Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính năm 2022

Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền để được ghi nhận về các thông tin đối với sản phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính năm 2022

Chủ thể có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu): tờ khai phải được viết bằng tiếng Việt, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền nộp đơn ghi đầy đủ thông tin và ký tên. Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả Ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ban hành
  • 02 bản sao chương trình máy tính được thu vào đĩa CD
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Quy trình đăng ký bản quyền phần mềm gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền phần mềm

Để biết được đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền phần mềm, các bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Trí Nam để được tư vấn chi tiết.

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Hồ sơ cần được soạn thảo bởi người có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính chính xác, tránh trường hợp hồ sơ sau khi nộp đăng ký sẽ bị trả về do những thiếu sót trong quá trình soạn thảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu sót, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính hoặc thông báo từ chối.

Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (đăng ký bản quyền phần mềm) là Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thời hạn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Theo quy định tại Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Về thời hạn của quyền tác giả được quy định như sau:

  • Đối với các quyền nhân thân quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ vô thời hạn
  • Quyền tài sản, quyền nhân thân quy định 3 Điều 19 đối với tác phẩm là phần mềm chương trình máy tính có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm tiếp theo sau năm tác giả chết.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính năm 2022 Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: [email protected] 

Xổ số miền Bắc