Thủ tục, văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới đúng cách, chuẩn phong thủy
3.3/5 – (10 votes)
Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới vào ngày nào tốt? Hướng dẫn cách xem ngày, chuẩn bị thủ tục và bài văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới chuẩn và đầy đủ nhất
“Có nên thay bàn thờ gia tiên?”, “Cách thay bàn thờ gia tiên mới như thế nào”, “Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới ra sao”,… Đây là hàng loạt những thắc mắc của nhiều gia đình Việt khi đang có dự định thay thế bàn thờ gia tiên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và đi tìm câu trả lời chính xác, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới.
I. Có nên thay bàn thờ gia tiên mới không?
Cũng như nhiều nội thất khác, bàn thờ gia tiên sau thời gian dài sử dụng sẽ có dấu hiệu xuống cấp. Tuy nhiên, bàn thờ gia tiên đối với văn hóa Việt là vật phẩm linh thiêng, không thể tự ý thay đổi tùy tiện. Bởi vậy mà không ít gia đình cảm thấy lo lắng không biết phải xử lý thế nào về việc bàn thờ gia tiên xuất hiện những dấu hiệu hỏng hóc.
Thực tế, việc thay bàn thờ gia tiên khi bàn thờ đã cũ hỏng là một việc nên làm. Bởi nếu để tình trạng bàn thờ cũ hỏng sẽ ảnh hưởng tới quá trình nhang khói, thất lễ với các vị thần linh và tổ tiên. Theo đó, bàn thờ gia tiên nên thay khi:
- Bàn thờ mục nát không còn phù hợp với không gian linh thiêng
- Gia đình chuyển nơi ở khác mà không thể mang theo bàn thờ cũ thì có thể hóa bàn thờ cũ và làm thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới
Bàn thờ gia tiên đối với văn hóa Việt là vật phẩm linh thiêng, không thể tự ý thay đổi tùy tiện
II. Thay bàn thờ gia tiên vào ngày nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, thay bàn thờ gia tiên là việc hết sức trọng đại, do đó cần phải xem ngày thay bàn thờ gia tiên phù hợp với tuổi của gia chủ để tránh những điều rủi ro.
Trường hợp gia chủ chưa có kinh nghiệm xem ngày, có thể dựa vào lịch để tham khảo ngày tốt. Từ ngày tốt chọn ra một ngày phù hợp với tuổi và bản mệnh của gia chủ để tiến hành thay bàn thờ.
Trường hợp gia chủ muốn chính xác hơn, nên tìm đến những chuyên gia phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm, chuyên môn để chọn được ngày giờ thích hợp.
Theo các chuyên gia phong thủy, thay bàn thờ gia tiên là việc hết sức trọng đại, do đó cần phải xem ngày thay bàn thờ gia tiên phù hợp với tuổi của gia chủ
Xem thêm: Xem ngày tốt chuyển bàn thờ gia tiên
III. Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới
Để thay bàn thờ gia tiên, việc đầu tiên là gia chủ cần chọn ngày tốt, hợp với tuổi mệnh, sau đó chuẩn bị đầy đủ lễ cúng, văn khấn thay bàn thờ gia tiên và tiến hành cách thay bàn thờ gia tiên lần lượt.
1. Sắm lễ thay bàn thờ gia tiên mới
- Thịt luộc hoặc 1 con gà lễ
- 1 chân giò trước luộc chín
- 5 quả trứng gà ta để sống; 2 lạng thịt vai để sống (Khi nào lễ xong cần luộc chín luôn)
- 1 đĩa xôi trắng hoặc xôi gấc
- 3 lá trầu, 3 quả cau, rượu trắng, hương, đèn nến, tiền vàng
- 1 đĩa gạo muối (không trộn lẫn)
- 3 chén nước
- 5 quả tròn
- 9 bông hồng màu son
- 1 lạng chè ngon, 1 bao thuốc lá
- 5 lễ tiền vàng
- 1 bộ áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng
- 1 mâm cơm canh (không hành tỏi)
2. Văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ, đúng giờ tốt ngày lành, gia chủ đứng trước bàn thờ gia tiên cũ, chắp hai tay, cúi đầu, vái lạy thành kính với văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới dưới đây.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Sau khi cúng xin thay bàn thờ mới thì gia chủ tiến hành các thủ tục bốc bát hương và thay bàn thờ. Bàn thờ cũ không được tùy ý vứt bỏ mà phải có cách xử lý theo đúng quy chuẩn.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ, đúng giờ tốt ngày lành, gia chủ đứng trước bàn thờ gia tiên cũ, chắp hai tay, cúi đầu, vái lạy thành kính với văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới
3. Xử lý bàn thờ cũ
Việc thay bàn thờ mới đồng nghĩa bạn sẽ phải bỏ bàn thờ cũ đi và không được để bàn thờ cũ trong nhà. Khi đó, bạn cần phân loại những đồ vật có thể hóa bằng cách đốt hoặc chôn dưới đất. Tuyệt đối không bán đồ thờ cũ vì điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng tổ tiên.
4. Cúng tạ lễ thay bàn thờ gia tiên mới
Để hoàn tất thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới, sau khi thay xong gia chủ cần có lễ và văn cúng tạ thay bàn thờ.
Thông thường, thay bàn thờ gia tiên mới chỉ diễn ra trong một ngày trừ trường hợp gia chủ chuyển hẳn nhà qua nơi khác quá xa. Nếu không cùng ngày, gia chủ cần phải có mâm lễ tạ khi đã thay bàn thờ ở vị trí, nơi ở mới.
Để hoàn tất thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới, sau khi thay xong gia chủ cần có lễ và văn cúng tạ thay bàn thờ
Như vậy Nhà Đất Mới vừa cùng bạn tìm hiểu về các thắc mắc xoay quanh thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới. Hi vọng với những thông tin trong bài viết, các bạn có thể áp dụng một cách chính xác vào trong cuộc sống.
Ngoài những thông tin liên quan tới phong thủy, nhadatmoi.net hiện tại đang cung cấp tính năng đăng ký nhận tin và tính năng tìm tin rao mang đến những bất động sản phù hợp nhất với nhu cầu người dùng. Để trải nghiệm, hãy đăng ký ngay.
Trần Phương – Chuyên gia Bất Động Sản với hơn 10 năm trong nghề.
Sống tại Hà Nội. Hiện làm việc tại: Công ty cổ phần Nhà Đất Mới.
Những kinh nghiệm đúc kết về bất động sản sẽ được Trần Phương cập nhật chi tiết tại website: nhadatmoi.net. Hãy cùng theo dõi và đọc ngay thông tin để cập nhật thêm nhiều kiến thức!