Thủ Tục Xin Cấp Phép để Không Mắc Lỗi Thay đổi Kết Cấu Xe?

Lỗi thay đổi kết cấu xe là điều vẫn thường thấy trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên đây là một vấn đề khá nhạy cảm, vì nếu không am hiểu về luật pháp, về các thủ tục văn bản dễ dẫn đến việc mắc phải lỗi thay đổi kết cấu xe.

Vậy phải làm thủ tục xin cấp phép từ các cơ quan ban hành như thế nào để không mắc phải lỗi thay đổi kết cấu xe? Hãy cùng Muaban.net khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là lỗi thay đổi kết cấu xe?

Luật Giao thông đường bộ vẫn chưa giải thích rõ ràng về cách thức thay đổi kết cấu của phương tiện. Do đó, phải trực tiếp căn cứ vào các quy định về xử phạt hành chính với lĩnh vực này để xác định các trường hợp cụ thể được xem là sửa đổi kết cấu xe xe.

Tuy nhiên, theo một cách dễ hiểu, sửa đổi kết cấu xe là việc các chủ xe tự ý thay đổi kết cấu, cấu tạo của xe để trông xe đẹp hơn, độc đáo hơn hoặc làm cho xe thoải mái hơn mà chưa được cơ quan chức năng chấp thuận hoặc cho phép.

Việc thay đổi kết cấu xe là một vấn đề khá nhạy cảm, rất dễ bị nhầm lẫn giữa các hành động như lắp thêm phụ kiện, sửa chữa và bảo dưỡng xe, do đó ai ai cũng cần phải bổ sung thêm các kiến thức về pháp luật để không vi phạm lỗi cơ bản này.

lỗi thay đổi kết cấu xelỗi thay đổi kết cấu xe

Có được phép thay đổi kết cấu xe hay không?

Theo Khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008, thông báo về việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, bảo dưỡng hay nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân theo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường của nhà nước.

Theo đó, mỗi phương tiện được sản xuất và lưu thông cần phải đảm bảo đầy đủ theo các quy định về nhà nước ban hành và được được các cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Đáng chú ý, tại Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định rằng chủ phương tiện không được phép tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành cũng như hệ thống của xe không đúng so với thiết kế của các hãng sản xuất hoặc thiết kế về cải tạo đã được các cơ quan có chức năng phê duyệt.

Theo quy định nói trên, các chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu xe khác với thiết kế ban đầu đã được phê duyệt.

lỗi thay đổi kết cấu xelỗi thay đổi kết cấu xe

Lỗi thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu?

Mức phạt cho lỗi thay đổi kết cấu xe được áp dụng các mức khung hình phạt theo những cấp độ thay đổi kết cấu riêng, các loại phương tiện riêng biệt cũng như các chủ thể sở hữu phương tiện riêng. Và dưới đây là một số trường hợp vi phạm, tương ứng với số tiền phạt đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

Xe mô tô, gắn máy là loại phương tiện rất phổ biến ở nước ta, và hầu như đây cũng là loại thường xuyên gặp lỗi thay đổi kết cấu xe nhất, và có thể thấy được các mức phạt khi vị phạm như sau:

Có thể phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân và 600.000 – 800.000 đồng với các tổ chức là chủ của xe mô tô, xe gắn máy hay các loại phương tiện tương tự như xe mô tô có thực hiện hành vi thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng như Giấy đăng ký xe đã được cấp phép. Bên cạnh việc bị phạt tiền, thì các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về lỗi thay đổi kết cấu xe còn bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: khôi phục lại nhãn hiệu ban đầu, màu sơn đã được thông qua trong Giấy đăng ký xe.

Phạt tiền từ 800.000 – 2.000.000 đồng đối với các cá nhân và từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy cũng như các loại phương tiện tương tự xe mô tô, gắn máy thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Tự ý cắt, đục lại số khung, số máy của xe;

  • Tự ý tẩy xóa, sửa chữa và làm giả hồ sơ đăng ký xe;

  • Tự ý thay đổi kích thước khung, máy, hình dáng, đặc tính của xe;

  • Khai báo không trung thực hoặc sử dụng các giấy tờ, thông tin cá nhân giả để được cơ quan có thẩm quyền cấp lại biển số và Giấy đăng ký xe.

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác có vi phạm về quy định của phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu có hành vi điều khiển loại xe trái quy định tham gia giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng phương tiện để thực hiện hành vi nói trên còn bị áp dụng mức xử phạt bổ sung là tịch thu, giam phương tiện và Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

lỗi thay đổi kết cấu xelỗi thay đổi kết cấu xe

Đối với xe ô tô

Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với các cá nhân, và 600.000 – 800.000 đồng đối với các tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng cũng như các loại phương tiện tương tự xe ô tô có một trong những hành vi vi phạm sau đây:

  • Lắp thêm kính chắn gió, kính cửa xe mà không phải là loại kính an toàn được các cơ quan thông qua;

  • Tự ý thay đổi màu sơn, không đúng với màu sơn đã được ghi trong giấy đăng ký xe;

  • Không làm thủ tục khai báo, báo cáo với cơ quan đăng ký xe trước khi cải tạo xe.

Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với các cá nhân, 4.000.000 – 8.000.000 triệu đồng với các tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng cùng với các loại phương tiện tương tự xe ô tô khác, vấp phải một trong số các hành vi sau đây:

  • Tự ý cắt, hàn, gắn hay đục lại số khung, số máy; 

  • Đưa xe ô tô đã bị cắt, hàn, gắn hay đục lại số khung, số máy trái quy định của nhà nước tham gia giao thông;

  • Tẩy xóa, sửa chữa và làm giả hồ sơ đăng ký xe;

  • Tự ý thay đổi kích thước khung, máy, hình dáng, và đặc tính của xe.

Phạt tiền từ 8.000.000 – 10.000.000 đồng đối với các cá nhân, 12.000.000 – 16.000.000 triệu đồng với các tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng cùng với các loại phương tiện tương tự xe ô tô khác, vấp phải một trong số các hành vi sau đây:

  • Tự ý sửa chữa, thay đổi tổng thành khung xe, tổng thành máy (động cơ), hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống phanh, hệ thống chuyển động hay tự ý cải tạo về kết cấu, hình dáng, kích thước của phương tiện không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  • Tự ý thay đổi, sửa chữa tính năng sử dụng của xe

Lỗi thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?

Bên cạnh việc bị phạt tiền, người Điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện các hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như sau đây:

  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng theo điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

  • Tịch thu phương tiện tham gia giao thông, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng Điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, đối với trường hợp mắc lỗi thay đổi kết cấu xe trái quy định thì phương tiện có thể sẽ bị tịch thu xe và tước giấy phép lái xe theo các quy định kể trên.

lỗi thay đổi kết cấu xelỗi thay đổi kết cấu xe

>>> Xem thêm: Số khung, số máy là gì? Tầm quan trọng của việc kiểm tra số khung, số máy trong đời sống

Các trường hợp có thể thay đổi kết cấu xe hợp pháp

Theo các thông tin nêu trên, không loại xe nào có thể tự ý thay đổi kết cấu xe. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc thù và tính chất công việc, có một số loại xe sẽ được cơ quan có chức năng chấp thuận việc thay đổi kết cấu xe như: Xe khách, xe kéo, xe cẩu, xe ô tô hoặc xe gắn máy,… nếu như chủ phương tiện có nạp hồ sơ, thủ tục xin thay đổi kết cấu xe.

Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe ô tô, xe máy

Để không gặp phải lỗi thay đổi kết cấu xe, chủ phương tiện tham gia giao thông cần có hồ sơ, văn bản trình lên cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe

Theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định rõ ràng về cải tạo, sửa chữa phương tiện giao thông đường bộ, có thủ tục thay đổi kết cấu xe như sau:

Lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo gồm:

  • Thuyết minh về thiết kế kỹ thuật xe cơ giới đường bộ (bản chính) theo quy định được nêu ra tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;

  • Bản vẽ kỹ thuật của phương tiện (bản chính) theo quy định được nêu ra tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

Lập hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế gồm:

  • Văn bản đề nghị xem xét, thẩm định thiết kế phương tiện (bản chính) theo mẫu đã được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;

  • 04 bộ hồ sơ thiết kế phương tiện cơ giới cải tạo theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;

  • Tài liệu về thông số kỹ thuật, tính năng kỹ thuật của phương tiện cơ giới cải tạo và tổng thành, hệ thống cải tạo, bản thay thế (bản sao cần có xác nhận của cơ sở thiết kế);

  • Bản sao của cơ sở thiết kế với các giấy tờ như sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới nhập khẩu; Phiếu sang tên, di chuyển đối với các trường hợp đang làm thủ tục sang tên; hoặc các loại giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành các thủ tục nhập khẩu đối với những loại xe cơ giới đã qua sử dụng và được phép nhập khẩu nhưng chưa có biển số đăng ký.

Sau đó, nộp một bộ hồ sơ thẩm định thiết kế đến cơ quan, thẩm định thiết kế (cụ thể là Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải). Cơ quan có chức năng tiếp nhận và xem xét các thành phần có trong hồ sơ. Nếu thiết kế đáp ứng các yêu cầu, cơ quan thẩm định thiết kế sẽ cấp chứng chỉ thẩm định thiết kế sau 7 ngày làm việc sau, kể từ lúc nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế.

Trong trường hợp từ chối, cơ quan có chức năng sẽ thông báo bằng văn bản với lý do rõ ràng trong vòng 22 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định.

lỗi thay đổi kết cấu xelỗi thay đổi kết cấu xe

Nghiệm thu xe cơ giới cải tạo

Sau khi sửa đổi theo thiết kế đã được thẩm định, phương tiện phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hay đơn vị đăng kiểm xe cơ giới kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận sửa đổi. Với trường hợp cải tạo, tân trang lại toàn bộ buồng lái, thân và khoang hành khách của xe khách, thì tổ chức đó cần phải thông báo đến cơ quan chức đăng để kiểm tra và nghiệm thu trước khi hoàn thiện.

Hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo bao gồm:

  • Văn bản đề nghị nghiệm thu phương tiện cơ giới cải tạo cần theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;

  • Đối với trường hợp được miễn thiết kế theo quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 6 của Thông tư này cần phải có bản vẽ tổng thể giai đoạn sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập;

  • Ảnh tổng thể của phương tiện được chụp góc khoảng 45 độ phía trước và tại phía sau góc đối diện sau cải tạo; ảnh chụp các chi tiết và hệ thống, tổng thành cải tạo;

  • Biên bản nghiệm và thu xuất xưởng phương tiện cơ giới cải tạo;

  • Bảng kê các tổng thành và hệ thống thay thế mới theo quy định mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT;

  • Bản sao của cơ sở cải tạo về các tài liệu thông số kỹ thuật, tính năng kỹ thuật của phương tiện cơ giới cải tạo, các tổng thành, hệ thống thay thế, cải tạo và cung cấp tài liệu xác nhận về nguồn gốc xuất xứ của các hệ thống, tổng thành khi cải tạo;

  • Giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện như cần cẩu, xitec chở hàng có thể gây nguy hiểm, xitec chở khí nén và khí hóa lỏng cũng như các thiết bị chuyên dùng khác theo quy định.

lỗi thay đổi kết cấu xelỗi thay đổi kết cấu xe

Tiếp theo, nộp một bộ hồ sơ nghiệm thu phương tiện cải tạo đền với cơ quan kiểm định. Nếu sau quá trình kiểm tra, nghiệm thu được chấp nhận, Giấy chứng nhận cải tạo sẽ được cấp trong vòng 3 ngày làm việc sau khi hoàn thành nghiệm thu. Trong trường hợp không được chấp nhận, các cơ quan có chức năng sẽ có thông báo bằng văn bản sau 2 ngày, kể từ khi có kết quả.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về lỗi thay đổi kết cấu xe và thủ tục cần thiết để hoàn thiện hồ sơ cấp phép thay đổi kết cấu xe mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết để phục vụ cho công việc của mình sau này.

Ngoài ra, nếu đang quan tâm đến mua bán xe máy cũ, hãy theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất.

>>> Xem thêm: