Thị trường giao dịch tập trung là gì ? Thị trường giao dịch phi tập trung là gì?
Trên thế giới hiện nay có nhiều sàn giao dịch và số lượng sử dụng các sàn giao dịch ngày càng phổ biến trong việc mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán. Trong đó, thị trường giao dịch tập trung và thị trường giao dịch phi tập trung là hai loại thị trường rất phổ biến có số lượng chứng khoán niêm yết và các giao dịch chứng khoán diễn ra nhiều nhất.
Trên thế giới hiện nay có nhiều sàn giao dịch và số lượng sử dụng các sàn giao dịch ngày càng phổ biến trong việc mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán. Trong đó, thị trường giao dịch tập trung và thị trường giao dịch phi tập trung là hai loại thị trường rất phổ biến có số lượng chứng khoán niêm yết và các giao dịch chứng khoán diễn ra nhiều nhất. Một số vấn đề về thị trường giao dịch tập trung và thị trường giao dịch phi tập trung:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm thị trường giao dịch tập trung
Thị trường giao dịch tập trung là nơi để tiến hành hoạt động mua, bán chứng khoán hoặc nơi tham khảo để thực hiện việc mua, bán chứng khoán, được trang bị các phương tiện kĩ thuật cần thiết để thực hiện các giao dịch chứng khoán một cách thuận lợi, dễ dàng theo những quy tắc đã được ấn định trước có tính chất bắt buộc đối với những người tham gia.
Thị trường giao dịch tập trung là nơi thực hiện mua, bán chứng khoán hoặc nơi tham khảo để thực hiện mua, bán chứng khoán được trang bị các phương tiện kĩ thuật cần thiết để các giao dịch chứng khoán được tiến hành một cách thuận lợi, dễ dàng theo những quy tắc có tính chất bắt buộc được ấn định trước đối với những người tham gia.
Hoặc có thể hiểu ngắn gọn: Thị trường giao dịch tập trung là nơi mà việc giao dịch và mua bán chứng khoán được tiến hành một cách có tổ chức và tập trung tại một địa điểm xác định. Ví dụ các thị trường giao dịch tập trung như Sở giao dịch chứng khoán ở NewYork, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở giao dịch chứng khoán Paris, Sở giao dịch chứng khoán London,….
Các Sở giao dịch trong thị trường giao dịch tập trung được tổ chức dưới hình thức hoạt động của một công ty cổ phần. Hoạt động của các sở giao dịch này nhằm cung cấp cho những người có hoạt động mua, bán chứng khoán các phương tiện và dịch vụ cần thiết và tốt nhất để tiến hành giao dịch, ví dụ như: dịch vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống bảng giá điện tử để yết giá chứng khoán, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng khoán v.v…
Trong quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch tập trung đã được tổ chức thành địa điểm cụ thể. Hiện nay, do việc ứng dụng khoa học công nghệ nên giao dịch của thị trường giao dịch tập trung có thể được tiến hành qua mạng thông tin. Thị trường giao dịch tập trung có địa điểm hoạt động được xác định cụ thể là sở giao dịch chứng khoán.
Tại Việt Nam, trong thời gian đầu thành lập và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, địa điểm giao dịch là trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Quy định về thị trường giao dịch tập trung
Các hoạt động mua, bán chứng khoán tại các Sở giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung bắt buộc phải thông qua khâu trung gian, đó là những người môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán (brokers). Các nhà môi giới này nếu muốn hoạt động tại Sở giao dịch phải làm thủ tục đăng ký để có chỗ trong Sở.
Bên có nhu cầu mua và bán chứng khoán sẽ thông qua các nhà môi giới để đưa ra các lệnh mua và bán chứng khoán. Sau khi nhận lệnh, các nhà môi giới sẽ đến gặp nhau tại một nơi ở trung tâm của Sở giao dịch gọi là Sàn giao dịch đến tiến hành đàm phán.
Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ máy tính, nhiều Sở giao dịch trên thế giới đã thay thế việc đàm phán trực tiếp bằng một hệ thống ghép lệnh tự động, tuy vậy hình thức đàm phán trực tiếp vẫn được duy trì tại nhiều Sở giao dịch nổi tiếng trên thế giới.
Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bán tại Sở giao dịch, mà chỉ những loại chứng khoán đã được đăng ký yết giá. Để chứng khoán của một công ty được phát hành thì chứng khoán của công ty phải được đăng ký yết giá, đồng thời công ty đó phải thoả mãn các điều kiện cần thiết về qui mô vốn, về số lượng chứng khoán đã phát hành, về hiệu quả kinh doanh trong thời gian gần đây, các khoản vay và nghĩa vụ tài chính nếu có v.v….để hạn chế khả năng rủi ro sau khi niệm yết giá trên thị trường chứng khoán. Sau khi được Sở giao dịch chấp nhận, chứng khoán được đăng ký vào danh bạ của Sở giao dịch chứng khoán và thường xuyên được niêm yết giá trên Sở giao dịch.
Trong thị trường giao dịch tập trung, người dùng thực hiện việc nạp tiền vào sàn giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch. Nguồn vốn này sẽ được kiểm soát bởi một dịch vụ giao dịch trung gian. Có thể hiểu điều này có nghĩa là sổ lệnh, cũng như quyền lưu ký, đều nằm trong tay của dịch vụ nền tảng sàn tập trung.
3. Khái niệm thị trường giao dịch phi tập trung
Thị trường giao dịch phi tập trung hay còn gọi là thị trường OTC là thị trường được tổ chức nhưng không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường giao dịch tập trung mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin để tiến hành việc thương lượng.
Thị trường giao dịch phi tập trung mang những đặc điểm cơ bản sau:
+ Địa điểm giao dịch của thị trường phi tập trung không cần phải thông qua thị trường giao dịch mà được tiến hành theo cơ chế chào hàng cạnh tranh và các phương tiện thông tin đại chúng để thương lượng. Thị trường phi tập trung sử dụng nhiều thiết bị kĩ thuật số khác nhau để giao tiếp và hiển thị giá hỏi mua và giá chào bán trên thực tế. Trên cơ sở đó người mua và người bán và bên môi giới không cần phải ở cùng một nơi để giao dịch chứng khoán.
+ Mức gia giao dịch trong thị trường giao dịch phi tập trung phụ thuộc vào mối quan hệ cung – cầu của thị trường.
+ Các bên trong giao dịch giao dịch bằng cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá.
Thị trường giao dịch phi tập trung có nhiều vai trò, trong đó vai trò quan trọng nhất là Sàn giao dịch phi tập trung có khả năng tạo điều kiện cho các giao dịch được thực hiện nhanh hơn, chi phí hiệu quả hơn so với sàn tập trung. Việc loại bỏ bên xác thực trung gian giảm đáng kể các khoản chi phí, các khoản phát sinh khác và thời gian trễ trước khi lệnh mua/bán được xử lý.
Bên cạnh đó, so với thị trường truyền thống, nhà đầu tư khó có cơ hội tăng phần lợi nhuận lên nhiều lần nếu không có số vốn lớn. Còn ở thị trường giao dịch phi tập trung, nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy lên đến hàng trăm lần để khuếch đại lợi nhuận của mình.
Hiện tại trên thế giới, không có nhiều sàn giao dịch phi tập trung hoạt động, bởi vì lượng người dùng các sàn DEX chưa nhiều. Nhìn chung, so với số lượng người sử dụng sàn giao dịch của thị trường giao dịch tập trung thì thị trường giao dịch phi tập trung có phần ít hơn và khối lượng giao dịch thấp. Một số sàn phi tập trung tương đối lớn và nổi tiếng có thể kể đến như: IDEX, Etherdelta, Bancor Network, Kyber Network, 0x Protocol, CoinChangeX, DDEX,.. bên cạnh đó còn có nhiều sàn giao dịch nhưng giá trị giao dịch không phổ biến
4. Quy cách giao dịch trên thị trường phi tập trung
Việc tiến hành các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không hề chịu bất cứ một lực tác động nào từ bên ngoài nào ( ví dụ như giới hạn giá, lượng cổ phiếu…).
5. Quy định về thị trường giao dịch phi tập trung
Thị trường OTC được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định và chịu sự quản lý của nhà nước. Các phương thức giao dịch trên thị trường giao dịch phi tập trung bao gồm 3 phương thức giao dịch chủ yếu: Phương thức giao dịch thỏa thuận giản đơn; Phương thức giao dịch báo giá và Phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường.
Trong thị trường giao dịch phi tập trung, người dùng sẽ tiến hành việc giao dịch trực tiếp với các chủ thể khác mà không cần một máy chủ trung tâm. Không có một dịch vụ nền tảng tập trung sở hữu sổ lệnh và quyền lưu ký. Do đó, tiền được kiểm soát bởi người dùng và các bên tham gia trong nền tảng này.
Sàn giao dịch phi tập trung được sở hữu và điều khiển bởi tất cả các bên tham gia vì vậy không có một bên nào có được quyền lưu giữ nguồn vốn của khách hàng. Việc kiểm soát tiền luôn nằm trong tay của người dùng nhờ có cấu trúc mạng lưới ngang hàng. Các giao dịch diễn ra giữa các bên trong mạng lưới bằng các hợp đồng thông minh, và có thể được điều chỉnh bởi các bên tham gia. Người dùng có thể kiểm soát nguồn vốn của họ mọi lúc với sàn giao dịch phi tập trung.
Tại Việt Nam, thị trường giao dịch phi tập trung trong thời gian qua dù đã bớt sốt so với vài năm trước, nhưng cổ phiếu OTC vẫn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn không kém các cổ phiếu trên thị trường tập trung và thu hút số lượng các giao dịch tăng lên đáng kể.
Nền kinh tế Việt Nam có hơn 1 triệu doanh nghiệp lớn nhỏ, tuy nhiên chỉ có vài trăm doanh nghiệp được niêm yết trên sàn tập trung (chiếm khoảng 1%). Việc được niêm yết trên sàn tâp trung đòi hỏi những điều kiện cao hơn sàn phi tập trung, tuy nhiênso sánh trong điều kiện phát triền của các doanh nghiệp Việt Nam thì phàn lớn chưa đáp ứng được những điều kiện của sàn tập trung. Do đó, sàn OTC tạo ra cơ hội đầu tư vô cùng đa dạng cho bên cần giao dịch vì trên sàn giao dịch phi tập trung các bên có nhu cầu giao dịch đều có thể tìm hiểu và mua hàng trăm, thâm chí là hàng nghìn mã cổ phiếu OTC với giá hấp dẫn. Nếu phân tích và có chiến lược giao dịch mua bán chứng khoán đúng đắn, thị trường OTC có thể sẽ giúp sinh lợi gấp nhiều lần so với cổ phiếu truyền thống.
Đầu tư cổ phiếu OTC tại Việt Nam trong những năm qua đã mang lại những lợi nhuận rất cao, đặc biệt phải kể đến cổ phiếu lĩnh vực ngân hàng và tài chính, và cả trong lĩnh vực bất động sản.
Ví dụ như cổ phiếu của ngân hàng VPB giá khởi điểm OTC là 15 000 VND một cổ phiếu, sau OTC lên đến 70.000 VND một cổ phiếu. Cổ phiếu ngân hàng OCB khởi điểm là 6.000 VND một cổ phiếu, sau OTC có khi lên đến 28.000 VND một cổ phiếu. Do có khả năng sinh lợi cao mà tại Việt Nam, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm các cổ phiếu OTC tiềm năng để đầu tư thu lợi.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)