Thư viện – Trường Đại học Mở Hà Nội

3

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM / PGS.TS Phạm Lan Oanh (CHỦ BIÊN)

H. : VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI, 2017

293 TR.

Phạm Lan Oanh

Môn học Cơ sở văn hoá Việt Nam và Lịch sử mỹ thuật Việt Nam cung
cấp cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về văn hoá và những kiến thức làm
nền cho việc tiếp nhận những tri thức liên quan đến văn hoá Việt Nam. Môn
học lựa chọn và phân tích những yếu tố cơ bản tác động lẫn nhau để hình
thành môi trường văn hóa Việt Nam, giúp sinh viên thấy được những đặc
trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và theo không
gian lãnh thổ. Từ đây có thể hiểu được con người Việt Nam qua việc sáng tạo
các giá trị văn hóa cổ truyền và hiện đại. Môn học có ý nghĩa thiết thực về
khoa học và hoạt động thực tiễn, góp phần hệ thống, bổ sung những vấn đề về
lý thuyết và phương pháp tiếp cận nghiên cứu văn hoá Việt Nam,c giúp sinh
viên có những nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa Việt Nam trong sự
phát triển của cá nhân và cộng đồng, nhận thức rõ bản sắc văn hoá dân tộc, bản
lĩnh của dân tộc, tin tưởng vào sự phát triển sự trường tồn của văn hoá dân tộc.
Phần kiến thức về Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam sẽ cung cấp cho sinh viên
những kiến thức cơ bản về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, giúp sinh viên cảm thụ,
hiểu và phân tích những nét đẹp độc đáo của mỹ thuật Việt Nam từ trước tới
nay qua một số hiện vật, và một số các tác phẩm tiêu biểu. Đồng thời cũng
khẳng định những đặc điểm riêng biệt của nền mỹ thuật Việt Nam. Nền mỹ
thuật đó chịu ảnh hưởng một số nền văn hóa xung quanh, tiếp nhận có chọn
lọc, kết hợp với văn hóa bản địa, tạo nên một phong cách sáng tạo mang đặc
điểm riêng của mỹ thuật Việt Nam.

Tài liệu số:1