Họ sẵn sàng trở thành những nhà bảo trợ hào phóng cho các học giả và nghệ sĩ, chẳng hạn như Lo-ren-xơ đờ Mê-đi-xi (Lorenzo de Medici) (1449-1492). Vào những năm 1930, tại Phi-ren-xê, phong trào Văn hoá Phục hưng bắt đầu. Phục hưng (Renaissance) có nghĩa là “hồi sinh”. Đó là “hồi sinh” nền văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục giá trị xa xưa, các nhà văn hoá Phục hưng còn muốn phát huy những giá trị của văn hoá nhân loại đã bị Giáo hội Thiên Chúa giáo và xã hội phong kiến vùi lấp đi.

Câu 1 trang 16 SBT Lịch Sử 7: Theo đoạn văn, các điều kiện dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

Lời giải:

Các điều kiện dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng:

– Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế

– Sự xuất hiện của lực lượng xã hội mới (tầng lớp thương nhân) đã đặt ra những nhu cầu mới về: thưởng thức văn hóa, nhu cầu về địa vị chính trị – xã hội tương ứng với vị thế kinh tế…