Thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa 2023

Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy thêm, học thêm bị xử lý vi phạm hành chính vì không thực hiện đúng thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa.  Có nhiều lí do dẫn đến sự việc này, một trong số đó là do các cá nhân, tổ chức chưa hiểu rõ quy định pháp luật. Việc không tuân thủ pháp luật khiến cho nhiều trung tâm dạy thêm, học thêm bị ảnh hưởng đến uy tín và thiếu đi niềm tin từ học sinh cũng như phụ huynh. Vậy nên, để tránh tình trạng này và giúp cho quý khách hàng hiểu rõ về các loại giấy tờ cần chuẩn bị, ngay bây giờ hãy cùng Công ty Luật ACC nghiên cứu các quy định về thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa?

1.Trung tâm bồi dưỡng văn hóa được hiểu như thế nào?

Về mặt từ ngữ thì “bồi dưỡng” là hoạt động bổ trợ, cung cấp, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả về một điều gì đó. Còn “văn hóa” mang rất nhiều ý nghĩa song ở đây văn hóa đề cập đến kiến thức trong các lĩnh vực được giáo dục trên ghế nhà trường. Từ đó thể hiểu bồi dưỡng văn hóa là các hoạt động bổ trợ, củng cố nâng cao kiến thức ngoài giờ học chính khóa trong trường- hay còn gọi là hoạt động dạy thêm, học thêm.

Hiện nay hoạt động này khá phổ biến căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

“Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”

2.Điều kiện thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Thứ nhất về cách thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa tương tự như hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục vì vậy trường hợp này phải đáp ứng những điều kiện giống như một doanh nghiệp để được thực hiện hoạt động. Pháp luật không quy định về mô hình kinh doanh của trung tâm bồi dưỡng vậy sẽ có hai lựa chọn là mô hình kinh doanh hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Tuy nhiên lưu ý rằng nếu thành lập theo hộ kinh doanh thì số lượng lao động không được vượt quá 10 người. Còn trường hợp thành lập trung tâm bồi dưỡng có trên 10 giáo viên hoặc quy mô vừa và lớn thì nên lựa chọn mô hình doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế.

Thứ hai về người tổ chức dạy thêm, học thêm:

+ Đối với giáo viên tại trung tâm phải là người có trình độ đã qua đào tạo theo tiêu chuẩn của một giáo viên dạy thêm.

+ Có đủ điều kiện sức khỏe đảm bảo cho việc dạy thêm.

+ Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật.

*Nếu trung tâm bồi dưỡng văn hóa có Giám đốc Trung tâm:

+Giám đốc có bằng tốt nghiệp Đại học, đã từng dạy học ít nhất 5 năm, có phẩm chất đạo đức, lý lịch rõ ràng, đặc biệt phải đảm bảo về năng lực quản lý, sức khỏe công tác, tuổi đời dưới 70 tuổi và có hộ khẩu thường trú tại nơi mở Trung tâm.

+Đặc biệt khi thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa, Giám đốc Trung tâm phải đã là giáo viên có kiến thức văn hóa về các lớp tổ chức dạy thêm, học thêm.

+ Giám đốc làm việc theo nhiệm kỳ 02 năm, tuy nhiên một người có thể đảm nhiệm trong nhiều nhiệm kỳ.

Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo theo quy định của pháp luật:

+ Địa điểm thành lập trung tâm bồi dưỡng đảm bảo an toàn cho người dạy và người học tránh nơi có hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; gần địa hình hiểm trở như xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh.

+ Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

+ Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT.

+ Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT.

+ Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

Thứ tư, điều kiện đối với giáo viên ở trung tâm văn hóa theo quy định Điều 30 Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT như sau:

+ Giáo viên của trung tâm bồi dưỡng phải là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng có kiến thức về trình độ các lớp dạy thêm, học thêm.

+ Giáo viên cơ hữu của trung tâm phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng cao đẳng, đại học phù hợp với chương trình được phân công giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên thỉnh giảng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.Thủ tục cấp phép hoạt động của trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Khi đã qua thủ tục thành lập doanh nghiệp thì chủ thể kinh doanh tiến hành thực hiện hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho trung tâm bồi dưỡng văn hóa để đảm bảo sự hợp pháp của doanh nghiệp khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Hồ sơ đề nghị gồm các giấy tờ sau:

+ Trung tâm chuẩn bị đơn xin cấp phép bồi dưỡng văn hóa (theo mẫu) có cam kết với UBND cấp xã về việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.

+ Danh sách trích ngang lý lịch của những người tiến hành tổ chức và hoạt động bồi dưỡng văn hóa và người đăng ký hoạt động bồi dưỡng văn hóa.

+ Đơn xin bồi dưỡng văn hóa bao gồm cả ảnh người đăng ký thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa, đơn này phải có xác nhận của cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.

+ Bản sao hợp lệ của các giấy tờ chứng minh năng lực chuyên môn, trình độ sư phạm của những người tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa.

+ Giấy khám sức khỏe của những người tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp hoặc do Hội đồng giám định y khoa cấp.

+ Kế hoạch, phương án về tổ chức hoạt động bồi dưỡng văn hóa có đầy đủ nội dung theo quy định.

+ Giấy tờ chứng minh việc sử dụng hợp pháp địa điểm để thực hiện hoạt động bồi dưỡng văn hóa như hợp đồng thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Một số giấy tờ cần thiết khác theo quy định

4.Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

+ Đối với các chương trình dạy thêm, học thêm cao nhất là chương trình trung học phổ thông thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

+ Đối với các chương trình dạy thêm, học thêm cao nhất là chương trình trung học cơ sở thì thẩm quyền thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Sau khi nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm rồi cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

5.Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Nếu hồ sơ hợp lệ- không thiếu sót giấy tờ cũng như đáp ứng điều kiện thì trong thời hạn 20 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được bộ hồ sơ hợp lệ sẽ ra quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Trường hợp nếu không cấp giấy phép cho trung tâm thực hiện hoạt động luyện thi đại học thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ, trả lời lí do bằng văn bản.

6.Các câu hỏi thường gặp về thành lập trung tâm bồi dưỡng

6.1 Nếu học sư phạm khoa âm nhạc mà chưa từng làm giáo viên tại trường học nào nhưng muốn mở lớp dạy thêm thì có cần xin cấp phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền không?

Hoạt động mở lớp dạy thêm về âm nhạc của bạn là hoạt động nhằm giúp cho người học nâng cao kỹ năng mềm, bồi dưỡng tài năng đặc biệt không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục mà cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong chương trình giáo dục.

Theo đó việc mở lớp dạy thêm về âm nhạc là tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Do đó cần xin cấp phép và đăng ký hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Quy định về thủ tục xin cấp và đăng ký hoạt động được cụ thể tại điều 7, điều 8 Thông tư 04/2014/ TT- BGDĐT ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

6.2 Doanh nghiệp thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa cho đối tượng học sinh THCS VÀ THPT thì có thể cấp cùng 1 giấy phép được không?

Như đã phân tích về thẩm quyền cấp giấy phép ở phần trước thì nếu mở trung tâm bồi dưỡng thì sẽ xét cấp học cao nhất của trung tâm, ở đây cấp trung học phổ thông là cấp cao nhất. Theo đó:

+ Đối với các chương trình dạy thêm, học thêm cao nhất là chương trình trung học cơ sở thì thẩm quyền thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

Vậy nên Doanh nghiệp chỉ cần nộp bộ hồ sơ cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm rồi cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

6.3 Trong thời hạn 20 ngày không nhận được quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm của cơ quan có thẩm quyền thì có thể làm gì?

Như đã phân tích trường hợp bạn không được cho phép hoạt động thì bạn sẽ nhận được văn bản thông báo về lí do không chấp nhận đó. Ngoài ra bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện của mình lên chính cơ quan ra quyết định, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan ra quyết định hoặc trực tiếp khởi kiện ra tòa án theo quy định của Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng hành chính.

6.4 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa không?

Với uy tín và niềm tự hào về dịch vụ của mình, Công ty luật ACC rât hân hạnh được cung cấp các dịch vụ pháp lí liên quan đến thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa. Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng những vấn đề sau:

– Thực hiện tư vấn những thắc mắc của khách hàng về thủ tục thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

–   Cung cấp thông tin về giấy tờ pháp lí cần thiết

–   Tiếp nhận thông tin quý khách hàng để soạn đầy đủ hồ sơ nộp về cơ quan có thẩm quyền xử lí.

– Xử lí các tình huống phát sinh và những yêu cầu của khách hàng…

Trên đây là những nội dung chi tiết nhất về hồ sơ thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa cũng như thủ cách thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa. Chúng tôi mong rằng những tư vấn của mình thực sự mang lại bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại gọi tới số hotline của công ty Luật ACC để nhận hỗ trợ kịp thời và trải nghiệm dịch vụ hài lòng nhất!

✅ Thủ tục:
⭕ thành lập trung tâm bồi dưỡng văn hóa

✅ Cập nhật:
⭐ 2022

✅ Zalo:
⭕ 0846967979

✅ Hỗ trợ:
⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:
⭕ 1900.3330

2.8/5 – (6 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin