Thiết bị điện dân dụng là gì? Danh sách các thiết bị điện dân dụng
Thiết bị điện dân dụng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vậy thiết bị điện dân dụng là gì, gồm những loại nào? Hãy cùng Kyoritsuvietnam.net tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục bài viết
Thiết bị điện dân dụng là gì?
Thiết bị điện dân dụng là gì? Thiết bị điện dân dụng hay còn gọi là đồ điện dân dụng. Đây là những thiết bị điện được dùng nguồn điện để điều hành và làm các công việc về điện áp. Ví dụ như: tivi, tủ lạnh, nồi cơm, điều hòa,…
Thiết bị điện dân dụng là gì?
Các sản phẩm này được ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, mô hình kinh doanh hoặc sinh hoạt hàng ngày. Chúng đóng vai trò quan trọng, đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Ngày nay, thiết bị điện dân dụng là vật dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Chúng có mặt ở khắp nơi, trong mọi hoạt động của con người. Từ thành thị tới nông thôn, thậm chí là vùng hải đảo xa xôi hay miền núi hẻo lánh.
Thiết bị điện dân dụng bao gồm những loại nào?
Đồ điện dân dụng gồm những gì, được chia thành những loại nào? Thiết bị điện dân dụng được chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào mục đích sử dụng, người ta chia thành các nhóm như thiết bị truyền dẫn điện, thiết bị nhà bếp, thiết bị làm sạch,… Dưới đây là những một số thiết bị điện tử dân dụng nằm trong các nhóm đồ điện gia dụng phổ biến:
Một số thiết bị điện tử dân dụng phổ biến
-
Thiết bị truyền dẫn điện: Cáp, máy biến áp…
-
Thiết bị ngăn ngừa hậu quả khi xảy ra sự cố điện: Cầu chì…
-
Thiết bị đóng ngắt mạch điện nhằm kết nối dây của hệ thống điện chủ: Công tắc điện…
-
Thiết bị giặt ủi: Máy sấy quần áo, máy giặt, bàn ủi…
-
Thiết bị nhà bếp: Lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát, tủ lạnh,…
-
Thiết bị làm sạch: Máy hút bụi, máy lau nhà,…
-
Điều hòa phòng: Quạt, máy lạnh, quạt sưởi,…
-
Thiết bị chiếu sáng: Đèn led, đèn điện,…
-
Thiết bị chăm sóc cá nhân: Máy sấy tóc, cạo râu…
-
Thiết bị đo lường: cân, nhiệt kế,…
-
Thiết bị giải trí: tivi, máy ảnh,…
-
Thiết bị văn phòng: máy tính, máy in,…
Xem thêm:
Danh sách các mặt hàng điện dân dụng
Bạn đã biết thiết bị điện dân dụng là gì và những loại đồ điện dân dụng phổ biến. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi đến bạn danh mục thiết bị điện dân dụng cần thiết cho mỗi gia đình. Mời bạn đọc tham khảo!
Danh sách các mặt hàng điện dân dụng
Danh sách các mặt hàng điện dân dụng như sau:
-
Công tắc – Ổ cắm: Đây là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tùy vào khu vực lắp đặt ổ cắm và thiết bị dùng điện mà bạn chọn công tắc 2 cực hay 3 cực.
-
Thiết bị đóng cắt: bộ ngắt mạch dùng dầu (OCB), bộ cách ly không tải, cầu chì HRC, aptomat chống giật (ELCB),… Chúng có tác dụng đóng cắt, điều khiển, đo, điều chỉnh, cách ly và bảo vệ mạch điện và thiết bị.
-
Phích cắm: Có nhiều kiểu dáng khác nhau như phích 2 chân, 3 chân,… Tùy vào mục đích sử dụng mà phích cắm có chức năng và giới hạn chịu cường độ điện riêng biệt.
-
Dây điện và các loại phụ kiện: Những loại dây điện phổ biến nhất là: Dây đơn lõi đồng cứng, dây xoắn mềm hay dây đôi lõi đồng bọc vỏ PVC,…
-
Bóng đèn: Bóng đèn có nhiệm vụ cung cấp ánh sáng cho không gian nhà ở với cường độ chiếu sáng cao.
-
Quạt điện: Bao gồm: Quạt cây, quạt trần, quạt treo tường… Chúng là những thiết bị hoạt động thông qua trục quay cánh, có tác dụng làm mát, thường được dùng trong thời tiết nắng nóng.
-
Ống nước và phụ kiện lắp đặt: Thiết bị này được sử dụng phổ biến khi xây nhà, bao gồm: ống đồng, ống nhựa PPR, ống nhựa PEX, ống PVC…
-
Tủ điện: Đây là nơi nắm tổng nguồn điện của ngôi nhà. Tủ điện có tác dụng đóng cắt và điều khiển hệ thống điện. Tùy vào số lượng nguồn điện cần dùng trong nhà mà chọn loại tủ có kích thước lớn hay nhỏ.
-
Và một số thiết bị khác,…
Cách kiểm tra các thiết bị điện dân dụng
Cách kiểm tra các thiết bị điện dân dụng
Ngoài việc giải đáp vấn đề thiết bị điện dân dụng là gì, bài viết này còn hướng dẫn bạn kiểm tra các thiết bị dân dụng. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng cháy nổ và giảm sự cố điện ở mức thấp nhất. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó bạn cần hết sức lưu ý không nên bỏ qua kiến thức này.
Khi lắp đặt hệ thống điện cho gia đình, phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn điện, có lắp đầy đủ bộ phận bảo vệ hệ thống điện.
Với những ngôi nhà mới xây, hệ thống điện còn tương đối tốt. Còn những công trình từ 10 đến 20 năm thì đường dây điện dễ bị xuống cấp. Mặt khác, hệ thống dây điện bên ngoài cũng có thể bị đứt do mưa bão hoặc vỏ bọc bị hư hại do nắng mưa. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện để sớm phát hiện những điều bất ổn.
Cách kiểm tra thường thấy nhất là quan sát bên ngoài hệ thống dây điện xem có bị hỏng, nứt hay hở đường dây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bút thử điện để xem các thiết bị điện dân dụng có bị rò rỉ không. Việc kiểm tra điện cần có kỹ năng và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ với thợ điện để họ có thể kiểm tra giúp bạn.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu thiết bị điện dân dụng là gì, danh sách thiết bị điện dân dụng và cách kiểm tra. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.