Thời vụ là gì? Cách tính và xác định thời vụ đúng nhất

Thời vụ là một khái niệm có trong rất nhiều điều trong cuộc sống như: thời vụ trong công việc, thời vụ trong chăn nuôi và thời vụ trong trồng trọt.  Vậy thời vụ trong hàng hóa phái sinh là gì? Có ảnh hưởng như thế nào và làm thế nào để có thể xác định được thời vụ? Hãy cũng Saigon Futures tìm hiểu nhé!

thoi vu la gi

I. Tính thời vụ là gì?

Tính thời vụ là những diễn biến lặp đi lặp lại, giúp chúng ta dự đoán trước về tất cả sự kiện, hoạt động diễn ra trong năm, bao gồm: thời tiết, khí hậu, các hoạt động kinh tế – chính trị – văn hóa của một doanh nghiệp hay quốc gia.

Tính thời vụ trong giao dịch hàng hóa phái sinh là công cụ đáng tin cậy để dự đoán xu hướng giá hợp đồng tương lai của một loại hàng hóa bất kỳ đang giao dịch trên sàn hàng hóa. Và, những yếu tố mang tính thời vụ nào mà nhà đầu tư cần quan tâm khi ra quyết định đầu tư?

Hãy cùng Saigon Futures tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

II. Giá hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thời vụ như thế nào?

Khi nhìn vào xu hướng giá trong thị trường tương lai trong dài hạn, bạn sẽ càng tin tưởng rằng các nhân tố mang tính thời vụ được đều được lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ.

Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường giao dịch trong đường ống (range-bound). Trong một khoảng thời gian xác định, giá hàng hóa sẽ dao động trong phạm vi giới hạn giữa điểm cao nhất và thấp nhất. Kết quả của các yếu tố biến động này đại diện cho xu hướng biến động giá tương lai, chúng sẽ được lặp lại theo ngày, theo tuần và theo năm một cách đồng nhất và tuân theo các quy luật chung.

Hãy nhìn và biểu đồ xu hướng dưới đây để so sánh:

tinh thoi vu

Lúa mì vụ đông – chart tháng từ năm 1972-2020

 

tinh thoi vu

Đậu tương – xu hướng thị trường từ năm 1972-2020

Tính chu kỳ của thời vụ thể hiện rõ sự phát triển xu hướng giá. Tuy nhiên, việc đưa ra chiến lược giao dịch không chỉ dựa trên tính chu kỳ mà còn phải thông qua nhiều yếu tố. Tuy nhiên, Saigon Futures tin rằng đây là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư dự đoán trước giá và xu hướng hợp đồng tương lai. Vậy, tính chu kỳ của thời vụ được hình thành như thế nào?

Xem thêm:

1. Quy luật cung – cầu

Ngược với thị trường chứng khoán, nơi giá cổ phiếu bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, giá hàng hóa bị tác động chính bởi quy luật cung cầu

Thiếu hụt hàng hóa khi nhu cầu cao dẫn đến giá hàng hóa và các hợp đồng tương lai hàng hóa tăng, ngược lại, cung tăng nhưng thị trường không phát sinh nhu cầu nhiều khiến giá các loại hàng hóa giảm.

Thị trường lý tưởng là khi không bị các yếu tố bên ngoài tác động, nơi cung và cầu gặp nhau ở mức giá nhất định, hình thành trạng thái giá cân bằng.

2. Tính thời vụ của giá hàng hóa theo cung

Nông sản, hàng hóa nông nghiệp, thịt hoặc các sản phẩm từ nguyên liệu thô phụ thuộc vào tính thời vụ theo nguồn cung.

Hàng hóa nông nghiệp như: lúa mì, đậu phụ thuộc vào sự tăng trưởng, chu kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, các nguyên liệu thô cần xem xét thêm về khu vực trồng trọt và khí hậu có làm giảm năng suất và giá sau khi thu hoạch hay không?

Tương tự, chu kỳ trên cũng áp dụng cho thị trường thịt heo. Cung trên thị trường gia súc (gia súc sống, gia súc trung chuyển – gia súc đã trưởng thành chuẩn bị giết mổ) đều phụ thuộc vào khả năng sinh sản và vòng đời của động vật đó. Các nông trại hiện đại có thể kiểm soát việc trên, nhưng vẫn phụ thuộc vào chu kỳ sống của loài động vật đó.

3. Tính thời vụ của giá hàng hóa theo nhu cầu

Xu hướng giá theo nhu cầu phản ánh rõ nét qua các thị trường năng lượng, nhiên liệu, khí đốt,..

Vào mùa thu (tháng 9-10), ở nước ngoài các thùng chứa đầy dầu để sưởi ấm mùa đông, và giảm dần đến cuối năm (mùa xuân). Nếu mùa đông kéo dài hơn dự kiến, thì dầu sẽ đạt đỉnh khi nhu cầu sử dụng tiếp tục tăng. Đặc biệt tháng 3, giá dầu sẽ tăng mạnh vì đây là thời điểm du lịch, nhu cầu sử dụng dầu sưởi ấm và dự trữ tăng cao.

Mặt khác, khả năng thay thế các loại hàng hóa khác nhau cũng sẽ tác động đến nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ: nếu giá thịt bò tăng, nhu cầu tiêu dùng thịt heo tăng.

Một ví dụ khác, thịt nạc và gia súc sống có sự tương quan nhau, nên xu hướng giá thịt nạc sẽ phản ánh luôn xu hướng giá gia súc sống

mở tài khoản live Saigon Futures

4. Những yếu tố khác biến động giá theo tính thời vụ

Tại các thị trường trái phiếu hoặc cổ phiếu:

Khi các quỹ đầu tư luôn có gắng đẩy giá cổ phiếu lên cao. Cổ tức vào thời điểm chuyển giao, và lãi trái phiếu sẽ chảy vào thị trường chứng khoán làm giá giao dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây được gọi là “hiệu ứng kỳ nghỉ”: vào những thời điểm nhất định trong năm, các quyết định đầu tư được đưa ra tự do và dễ dàng hơn và thị trường bị ảnh hưởng bởi nó.

Biểu tình cuối năm, bầu cử hay các thời điểm ra báo cáo tài chính quan trọng .. cũng là yếu tố có tính chu kỳ làm thay đổi giá.

Xu hướng biến động giá theo thời vụ là kết quả của nhiều quyết định đầu tư . Những thay đổi trong những hoàn cảnh nhất định như: đổi mới kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể dẫn đến thay đổi giá theo mùa, sở thích mua sắm của người tiêu dùng hoặc các xu hướng thời trang, dinh dưỡng..

III. Làm thế nào để đầu tư hiệu quả theo tính thời vụ?

thoi vu

Các sự kiện, yếu tố cung-cầu mang tính khách quan và chủ quan luôn lặp lại liên tục, do đó phân tích, đánh giá và so sánh dữ liệu tại từng giai đoạn là điều vô cùng cần thiết.

Điều quan trọng, nhà đầu tư phải xem xét tình hình thị trường hiện tại và đặt câu hỏi về các giá trị mà các yếu tố theo tính thời vụ mang lại ở mức độ nào? ảnh hưởng như thế nào đến thị trường hàng hóa phái sinh?

Trong thời điểm cực kỳ biến động như chúng ta hiện đang trải qua cuộc khủng hoảng Covid-19, phân tích thống kê cần được xử lý hết sức thận trọng.

Để sở hữu danh mục đầu tư hiệu quả, an toàn, gọi ngay Hotline 028 66860 068 để nhận tư vấn

Chúc các NĐT luôn tự tin, quyết đoán và có những quyết định đầu tư đúng đắn

mở tài khoản giao dịch hàng hóa - footer

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công Ty Cổ Phần Saigon Futures

  • MST: 0315173341.

  • Hotline: 028.6686.0068

  • Email: [email protected]


  • Fanpage: Saigon Futures Inc.
  • Youtube: Saigon Futures.
  • LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm.
  • Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

  • VPGD Hà Nội: Tầng 9, Tháp A, tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

  • VPGD Sài Gòn: Tầng 1 tòa nhà Master Building, 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.