Thông tin điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa qua các năm xét tuyển – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên

 

1. Điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa qua những năm xét tuyển

Quản lý văn hóa là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý văn hóa, tổ chức, điều hành những hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đây là ngành học mới trong hệ thống đào tạo nhân lực, song lại được nhiều bạn thí sinh quan tâm.

Để giúp bạn tìm hiểu điểm chuẩn của ngành, bài viết xin chia sẻ điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa tại những cơ sở đào tạo qua các năm xét tuyển. Cụ thể như sau:

thong-tin-diem-chuan-nganh-quan-ly-van-hoa-qua-cac-nam-xet-tuyen

Điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa tạo nhiều gợi mở cho thí sinh

Điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa năm 2018

  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

  • R00: 32 điểm

  • C00: 15 điểm

  • N00, H00, R00: 25 điểm

  • Đại học Văn hóa Hà Nội

  • D01, D78: 24 điểm

  • N00: 23 điểm

  • N05: 21 điểm

  • C00: 18 điểm

  • D01, D78: 18 điểm

  • Đại học Nội Vụ

  • C20: 19 điểm

  • C00: 19 điểm

  • D01: 16 điểm

  • D15: 16 điểm

  • C00: 16 điểm

  • Đại học Đồng Tháp: 18 điểm

  • Đại học Hạ Long: 14.50 điểm

  • Đại học Vinh: 14 điểm

Điểm chuẩn ngành Quản lý Văn hóa năm 2017

  • Đại học Nội Vụ

  • C00: 25.75 điểm

  • Đại học Văn hóa Hà Nội

  • C00: 25 điểm

  • D01: 22 điểm

  • N00: 22 điểm

  • Đại học Văn hóa- Nghệ thuật Quân đội: 23.25 điểm

  • Đại học Văn hóa TPHCM: 21 điểm

  • Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: 18 điểm

  • Đại học Hạ Long: 17 điểm

  • Đại học Tân Trào: 15.50 điểm

  • Đại học Đồng Tháp: 15.50 điểm

Trên đây là thông tin điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa năm 2018 và 2017. Có thể thấy điểm chuẩn của ngành ở mức trung bình, tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển.

2. Phương thức tuyển sinh ngành Quản lý văn hóa

Cùng với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, phương thức tuyển sinh đầu vào của ngành cũng có nhiều thay đổi.

Theo đó, ngành Quản lý văn hóa được tuyển sinh theo 2 hình thức: Một là xét kết quả thi THPT Quốc gia. Hai là xét điểm học bạ THPT.

Với phương thức xét điểm thi THPT Quốc gia, ngành xét tổ hợp môn đa dạng. Cụ thể, ngành Quản lý văn hóa xét những khối sau:

Thông tin điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa qua các năm xét tuyển

Ngành Quản lý văn hóa có tổ hợp môn xét tuyển đa dạng

  • C00: Văn- Lịch sử- Địa lý

  • D01: Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh

  • R00: Ngữ văn- Lịch sử- Năng khiếu báo chí

  • N00: Ngữ văn- Năng khiếu âm nhạc 1- Năng khiếu âm nhạc 2

  • H00: Ngữ văn- Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật

  • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh

  • D78: Ngữ văn- Khoa học xã hội- Tiếng Anh

  • N05: Ngữ văn- Xây dựng kịch bản sự kiện- Năng khiếu

  • C20: Ngữ văn- Địa lý- Giáo dục công dân

  • D78: Ngữ văn- Khoa học xã hội- Tiếng Anh

  • D15: Ngữ văn- Địa lý- Tiếng Anh

Sự đa dạng tổ hợp môn xét tuyển đem đến nhiều thuận lợi cho thí sinh. Các bạn thí sinh có thể chọn lựa tổ hợp môn xét tuyển mình có lợi thế nhất.

Với phương thức xét học bạ THPT, mỗi trường lại có quy định khác nhau. Có trường xét điểm năm lớp 12, có trường xét điểm 3 năm học THPT, có trường xét tại một số môn học/ kỳ học nhất định. Vì thế, để tìm hiểu cụ thể, thí sinh phải căn cứ vào thông tin tuyển sinh của từng trường cụ thể.

3. Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý văn hóa, tổ chức, điều hành hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chương trình học gồm những học phần sau:

Kiến thức giáo dục đại cương

  • Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

  • Đường lối  văn hóa- văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam

  • Cơ sở văn hóa Việt Nam

  • Ngoại ngữ

  • Tin học đại cương

  • Văn hóa học đại cương

  • Xã hội học đại cương

  • Tâm lý học đại cương

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học

  • Dân tộc học đại cương

  • Mỹ học đại cương

Kiến thức cơ sở ngành

  • Mỹ thuật học đại cương

  • Âm nhạc học đại cương

  • Sân khấu học đại cương

  • Múa đại cương

  • Khoa học quản lý và Quản lý văn hóa

  • Văn hóa dân gian Việt Nam

  • Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

  • Quản lý nhà nước về văn hóa

  • Văn hóa gia đình

Kiến thức ngành

  • Chính sách văn hóa

  • Công nghiệp văn hóa

  • Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật

  • Marketing văn hóa nghệ thuật

  • Xây dựng văn hóa cộng đồng

  • Quản lý các thiết chế văn hóa

  • Quản lý lễ hội và sự kiện

  • Quản lý di sản văn hóa

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ nắm được kiến thức khoa học cơ bản nhằm đáp ứng việc tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, có kiến thức về khoa học quản lý, kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, xã hội học, thể thao và du lịch..

Đồng thời, có kỹ năng quản lý, nghiên cứu và đề xuất chính sách văn hóa, có kỹ năng điều hành các tổ chức quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật ở các cấp, kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng dân vận…để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Trên đây là thông tin điểm chuẩn và chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

 

https://credit-n.ru/order/zaymyi-prosto-kredit24-leads.html

Xổ số miền Bắc