Thiết bị khử tĩnh điện là gì
Mục lục bài viết
Thiết bị khử tĩnh điện là gì
1. Thiết bị khử tĩnh điện là gì?
a. Tĩnh điện là gì?
Tĩnh điện là sự mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện.
Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.
b. Như vậy dẫn tới ta có khái niệm thiết bị khử tĩnh điện:
Thiết bị khử tĩnh điện
là các thiết bị có tác dụng làm sạch bề mặt bụi trên sản phẩm, còn tránh việc hút bụi của sản phẩm. Đối với việc in sản phẩm sẽ sắc nét hơn, trong in công nghiệp các sản phẩm sẽ có không bị dính.
Hình 1.1: Một số thiết bị khử tĩnh điện
2. Phương pháp và công nghệ tạo ion
Khử tĩnh điện bằng phương pháp Tạo ion (Ionizer)
Thiết bị khủ tĩnh điện sinh ra điện tích âm hay điện tích dương để trung hòa?
Câu trả lời là thiết bị sinh ra đồng thời cả điện tích dương và điện tích âm. Những ion trái dấu sẽ trung hòa điện tích với vật thể. Ion trái dấu do tác động của lực tĩnh điện sẽ bị đẩy ra ngoài và trung hòa vào không khí.
Các thiết bị khử tĩnh sử dụng nguyên tắc Corona Discharge để sinh ra ion:
Sử dụng đầu điện cực điện áp cao (4000-7500V) đẻ làm ion hóa không khí và làm cho không khí nhiễm điện tích tạo ra các ion dương hoặc âm tùy thuộc vào điện tích của đầu điện cực.
Một số công nghệ tạo ion
Công nghệ DC là công nghệ sử dụng dòng điện 1 chiều với điện áp 7000V ở mỗi đầu điện cực.
Công nghệ DC có nhược điểm: Một số khu vực sẽ không có đồng thời cả ion dương và ion âm; Đầu điện cực âm sẽ nhanh bị mòn hơn dẫn đến lượng ion sẽ ít hơn điện cực dương làm mất cân đối ion.
Công nghệ AC: sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo ra cả ion dương và ion âm trên cùng 1 đầu điện cực.
Tuy nhiên tần số đảo chiều giữa dương và âm quá thấp dẫn điện không kịp trung hòa điện tích trên sản phẩm đối với dây triền sản xuất có tốc độ cao.
Công nghệ HDC-AC (Hybrid Digital Control- AC) là tối ưu khả năng khử tĩnh điện bằng công nghệ sung với tần số cao: 200Hz và tối ưu xung của dòng điện.
Ưu điểm:
1. Duy trì cân bằng ion sau thời gian dài sử dụng
2. Ít phải vệ sinh thiết bị
3. Không cần điều chỉnh cân bằng ion.
4. Sinh ra rất ít ozon (0.001 PPM)
Dựa trên nguyên tắc này người ta tạo ra các thiết bị khác nhau như quạt, thanh bar, nozzle ion để khử hết tĩnh điện sinh ra.
Một số thiết bị khử tĩnh điện thông dụng:
Hình 2.1: Biểu đồ nguyên tắc hoạt động của thiết bị khử tĩnh điện
3.Một số thiết bị khử tĩnh điện thông dụng và ứng dụng của chúng
3.1. Thiết bị khử tĩnh điện dạng quạt
Có kết cấu như một chiếc quạt nhỏ: kết hợp giữa phần tạo ion và hệ thống quạt quay thổi gió dưa các hạt ion vào khu vực cần khử tĩnh điện (thiết bị chạy độc lập không cần sử dụng đến hệ thống khí nén). Thiết bị thường có thể điều chỉnh được tốc độ gió, cũng như có cơ chế cân bằng ion.
Thiết bị khử tĩnh điện dạng quạt ứng dụng trong sản xuất thiết bị điện tử hay phòng làm việc, bộ phận loại bỏ tĩnh điện trong quy trình sản xuất thiết bị về kính, màn hình hay những thiết bị cần độ chính xác cao…
Hình 3.1 : Quạt khử tĩnh điện
3.2. Thiết bị khử tĩnh điện dạng thanh
Hình 3.2: Thanh khử tĩnh điện
Thiết bị có chuỗi thanh ion mạch điện xoay chiều, kết hợp với hệ thống khí nén thổi các các vòi phun bố trí dọc theo thanh,có tác dụng loại bỏ tĩnh điện mạnh mẽ, trên vùng rộng.
Thiết bị khử tĩnh điện dạng thanh còn có thể vừa chải bóng vừa thổi khí một cách có hiệu quả nhất.
Ứng dụng: Thiết bị khử tĩnh điện ứng dụng trong các ngành nghề lắp ráp màn hình LCD, hệ thống phòng sạch, công nghiệp sản xuất nhựa, dược phẩm, thực phẩm.
3.3. Thiết bị tĩnh điện dạng khí nén kiểu vòi phun hoặc súng cầm tay.
Hình 3.3: Thiết bị khử tĩnh điện cầm tay
Thiết bị khử tĩnh điện dạng phun cầm tay là loại thiết bị nhỏ nhẹ, có thể lắp cố định và cầm tay di chuyển thuận tiện trong quá trình thao tác. Thiết có ưu điện có thể thể lách sâu, tập trụng vùng khử điện vào những vị trí yêu cầu.
3.4. Buồng khử tĩnh điện
Thiết bị khử tĩnh điện này có kế cấu là một buồng kín, trang bị nhi vòi phụ ionizer; có tác dụng thổi bụi, thu hồi bụ và khử tĩnh điện sản phẩm tập trung.
Hình 3.4 : Buồng khử tĩnh điện
4. Thông số cơ bản của các thiết bị khử tĩnh điện
Khi lựa chọn một thiết bị khử tĩnh điện thì cần phải lưu ý các thông số cơ bản sau
–
Độ cân bằng ion
–
Tần số
–
Nguồn cung cấp
–
Nguồn cung cấp và dòng tiêu thụ
– Á
p suất khí lớn nhất
–
Màn hình hiển thị
–
Kim điện cực
–
Độ cần bằng ION
–
Thời gian làm sạch kim điện cực
–
Chuông báo
–
Cổng Lan đầu ra
–
Chế độ cân bằng động
BÀI VIẾT BẠN NÊN XEM: