Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì ?
Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì ?
Thiết kế công nghiệp (industrial design) là thiết kế sản phẩm, hình dáng bên ngoài của sản phẩm thuộc ngành mỹ thuật ứng dụng. Thiết kế công nghiệp sử dụng kỹ thuật bao gồm khoa học công nghệ kết hợp với mỹ thuật để có thể nâng cao công năng, hình thái, khả năng sử dụng và quan trọng nhất là tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp Là Gì?
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là thiết kế hình dáng bên ngoài của sản phẩm qua thiết kế hình khối, đường nét, màu sắc và kết hợp các yếu tố trên. Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm độc đáo, khác biệt tạo sự thu hút với khách hàng và cuối cùng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Ngành Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp Bắt Nguồn Từ Đâu ?
Bắt đầu cùng với cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thuế kỷ 19. Thời kỳ chuyển đổi từ sản xuất thủ công khối lượng nhỏ sang sản xuất hàng loạt cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng như yêu cầu tính thẩm mỹ và tính ứng dụng ngày càng cao. Đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng phong phú cả về ứng dụng và sự mới mẻ. Do đó thiết kế kiểu dáng công nghiệp ngày càng dược xem trọng.
Sản Phẩm Nào Cần Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp ?
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp thường được áp dụng cho các sản phẩm đại trà, sản phẩm tiêu dùng và thiết bị công nghiệp. Các loại sản phẩm thường được thiết kế theo kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
-
Thiết bị điện tử: Điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy ảnh, máy quay phim, loa, tai nghe, v.v.
-
Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi, lò vi sóng, máy xay sinh tố, v.v.
-
Đồ nội thất: Ghế sofa, bàn, ghế, giường, kệ sách, tủ quần áo, v.v.
-
Công cụ và thiết bị: Máy khoan, máy cắt, máy hàn, đồ nghề, v.v.
-
Sản phẩm tiêu dùng: Chai nước giải khát, đồ ăn nhanh, bánh kẹo, hộp đựng thực phẩm, v.v.
Thiết Kế kiểu dáng giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lí.
Tầm Quan Trọng Của Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp
Tăng tính cạnh tranh
Giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn trong số các sản phẩm cạnh tranh. Nó giúp sản phẩm của bạn thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.Từ đó có thể giúp cho công ty tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Tối ưu hóa chức năng
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp không chỉ là về vẻ ngoài mà còn liên quan đến hiệu suất và chức năng của sản phẩm. Một thiết kế tốt sẽ tối ưu hóa việc sử dụng, cải thiện tính năng và tăng cường hiệu quả hoạt động của sản phẩm.
Cải thiện trải nghiệm người dùng:
Sản phẩm được thiết kế một cách thông minh và dễ sử dụng sẽ tăng khả năng tiếp cận và sử dụng của người dùng, đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không chỉ đáp ứng được các yêu cầu chức năng, mà còn tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Tăng tính thẩm mỹ:
Giúp sản phẩm của bạn trông đẹp hơn và thu hút người tiêu dùng. Nó cũng tạo ra sự nhận biết thương hiệu độc đáo cho sản phẩm của bạn.
Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp sẽ không chỉ là yếu tố quyết định đến tính cách của thương hiệu mà còn chính là đại sứ hình ảnh giúp chinh phục được những nhóm đối tượng mục tiêu.
Hỗ trợ mạnh mẽ trong công tác truyền thông, giới thiệu sản phẩm:
Sản phẩm có thiết kế 3D mới lạ, độc đáo sẽ tạo được ấn tượng, tăng hiệu quả trong quá trình xây dựng hình ảnh trong lòng người tiêu dùng.
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp
Tính pháp lý sản phẩm: Một thiết kế sản phẩm hợp lệ phải được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với cơ quan có thẩm quyền.
Tính thân thiện với người dùng: Đây là một trong những yếu tố đánh giá sự thành công của một sản phẩm vì cho đến cuối cùng giá trị mang đến cho người dùng vẫn là yếu tố hàng đầu.
Khả năng ứng dụng của thiết kế sản phẩm công nghiệp: Một thiết kế cho dù có sáng tạo, mới lại thân thiện với người dùng đến đâu nhưng khả năng ứng dụng thực tế trên diện rộng không đáp ứng được thì thiết kế đó cũng chỉ nằm trên lý thuyết sách vở.
Quy Trình Thiết Kế Kiểu Dáng Công Nghiệp
Bước 1: Phác họa ý tưởng hiểu sản phẩm, nghiên cứu, thảo luận đề xuất ý tưởng
Bước 2: Kết xuất đồ họa so sánh lựa chọn, công năng sản phẩm, thị hiếu, nhận diện thương hiệu
Bước 3: Tạo mô hình 3D thiết kế cho sản xuất, thiết kế cho lắp ráp, tối giảm chi phí
Bước 4: Hoàn thiện mô hình 3D