Thiết Bị Bảo Vệ Mạch Điện Hữu Ích Mà Bạn Nên Biết

Để bảo vệ giúp bạn an toàn khi sử dụng điện cần có các thiết bị bảo vệ mạch điện. Chính vì vậy Huỳnh Lai xin giới thiệu đến các bạn một vài thông tin hữu ích về các thiết bị này. 

Trong hệ thống điện dân dụng chắc hẳn bạn khá quen thuộc với hai thiết bị bảo vệ điện là cầu chì và aptomat. Ngoài ra còn một số thiết bị khác nữa đó là, contactor, relay nhiệt, rơle thời gian và bảo vệ mất pha. Ngay bây giờ chúng ta cùng điểm qua 6 thiết bị hữu ích này nhé!

Cầu Chì – Thiết bị bảo vệ mạch điện thông dụng

Là thiết bị hay dùng nhất trong dòng điện dân dụng để bảo vệ đồ dùng điện. Cầu chì có khả năng sẽ dẫn đến hiện tượng cháy nổ để bảo vệ mạch điện.

thiết bị bảo vệ mạch điện

Phân loại: có nhiều loại như cầu chì hộp, ống, nút,…

Nguyên lý hoạt động: khi xảy ra sự cố điện quá tải hoặc ngắn mạch làm dòng điện tăng lên. Khi điện áp vượt mức quy định sẽ làm cầu chì nổ dẫn đến mạch điện bị cắt. Nhờ đó mà bảo vệ được mạch điện. Khi sửa xong sự cố điện thì ta cần thay bằng cầu chì khác.

Vị trí đặt cầu chì: Sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận khác trong mạch điện.

Cấu tạo gồm 3 phần: 

  • Vỏ: làm bằng sứ hoặc thủy tinh 

  • Dây dẫn điện: gồm  hai đầu dây dẫn được kết nối với một dây nối trong mạch điện

  • Cực giữ dây chảy

Trong các bộ phận của cầu chì thì dây chảy là quan trọng nhất. Người dùng cầu chì chọn nó theo dòng điện định mức được ghi bên ngoài vỏ cầu chì.

Thiết bị bảo vệ mạch điện tự động aptomat

Aptomat còn được gọi là cầu dao tự động vì nó sẽ tự động đóng mạch điện nếu xảy ra sự cố điện. Nó được xem là sự kết hợp của cầu dao và cầu chì. Bởi vì Khi điện xảy ra hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải. Lúc này dòng điện tăng lên cao sẽ làm cho aptomat cắt dòng điện để bảo vệ hệ thống điện. Khi dòng điện được sửa trở lại thì aptomat có chức năng như cầu dao. Bên cạnh đó, có một số aptomat được cấu tạo thêm chức năng chống rò và chống giật.

Chức năng chính: Cách ly, bảo vệ điện quá tải, ngắn mạch.

Công dụng: là thiết bị dùng để đóng điện khi có sự cố điện.

Aptomat được phân loại theo 5 cách: cấu tạo, chức năng, dòng cắt ngắn mạch, khả năng chỉnh dòng.

Cấu tạo theo 4 bộ phận chính: 

  • Tiếp điểm: có 2 hoặc 3 tiếp điểm trong đó có 1 tiếp điểm chính.

  • Hộp dập hồ quang: có hai kiểu thông dụng là kiểu chính và hở

  • Cơ cấu chuyển động cắt: bằng tay hoặc bằng cơ điện

  • Móc bảo vệ.

Xem thêm>> Thiết Bị Đóng Cắt Và Lấy Điện Của Mạng Điện Trong Nhà

Contactor là khí cụ điện áp có nhiệm vụ đóng cắt mạch điện động lực. Nó là một thiết bị bảo vệ mạch điện quan trọng được ứng dụng rộng rãi.

Chức năng: Điều khiển các thiết bị khác như: tụ bù, động cơ, hệ thống chiếu sáng.

Phân loại: được phân loại theo nhiều cách như: nguyên lý truyền động, dạng dòng điện, kết cấu, dòng điện định mức, số cực,điện áp cuộn hút, cấp điện áp, chức năng chuyên dụng.

Phương thức điều khiển: bằng tay, tự động hoặc từ xa.

Cấu tạo gồm 3 bộ phận: 

  • Nam châm điện: gồm cuộn dây, lõi sắt, lò xo

  • Hệ thống dập hồ quang

  • Hệ thống tiếp điểm: gồm tiếp điểm chính và phụ.

Ứng dụng: Dùng làm thiết bị điều khiển đóng cắt mạch điện trong điện dân dụng, công nghiệp, ngành tự động hóa.

Relay nhiệt – Thiết bị bảo vệ các thiết bị điện 

Rơ le nhiệt là thiết bị đóng cắt mạch điện khi có sự cố quá tải điện xảy ra. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc giãn nở vì nhiệt. 

Công dụng chính: dùng để bảo vệ các thiết bị điện ( như máy bơm nước, điều hòa, lò nướng,..) khi quá tải. Ngoài ra nó có thể dùng như công tắc điện với dòng điện nhỏ chạy qua nó để kích hoạt dòng điện lớn hơn.

Phân loại: dựa vào ba cách để phân loại là kết cấu, phương thức đốt nóng và yêu cầu sử dụng.

Cấu tạo:  

  • Đòn bẩy

  • Tiếp điểm đóng và mở, 

  • Vít chỉnh dòng điện tác động, 

  • Thanh lưỡng kim, 

  • Dây đốt nóng, 

  • Cần gạt.

Xem thêm>> Relay Bảo Vệ Mà Bạn Nên Mua

Rơle thời gian

Là thiết bị là trễ thời gian đóng mở các tiếp điểm trong khoảng thời xác định. Nó được ứng dụng nhiều trong mạch điện điều khiển tự động.

Chức năng chính: truyền tín hiệu cho các thiết bị khác.

Phân loại: theo thời điểm trễ dựa trên các tiếp điểm có 2 loại là on delay, off delay hoặc cặp on/off delay.

Nguyên lý hoạt động: được xét trên 2 trạng thái:

  • Off delay
    • Khi thiết bị này được cấp điện sẽ lập tức khởi động trạng thái và hoạt động 

    • Khi ngừng cấp điện thì tiếp điểm ngừng hoạt động và sau một khoản thời gian nhất định sẽ trở về vị trí ban đầu.

  • On delay: Khi cấp điện ở trạng thái này các tiếp điểm sẽ không khởi động ngay lập tức. Mà chúng sẽ được chuyển đổi trạng thái và duy trì sau một khoảng thời gian nhất định.

Thiết bị bảo vệ mất pha trong mạch điện

Là thiết bị dùng để bảo vệ mất pha cho tải 3 pha hay động cơ 3 pha kích hoạt nhầm nút chạy. Bởi vì khi có sự cố mất pha sẽ làm cháy động cơ nếu không phát hiện kịp thời. Nên thiết bị này dùng để giám sát và cảnh báo cho các thiết bị. Đồng thời giúp tự động cắt nguồn tải động cơ. 

Chức năng chính: bảo vệ mất pha, sụt áp, quá áp, lệch áp, chênh áp, đảo pha, thứ tự pha 

Ứng dụng: bảo vệ mất pha cho điện dân dụng và công nghiệp.

Như vậy Huỳnh Lai đã giới thiệu sơ qua cho bạn về các thiết bị bảo vệ mạch điện phổ biến. Nếu bạn dùng để bảo vệ các thiết bị điện dân dụng hay mạch điện có thể cân nhắc đến hai thiết bị được giới thiệu đầu tiên.

Xem thêm>> Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Được Nhiều Người Sử Dụng Nhất Hiện Nay