Thi bằng lái xe ô tô tại Việt Nam mới nhất 2023

Để thi bằng lái xe ô tô dễ dàng và tiết kiệm thời gian bạn cần ghi nhớ tất cả những thông tin dưới đây. 

Lái xe ô tô đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, bởi vậy, để có thể lái xe an toàn và thuận tiện di chuyển không lo vi phạm giao thông thì điều đầu tiên là cần phải có bằng lái xe. Vậy thi bằng lái xe ô tô có khó không? Thi bằng lái xe ô tô cần những điều kiện gì? Chi phí thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu? Tất cả những thông tin liên quan đến thi bằng lái xe ô tô tại Việt Nam sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Tại sao cần phải thi bằng lái xe ô tô?

Tại sao cần phải thi bằng lái xe? Thi bằng lái xe ô tô mang lại lợi ích gì? Dù chưa đủ điều kiện để sở hữu ô tô thì việc có bằng lái xe ô tô cũng mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn cần học lái xe ô tô và thi bằng lái xe ô tô:

  • Chủ động di chuyển, tiết kiệm thời gian

Thi bằng lái xe ô tô giúp bạn nắm được nhiều kỹ năng lái xe và chủ động di chuyển khi cần mà không phụ thuộc vào người khác. Thậm chí, có bằng lái xe nhưng chưa sở hữu ô tô bạn vẫn có thể thuê xe để đi du lịch, đến những nơi mà mình thích. Đặc biệt, với phụ nữ thi bằng lái xe còn giúp họ chủ động trong công việc, đưa đón con hay đi gặp gỡ bạn bè mà không phụ thuộc vào chồng hay tài xế công nghệ.

  • Tăng cơ hội việc làm

Thi bằng lái xe ô tô cũng là một trong những việc giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm. Hiện nay có rất nhiều công việc đòi hỏi bằng lái xe ô tô do đặc thù thường xuyên phải đi công tác và có bằng lái xe sẽ hỗ trợ bạn di chuyển linh hoạt và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc thuê xe. 

  • Đảm bảo sự an toàn 

Nếu không thi bằng lái xe và không biết lái xe trong những chuyến đi chơi hay đi công tác bạn sẽ phải thuê taxi rất bất tiện, thậm chí không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn biết lái xe thì có thể yên tâm lái xe, chủ động tốc độ và thời gian hơn giúp chuyến đi của gia đình an toàn hơn. 

Như vậy, thi bằng lái xe ô tô không chỉ đem đến cho bạn một tấm bằng lái mà còn mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày.

2. Thi bằng lái xe ô tô có khó không? 

Số lượng người tham gia thi bằng lái xe ô tô ngày càng nhiều và hầu hết mọi người đều băn khoăn thi bằng lái xe ô tô có khó không? Có thể nói việc thi bằng lái xe ô tô không quá khó. Theo đó, quá trình thi bằng lái xe ô tô có khó không hoàn toàn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Tâm lý người thi: Để thi lái xe ô tô đạt kết quả cao bạn cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ để tiếp thu bài học hiệu quả nhất. 

Tài liệu học: Để đậu thi lái xe bạn phải trải qua quá trình học chuyên nghiệp, bài bản từ lý thuyết đến thực hành. Bởi vậy cần có tài liệu chi tiết và khoa học để ôn luyện hiệu quả nhất.

Giáo viên dạy: Giáo viên dạy có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi bằng lái xe của bạn. Bạn cần tìm cho mình một người dạy có kinh nghiệm để được đào tạo và hướng dẫn chi tiết về cách ôn luyện.

Để thi bằng lái xe dễ dàng, các học viên cần hiểu rõ nội dung, quy trình thi theo hạng bạn đăng ký (Hạng B1, B2, C, D,…); Các loại xe tập lái, thời gian tập lái xe; Chú ý và tập trung học khi giáo viên hướng dẫn quy trình cũng như mẹo thi. 

>> Xem thêm: Màn hình ô tô 

3. Quy định thi bằng lái xe ô tô mới nhất 2023

Người học cần nắm rõ những quy định thi bằng lái xe ô tô mới nhất để chủ động hơn khi học cũng như tham gia thi.

Học lái xe trên cabin mô phỏng

Bắt đầu từ năm 2023, học viên sẽ phải học thêm môn học lái xe ô tô trên cabin mô phỏng. Như vậy các trung tâm đào tạo lái xe phải trang bị và sử dụng cabin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe, cùng với đó là các thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên. 

Tăng thêm môn học lái xe ô tô giữ nguyên tổng thời gian đào tạo

Từ năm 2023, nội dung trong một khoá học lái xe ô tô cũng sẽ tăng. Theo đó thời gian học lái xe trên cabin mô phỏng là 3 giờ/khóa học đối với hạng B1, B2 và C. Đối với những học viên học nâng hạng bằng lái xe ô tô sẽ học lái xe trên cabin mô phỏng 1 giờ.

Thêm nội dung thi bằng lái xe ô tô

Học viên phải thi thêm thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng. Cụ thể gồm 4 nội dung thi:

  • Sát hạch lý thuyết

  • Thi trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

  • Thực hành lái xe trong hình

  • Thực hành lái xe trên đường

Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi

Theo đó trình tự công nhận kết quả thi bằng lái xe ô tô cũng có sự điều chỉnh như sau:

  • Nếu không đạt lý thuyết lái xe ô tô, không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng.

  • Nếu không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng vẫn được thi thực hành trong hình.

  • Nếu không đạt nội dung thi thực hành trong hình sẽ không được thi sát hạch lái xe trên đường.

  • Nếu đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt nội dung lái xe trên đường vẫn được bảo lưu kết quả trong 1 năm.

  • Nếu đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe vẫn được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe.

Tăng mức phạt với người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn

Dưới đây là mức phạt mới nhất với những người sử dụng giấy phép lái xe ô tô quá hạn:

Người điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng

Người điều khiển xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên: Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng

>> Xem thêm: Màn hình android ô tô

3. Điều kiện thi bằng lái xe ô tô

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô là điều được rất nhiều người quan tâm khi có ý định thi bằng lái xe. Theo đó, học viên cần đáp ứng những điều kiện sau mới được thi bằng lái xe ô tô. 

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô về độ tuổi

Người đủ 18 tuổi trở lên: Được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

Người đủ 21 tuổi trở lên: Được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2)

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô về sức khỏe

Học viên thi bằng lái xe ô tô phải có sức khỏe ổn định, điều khiển được hành vi và chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Học viên khám sức khỏe tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây, học viên sẽ không được thi bằng lái xe ô tô:

  • Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.

  • Người bị rối loạn tâm thần mãn tính

  • Người có thị lực dưới 5/10 

  • Người tật về mắt (Quáng gà, bệnh chói sáng)

  • Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên

  • Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên

>> Xem thêm: Màn hình android 

4. Học thi bằng lái xe ô tô như thế nào?

Học lái xe ô tô b2 bao gồm 2 phần: Học lý thuyết và học thực hành. Dưới đây là những bước để đăng ký thi bằng lái xe ô tô mà học viên cần biết.

Nộp hồ sơ học lái xe

Học viên cần chuẩn bị ảnh 3×4 và CMND/CCCD photo. Giấy khám sức khỏe ở bệnh viện đã được cấp phép và tiến hành nộp hồ sơ cho trung tâm.

Lý thuyết thi bằng lái xe ô tô

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô tại các trung tâm đào tạo lái xe học viên sẽ được đào tạo lý thuyết. Theo đó, học viên sẽ được đào tạo về kiến thức của phần thi trắc nghiệm lý thuyết: Các loại biển báo giao thông, biển chỉ dẫn, luật giao thông, cách xử lý những lỗi khi tham gia giao thông, các bộ phận cơ bản của xe,…

Trong quá trình học, học viên sẽ được cung cấp bộ tài liệu gồm 600 câu lý thuyết về luật giao thông đường bộ, 15 bộ câu hỏi lý thuyết.

Học thực hành lái xe ô tô

Song song với học lái xe lý thuyết là học lái xe thực hành. Học thực hành lái xe ô tô sẽ khó hơn học lý thuyết, thậm chí tỷ lệ đỗ thực hành chỉ tương đối 70%. Trong quá trình học thực hành học viên sẽ được học thực hành 10 bài thi sa hình và học lái xe đường trường. 

Thi sát hạch bằng lái xe ô tô 

Sau quá trình học lý thuyết và thực hành, các học viên sẽ bước vào quá trình thi bằng lái xe ô tô. 

  • Lý thuyết thi bằng lái xe ô tô

Hiện tại, nội dung thi lý thuyết lái xe ô tô sẽ áp dụng bộ 600 câu hỏi, thay thế cho bộ 450 câu hỏi như cách thức cũ. Trong bộ câu hỏi sẽ có thêm 60 câu điểm liệt. Thí sinh trả lời sai câu điểm liệt sẽ bị đánh trượt phần lý thuyết. 

  • Thi thực hành lái xe ô tô 

Sau khi thi đạt bài thi lý thuyết lái xe ô tô, thí sinh sẽ thi sa hình. Đối với phần thi này thí sinh sẽ tự mình thực hiện trên xe có gắn chip chấm điểm tự động và hệ thống camera giám sát.

Phần thi thực hành lái xe ô tô gồm 11 bài thi:

  • Bài 1: Xuất phát

  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

  • Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành

  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co

  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc

  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

  • Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng

  • Bài 10: Ghép xe vào chuồng ngang (bằng C không có bài này)

  • Bài 11: Kết thúc

Được biết thời gian cho 11 bài thi thực hành là 18 phút. Thí sinh cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên mới vượt qua bài thi thực hành. 

Sau khi thi lái xe trong sa hình, thí sinh sẽ tiếp tục phần thi đường trường. Bài thi này, sát hạch viên sẽ trực tiếp ngồi cùng với thí sinh trên xe thi và đưa ra yêu cầu để thí sinh thực hiện. Nội dung thi sát hạch lái xe đường trường bao gồm: Thực hành xuất phát; Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng; Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng; Kết thúc. Thí sinh cần đạt 80/100 điểm mới được tính là thi đỗ.

5. Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu tiền?

Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu tiền? Giá thi bằng lái xe ô tô? Theo đó, để thi bằng lái xe ô tô thí sinh cần phải nộp chi phí: Học phần lý thuyết, học phần thực hành, học phần thực tế ảo, thi sát hạch lấy chứng chỉ tốt nghiệp.

Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu tiền? Bằng B1 là loại bằng lái xe phổ biến được nhiều người sử dụng, cho phép điều khiển xe ô tô chở người 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn. Chi phí học và thi bằng lái xe ô tô B1 dao động khoảng từ 9.000.000 – 10.000.000 đồng.

Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu tiền? Bằng B2 là bằng lái xe thông dụng nhất hiện nay với các xe ô tô dưới 9 chỗ thì mức học phí dao động từ 9.000.000 – 10.000.000 đồng/ khóa học. 

Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu tiền? Bằng C là loại bằng lái dành cho các xe ô tô trên 9 chỗ ngồi và xe tải trên 3,5 tấn. Do đó, thi bằng lái xe ô tô hạng C sẽ cao hơn so với hạng B1, B2. Chi phí cho một khóa học lái xe ô tô hạng C dao động từ 12.000.000 – 13.000.000 đồng/ khóa học.

Như vậy bạn đã trả lời được câu hỏi giá thi bằng lái xe ô tô? phí thi bằng lái xe ô tô? cũng như các chi phí cần thiết khi thi bằng ô tô. 

6. Cần chuẩn bị gì để đăng ký bằng lái xe ô tô?

Vậy bạn cần chuẩn bị gì để đăng ký học lái xe ô tô tại các trung tâm? Theo đó, sau khi tìm được trung tâm đào tạo lái xe uy tín, bạn cần nộp hồ sơ thủ tục đăng ký. Cụ thể học viên cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô

  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân 

  • Giấy khám sức khỏe tại các bệnh viện từ cấp huyện trở lên

  • Sơ yếu lý lịch

  • Ảnh 3×4: 10 ảnh 

7. Lưu ý khi học và thi bằng lái xe ô tô

Để có quá trình học và thi lý thuyết lái xe ô tô hiệu quả nhất học viên cần ghi nhớ những điều này:

Giữ tâm lý thoải mái trong quá trình học: Trong quá trình học lý thuyết và thực hành, học viên cần giữ tâm lý thoải mái và bình tĩnh. Tinh thần thoải mái, bình tĩnh giúp học viên vượt qua kỳ thi bằng lái một cách dễ dàng. 

Tham gia đầy đủ các buổi học: Bên cạnh đó, học viên cần tham gia đầy đủ các buổi học lái xe ô tô để nắm đầy đủ nội dung học.  

Chăm chỉ học thực hành: Học viên cần chăm chỉ thường xuyên luyện tập để chắc tay lái, nắm rõ thao tác giúp quá trình thi thực hành diễn ra suôn sẻ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về thi bằng lái xe ô tô mà những ai đang có ý định thi lái xe cần phải lưu lại. Hy vọng với những kiến thức và lưu ý trên bạn có thể ôn luyện dễ dàng và thi đạt kết quả như kỳ vọng.